Tranh cãi cách con dâu mời cơm trong ngày đầu, sai ở đâu mà mẹ chồng “giận tím mặt”?
Các quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Việt quả là không đơn giản.
Mới đây trên một trang mạng xã hội, xuất hiện bài viết khiến dân tình bàn tán xôn xao xung quanh việc “ Mời cơm như thế nào cho đúng” của cô gái trẻ trong ngày đầu về nhà chồng.
Cụ thể, trong bữa cơm đầu tiên cùng gia đình chồng, cô gái mời mọi người dùng bữa bình thường như bao bữa cơm khác. Hành động này tưởng chừng như một hành động thể hiện sự lễ phép rất đơn giản và không có gì lạ, tuy nhiên điều đáng bàn ở đây là cách cô gái mời.
Câu chuyện dở khóc dở cười về việc mời cơm của con dâu mới ngày đầu về nhà chồng. (Ảnh Blog Tâm sự)
Vậy, cách cô gái mời cơm có vấn đề gì mà khiến mẹ chồng phản ứng gay gắt đến vậy? Cách mời như thế này sai ở đâu? Bên dưới phần bình luận của bài viết, rất nhiều người đã đưa ra quan điểm.
“ Người Bắc là phải mời từng người trong gia đình, nếu nhà có cỗ mới được mời chung là: Các bác xong đến các cô, các chú, các dì.”
“Mời thế là sai rồi, làm sao người trong nhà đều như nhau, bằng vai phải lứa hết được. Còn có ông bà, bố mẹ, anh chị… Nhà có 2 vợ chồng với con như thế thì được chứ đây phải mời lần lượt từ trên xuống dưới.”
“Mời cả nhà ăn cơm thường là câu mời của bề trên. Còn phận con cháu thì phải mời rõ ràng, không được gộp như vậy.”
Bên cạnh các ý kiến lý giải, nhiều người cũng cho rằng người mẹ chồng quá gay gắt. Việc cô gái mời như thế này cũng không có gì là quá sai trái, có lẽ chỉ là chưa biết với nếp sống gia đình nhà chồng, chỉ cần nhẹ nhàng nhắc nhở để sửa là được.
“Theo tôi mẹ chồng nói vậy không nên, vì dâu mới nhập gia nhưng chưa nhập tục. Để lúc nào đó nói cho con hiểu lễ phép gia phong thì hay hơn.”
” Thật ra thì cũng không sai, nhưng tuỳ gia đình mỗi người quan niệm khác nhau, mẹ chồng nên từ từ chỉ bảo con dâu mới.”
Mời cơm là một trong những quy tắc ứng xử của văn hóa Việt thể hiện phép lịch sử với những thành viên trong gia đình trên bàn ăn. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Trên thực tế, việc mời trước khi ăn cơm là tục lệ, một trong những quy tắc ứng xử đã có từ xa xưa của người Việt. Nó thể hiện phép lịch sự, sự tôn trọng những người lớn tuổi cũng như những thành viên khác trong gia đình có mặt trên bàn ăn.
Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, nhiều nét văn hóa đã có sự thay đổi, biến hóa cho phù hợp với thời đại nhưng những “nếp ăn” của người Việt vẫn được nhiều gia đình gìn giữ.
Cách dùng đũa
Đầu tiên, khi ngồi vào mâm cơm, trẻ con sẽ làm việc so đũa cho người lớn, chú ý đầu đũa có đúng hướng hay không. Sau bữa ăn, mọi người đặt đũa xuống ngay ngắn, không nên để đũa bị so le hay xô lệch.
Đây là một nét tinh tế trong văn hóa dùng cơm của người Việt, nhưng sâu xa hơn đó thể hiện thái độ trân trọng với đôi đũa – vật dụng dân dã gắn bó với biết bao thế hệ.
Việc dùng đũa tưởng chừa đơn giản nhưng cũng có rất nhiều “nguyên tắc ngầm”. (Ảnh minh họa).
Trong bữa ăn, mỗi người sẽ có một đôi đũa riêng, nhưng thức ăn trên bàn, trên mâm thì là của chung. Vì vậy, cần giữ ý tứ khi ăn chung mâm với mọi người.
- Không dùng đũa gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng, mà đặt vào bát riêng trước.
- Không dùng đũa khuấy vào bát canh chung, xới lộn đĩa thức ăn chung hay mút đầu đũa rồi nhúng vào bát nước chấm chung. Việc này để giữ vệ sinh và lịch sự với mọi người trong gia đình.
- Không cắm đầu đũa dựng đứng vào bát. Việc làm này giống như việc chúng ta đang thắp nhang cho người đã khuất hoặc dùng khi đặt cơm cúng. Vì vậy tuyệt đối bị kiêng kị.
Cách xới, gắp thức ăn cho người khác
Trong bữa cơm gia đình, chắc chắn sẽ có những lúc ta xới cơm hay gắp thức ăn cho ông bà, bố mẹ. Việc làm này thể hiện sự quan tâm và yêu thương mọi người.
Về cách xới cơm, tưởng là dễ nhưng lại có những quy tắc mà không phải ai cũng biết.
Khi xới, không được xới 1 lần vì đây là cách dùng cho cơm cúng. Cơm phải vừa 2/3 bát, không được quá đầy hay quá ít. Nếu xới quá đầy sẽ có phần bất lịch sự, vì người được xới cho sẽ bị hiểu nhầm là tham ăn và cũng gây khó cho việc gắp các thức ăn khác.
Xới cơm không được xới 1 muỗng, không được xới quá đầy hay quá vơi. (Ảnh minh họa)
Nếu bạn muốn gắp thức ăn cho người khác, hãy sử dụng một đôi đũa khác hoặc đảo đầu đũa để đảm bảo vệ sinh và lịch sự hơn nhé.
Cách dùng bữa
Trong lúc dùng bữa cùng nhiều người, người Việt cũng có những quy tắc ứng xử để đảm bảo sao cho lịch sự nhất, đặc biệt là khi gia đình có khách.
Như đã nói ở trên, bát và đũa có thể là vật dụng riêng nhưng những đĩa thức ăn trên bàn thì là của chung. Vì vậy, mỗi khi định chọn một món ăn gì, hãy xem thật kỹ và đưa đũa xuống gắp ngay lập tức, tránh việc xới lộn hay lật qua lật lại đĩa thức ăn. Việc là này vừa mất vệ sinh vừa gây mất thiện cảm với người khác.
Chú ý những nguyên tắc ứng xử khi dùng bữa giúp cả nhà dùng bữa ngon miệng hơn. (Ảnh minh họa)
Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói, cũng không được thổi đồ ăn nóng mà phải múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa. Khi nhai, tối kỵ chép miệng hay tạo ra tiếng ồn khi ăn.
Dù là người trong gia đình hay khách đến chơi nhà, cũng nên tránh chê bai món ăn, bởi bất cứ câu chê nào cũng khiến người đã bỏ công sức nấu nướng cảm thấy thất vọng.
Tổng hợp
Em trai Công nương Kate tung ảnh cưới, kể chuyện về hôn lễ như mơ cho thấy gia đình cực kỳ hoàn mỹ của nàng dâu hoàng gia
Sau một thời gian giữ kín hôn lễ của mình, mới đây em trai Công nương Kate đã tiết lộ chi tiết về đám cưới đẹp như mơ vừa qua của mình.
Vào ngày 20/9, James Middleton, em trai Công nương Kate đã hé lộ những bức ảnh cưới tuyệt đẹp của mình trên tờ Hellomagazine. Hôn lễ của anh và vị hôn thê Alizée đã được tổ chức hôm 11/9 tại một vùng quê thanh bình của nước Pháp.
Một tuần sau đám cưới, James Middleton hiện tại đã tiết lộ chi tiết hơn về hôn lễ bí mật của mình. Trong tấm hình mới, cô dâu Alizée, 32 tuổi, xinh đẹp trong một chiếc đầm trắng thanh lịch, khoe vai trần gợi cảm. Kiểu tóc của cô cũng giản dị, nhẹ nhàng tạo nên khung cảnh yên bình, thơ mộng.
Điều đặc biệt là chiếc váy này chính là chiếc đầm mà bà Carole Middleton, mẹ Công nương Kate đã mặc cách đây 41 năm cũng trong ngày cưới của bà, diễn ra vào tháng 6/1980.
Cô dâu chia sẻ: " Tôi đã mặc chiếc váy trắng của mẹ chồng mình. Bà từng mặc nó cách đây 41 năm. Khi chúng tôi thảo luận về váy cưới, tôi đã thử mặc thử trang phục của bà và yêu nó ngay lập tức. Nó rất vừa vặn và phù hợp với những gì tôi mong muốn. Thật tuyệt vời khi tôi có thể sử dụng chiếc váy này trong ngày trọng đại của mình" .
Ảnh cưới của vợ chồng em trai Công nương Kate.
Sự giản dị và khiêm nhường của cô dâu được cho là phù hợp với gia đình nhà Middleton. Công nương Kate dù là một nàng dâu hoàng gia nhưng cô cũng thường xuyên tái sử dụng những trang phục, phụ kiện tồn tại từ nhiều năm. Thậm chí, 3 con của cô cũng nhiều lần xuất hiện trước công chúng bằng những trang phục cũ.
Trong khi đó, em trai Công nương Kate chia sẻ rằng, đám cưới của anh có 3 điều quan trọng nhất: " Với tôi, có 3 điều vô cùng cần thiết cho một bữa tiệc sau hôn lễ là âm nhạc, đồ ăn và rượu vang hảo hạng cùng những vị khách tuyệt vời. Chúng tôi may mắn có được cả 3 điều đó ".
Nói về ngày cưới của mình, James chia sẻ: " Chúng tôi không thể hạnh phúc hơn. Thật tuyệt vời khi được ăn mừng với gia đình và bạn bè. Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu, chúng tôi vẫn cảm thấy thoải mái khi cuối cùng ngày vui cũng đã đến ".
Gia đình Công nương Kate rất kín tiếng về hôn lễ của em trai.
James và vợ từng 2 lần trì hoãn hôn lễ vì đại dịch Covid-19. Trong ngày vui của em trai, Công nương Kate cùng chồng và 3 con đã bay sang Pháp để tham dự. Điều đặc biệt là không có bất kỳ hình ảnh nào của nhà Cambridge trong hôn lễ lọt ra bên ngoài. Công nương Kate không muốn làm lu mờ hôn lễ của em trai, mong cô dâu chú rể có được một hôn lễ trọn vẹn nhất.
Và cho đến thời điểm hiện tại vẫn không có hình ảnh nào của vợ chồng Công nương Kate và 3 con bị rò rỉ. Nàng dâu hoàng gia cũng không hé lộ bất kỳ thông tin nào liên quan đến em trai trên truyền thông. Nhiều ý kiến cho rằng, Công nương Kate đã được sinh trưởng trong một gia đình có nền tảng tốt. Các thành viên trong nhà Middleton đều giản dị và kín tiếng. Họ thực sự là một gia đình hạnh phúc khiến nhiều người ganh tỵ.
Thấy ảnh nóng trong điện thoại chồng cùng câu ỡm ờ của tiểu tam: "Em ngon hay chị ấy ngon", cô vợ kết hợp với mẹ chồng cho đôi "mèo mả gà đồng" ra bã! "Trái lại, chồng lại khiến em bao phen đau khổ. Thật sự em chán quá, có khi tự suy nghĩ bảo nếu chẳng phải gia đình chồng tốt thì em bỏ anh ta lâu rồi", cô vợ kể. Người phụ nữ có nhà chồng tuyệt vời Mới đây, một chị vợ chia sẻ bài viết về nhà chồng và câu chuyện xử lý...