Tranh cãi bố mẹ thất nghiệp đi nhặt ve chai nuôi 5 con bám trụ Sài Gòn
Theo Thanh Niên, vì dịch bệnh mà anh D.C (46 tuổi) ở Kiên Giang vốn làm nghề thợ hồ nay thất nghiệp dài dài. Vợ của anh là chị M.D (37 tuổi) cũng không có việc làm vì công ty trước đây đã giải thể.
Thế nhưng nhà anh chị lại có đến 5 đứa con nhỏ. Nguyên nhân cũng là tại cơ địa chị D. không chịu đặt vòng nên cứ có bầu là anh chị để. Song cũng vì thế mà việc bám trụ lại mảnh đất Sài Gòn đối với gia đình anh C. lại càng trở nên khó khăn gấp bội. Và thế là cả nhà phải làm công việc nhặt ve chai mỗi đêm để duy trì được cuộc sống hiện tại.
Cứ mỗi đêm, vợ chồng anh C. cùng cậu con trai út 4 tuổi lại đi khắp các tuyến phố nhặt ve chai. (Ảnh: Thanh Niên)
Cứ khoảng tầm 23h, khi nhiều người đang chăn ấm nệm êm thì anh C. lại rong ruổi trên chiếc xe máy cũ, chở theo vợ và cậu con trai 4 tuổi đi dọc nhiều tuyến phố. Gặp đống rác, anh C. dừng xe là cả nhà vội xuống đào bới, tìm kiếm.
Chị D. cho biết, cũng bất đắc dĩ mới phải làm nghề này vì hai vợ chồng đều thất nghiệp mà vẫn cần có tiền mua rau, mua gạo. Toàn bộ những chi tiêu khác đều trông chờ vào vỏn vẹn 4,5 triệu tiền lương của cô con gái lớn 19 tuổi đang đi làm điện tử.
Chị Dung chia sẻ thêm: “Bé út bám mẹ nên tôi đi thì nó đi theo chứ không chịu ở nhà với anh chị. Đưa con đi vậy cũng thấy tội con, nửa đêm khuya người ta ngủ hết, con mình thức khuya, thức hôm đi theo cha mẹ.”
Cậu bé ngơ ngác đứng cạnh canh chừng xe để cha mẹ làm việc. (Ảnh: Thanh Niên)
Đi qua mỗi đống rác, các hàng quán anh chị cũng chỉ nhặt được vài chai nhựa với mấy chục vỏ lon. Người nào thấy anh quen mặt, để riêng ra cho nhặt thì còn được nhiều. Mà thấy cảnh dắt theo con nhỏ đi đêm hôm, cũng nhiều người trách sao không để bé ở nhà ngủ.
Làm xuyên đêm như thế nhưng số ve chai anh chị lượm được cũng chẳng thấm vào đâu. Anh C. cho biết: “Đi cả đêm vậy, một tuần 7 ngày thì bán được 200-300 nghìn đồng, tuần nào nhiều bán được 400 nghìn đồng là mừng lắm, đủ tiền mua rau cỏ nấu cơm qua bữa.”
Video đang HOT
Công việc vất vả kéo dài suốt đêm nhưng số tiền kiếm được may ra thì đủ mua chút rau gạo. (Ảnh: V.P)
Anh C. cũng từng tính đi chạy xe ôm công nghệ nhưng ngặt nỗi lại không rành đọc chữ, mà làm xe ôm truyền thống thì lại không biết đường. Đã ba tháng nay gia đình anh nợ tiền nhà nhưng may mắn bà chủ trọ tốt bụng nên vẫn cho khất.
Cuộc sống chật vật là thế nhưng khi được hỏi tại sao anh chị không về quê, chị D. chỉ biết gượng cười, nói rằng cha mẹ ở quê cũng còn phải ăn nhờ ở đậu thì anh chị biết về đâu.
“Ở Sài Gòn không có việc thì còn đi lượm ve chai được, còn về quê ve chai đâu mà lượm, thôi ở trên này tới đâu hay tới đó” - chị D. bộc bạch.
Căn nhà nhỏ đi thuê nơi gia đình anh C. sinh sống. (Ảnh: Tin Tức)
Sau khi biết đến câu chuyện của gia đình anh C., không ít người bày tỏ sự cảm thông trước tình cảnh khó khăn chẳng ai muốn vì dịch Covid-19. Nhưng bất ngờ hơn là trong số đó cũng có không ít tranh cãi về việc khả năng kinh tế không có mà anh chị lại sinh nhiều con đến vậy.
Một bình luận cho hay: “Nói không phải chứ chả lẽ hai anh chị lại không biết kế hoạch hóa gia đình. Nhà đã nghèo thì phải cẩn trọng hơn trong chuyện này chứ. Nhưng dù sao cũng mong anh chị vượt qua khó khăn.”
Bạn N.H.Q cũng để lại ý kiến: “Những trường hợp thế này nên cần có kế hoạch hóa gia đình. Thấy vừa đáng thương vừa đáng trách. Nuôi 1 đứa đã khổ giờ còn 5 đứa trong khi cả hai vợ chồng đều thất nghiệp.”
Cũng chỉ mong dịch bệnh sớm qua đi, anh chị có việc làm trở lại. (Ảnh: V.P)
Dù sao cuộc sống khó khăn là điều mà không ai mong muốn cả. Ít ra thì họ vẫn kiếm tiền dựa trên sức lao động chân chính của mình thì không có gì đáng chê trách.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Xót xa 4 đứa trẻ cùng mẹ phiêu bạt trên xe nhặt ve chai khắp Sài Gòn
8 năm nay, ngày qua ngày họ gắn bó với xe nhặt ve chai, làm bạn với nó bất kể ngày lễ Tết để kiếm miếng cơm manh áo.
Người ta thường nói Sài Gòn là thành phố hoa lệ, hoa cho người giàu còn lệ cho người nghèo. Giữa một trung tâm sầm uất nhộn nhịp, những mảnh đời khốn khó nơi đây khiến khoé mắt ta không khỏi cay cay.
Câu chuyện của Linh chính là ví dụ điển hình nhất. Chưa đầy 30 tuổi nhưng chị đã có tới 5 lần sinh nở. Không may mất đứa con đầu lòng, 4 đứa trẻ còn lại cùng mẹ ngồi trên chiếc xe nhặt ve chai sống qua ngày.
Cùng mẹ phiêu bạt trên xe nhặt ve chai mỗi ngày. (Ảnh: Thanh niên)
Người mẹ đẩy 4 đứa con trên chiếc xe ve chai mưu sinh
Linh - một người phụ nữ mới 28 tuổi nhưng đã có tới 5 lần vượt cạn. Đứa con đầu vì sinh non nên chỉ ở với chị được 3 ngày thì mất.
Còn lại bé thứ 2 tên Lê Tấn Vũ (sinh năm 2013), bé thứ 3 là Nguyễn Thị Kiều Vy (sinh cuối năm 2014), bé thứ 4 là Nguyễn Hoàng Duy (sinh năm 2017) còn con trai út là Nguyễn Dương Thành Đạt (sinh năm 2020).
Căn nhà lụp xụp ở tạm của gia đình nhỏ. (Ảnh: Thanh niên)
Người phụ nữ ấy mỗi ngày đều miệt mài đẩy chiếc xe rồi nhặt ve chai kiếm từng đồng một. Cứ sinh xong được 5, 6 tháng là Linh lại dắt theo các con cùng rong ruổi ngoài đường mưu sinh.
Trước đó, chị và người chồng đồng tiên chỉ ở với nhau chứ không kết hôn. Sau có với nhau 4 người con (tính cả bé đầu tiên đã mất), người phụ nữ này đã quyết định mang theo con đi tìm cuộc sống mới bởi chồng vướng vào "chất cấm" không thể thoát được.
Người chồng dính vào "chất cấm" khiến chị quyết định đem con rời đi, tìm cuộc sống mới. (Ảnh minh hoạ - @hadu_)
Sau đó trên hành trình nhặt ve chai mưu sinh, Linh gặp được người chồng hiện tại và có với nhau đứa bé út tên Đạt. Thế nhưng vì cũng là người nhặt ve chai, lại còn có mẹ già bệnh cần chăm sóc nên người chồng thứ hai cũng chẳng thể che chở cho mẹ con Linh.
Linh chuyển về thuê trọ gần mẹ và chị ruột. Mẹ giờ đã yếu không còn sức chăm cháu nên chị chỉ có thể mỗi ngày đem theo hết thảy 4 đứa con đi nhặt ve chai cùng minh.
Chị Linh cùng các con về cạnh mẹ đẻ để tiện bề chăm sóc. (Ảnh: Thanh niên)
Vậy là, ngoài căn nhà trọ lụp xụp, cũ kỹ thì chiếc xe đẩy nhặt ve chai chính là ngôi nhà thứ 2. Gắn bó với nhau hơn 8 năm trời, chiếc xe đã là công cụ mưu sinh không thể thiếu của gia đình nhỏ này.
Để các con có thoải mái trên chiếc xe đẩy, chị thiết kế thêm phần mái che để chắn nắng tới bọn trẻ. Ngoài ra Linh cũng làm thêm chiếc võng để bé út có thể an tâm lớn khôn khỏe mạnh.
"Con mong có quần áo tết"
Dù hoàn cảnh có khó khăn thế nhưng điều may mắn chính là những đứa con của Linh đều rất hiểu chuyện. Mỗi đứa trẻ đều ý thức việc tự chăm sóc lẫn nhau
Mỗi ngày, người phụ nữ khắc khổ này chỉ mong mấy đứa nhỏ được ăn no, còn mình sao cũng được. Chị biết bản thân không cho chúng được đi học chữ, thế nhưng sẽ cố gắng lo lắng bữa cơm, có ngon ăn ngon, dở ăn dở không bỏ đứa nào.
Giữa Sài Gòn tấp nập, hoa lệ, hoàn cảnh của gia đình nhỏ khiến người ta xót xa. (Ảnh: Thanh niên)
8 năm ròng, mấy mẹ con đều đi nhặt ve chai ngày qua ngày, bất kể ngày lễ Tết. Đối với những gia đình khác, Tết là để sắm sửa đồ mới, sum vầy ấm no, còn với gia đình nhỏ của Linh, chị chỉ chờ người ta từ thiện bánh kẹo, quần áo vì chẳng đủ tiền mua.
Chia sẻ với Thanh niên , chị nghẹn ngào nói: "Ngày Tết thường có những người làm từ thiện đi phát bánh kẹo này kia thì mình có, rồi mấy chỗ người ta cho lấy áo quần miễn phí này kia thì mình cũng vào lựa cho mấy đứa con và cả mình vài bộ áo quần".
Cảnh tượng 4 đứa bé ngày qua ngày lấy xe nhặt ve chai làm nhà, phiêu bạt khắp đất Sài thành cùng mẹ khiến dân tình không khỏi xót xa. Mong rằng, ngày càng nhiều mạnh thường quân đưa tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như gia đình chị Linh.
Hãy tham gia ngay cộng đồng Việt Nam Ơi để chia sẻ, đón đọc những câu chuyện khác nhé.
Người cha nghèo 18 năm nuôi con bị teo não bẩm sinh được hỗ trợ mua ghe mới: 'Còn dư tiền sẽ chữa bệnh cho con' Khi biết có nhiều tấm lòng tốt đang âm thầm giúp đỡ mình, chú Bằng rất xúc động và biết ơn. Những ngày qua, câu chuyện của em Nguyễn Thị Kiều Loan (18 tuổi) bị teo não bẩm sinh hằng ngày theo cha rong ruổi nhặt ve chai trên sông gây xúc động với nhiều người. Clip: Cuộc sống của gia đình bé...