Tranh cãi biếu Tết nhà nội, nhà ngoại và “hiến kế” của các nàng dâu
Không ít cặp vợ chồng mỗi khi đến Tết là lại tất bật, lo sắm sửa và tiền biếu Tết nội ngoại hai bên. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc góp Tết, biếu Tết cũng được vợ và chồng đều cảm thấy thoải mái.
“Cảm giác bên trọng bên khinh”
Đó là lời chia sẻ của chị Hồng Nhung (Sơn La), chị chia sẻ chị lập gia đình cách đây 2 năm, nhà chồng chị quê ở Bắc Giang. Vợ chồng chị ngày thường chung sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng, cứ mỗi khi đến Tết là gia đình lại “khúc mắc” chuyện góp Tết hai bên nội ngoại.
Chị Hồng Nhung tâm sự: “Con gái đi lấy chồng là theo nhà chồng, chỉ có dịp lễ Tết mới có cơ hội để báo hiếu lại nhà ngoại. Tết đến, tôi thường bàn chồng là “biếu nhà ngoại 10 triệu tiêu Tết, nhà nội 5 triệu” nhưng chồng tôi không đồng ý, chồng có nói phải chu toàn cho nhà chồng nhiều hơn. Một là cho bằng nhau hai là không cho. Điều này khiến tôi vô cùng chạnh lòng”.
Tranh cãi chuyện biếu Tết, góp Tết nhà nội nhà ngoại (Ảnh minh hoạ).
Theo lời chia sẻ của chị Nhung, con gái một khi đã đi lấy chồng thì việc đầu tiên là chu toàn nhà chồng. Nhưng, bản thân chị cũng muốn làm trọn đạo hiếu với nhà ngoại, bố mẹ đẻ… ấy vậy mà chồng của chị không hiểu, khiến chị có cảm giác bên trọng bên khinh.
Tương tự trường hợp của chị Hồng Nhung, chị Thu Thuỷ (Thái Bình) phàn nàn: “Vợ chồng tôi đã không ít lần tranh cãi nhau chuyện góp Tết nhà nội, nhà ngoại. Thậm chí, có lần chúng tôi giận nhau đến cả tuần vì cứ tôi đưa ra việc góp nhà ngoại nhiều hơn nhà nội một chút là anh ấy lại nói này kia”.
Chị Thu Thuỷ cũng bộc bạch, chị chỉ nghĩ đơn giản cả năm cả tháng đi làm dâu nhà chồng, phục vụ nhà chồng rồi thì ngày Tết biếu bố mẹ đẻ hơn chút ít cũng không sao. Thế nhưng, việc này lại khiến chồng chị không đồng tình, rơi vào trạng thái căng thẳng…
“Điều tôi lo sợ nhất chính là cả hai vợ chồng không tìm được tiếng nói chung trong việc biếu quà Tết nội ngoại, để tránh căng thẳng, tôi cũng đành xuống nước và làm theo ý chồng dù trong thâm tâm tôi không thật sự hài lòng”, chị Thu Thuỷ chia sẻ về giải pháp của mình.
Video đang HOT
Các nàng dâu “hiến kế”
Liên quan đến câu chuyện góp Tết, biếu Tết nhà nội nhà ngoại, chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, hotmom Nguyễn Ly Ly (Hà Nội) bày tỏ.
“Nhà tôi không có quy định góp Tết hai bên nội ngoại, mà là bản thân tự cân đối. Cuối năm khi chồng có tiền thưởng về thì tôi cân đối, biếu ông bà nội một ít, ông bà ngoại một ít để ông bà sắm sửa thêm”, chị Ly Ly bật mí chuyện biếu Tết nhà mình.
Chị Ly Ly luôn coi hai bên nội ngoại như nhau nên không bị khó xử.
Cũng chia sẻ thêm, chị Ly Ly cho biết gia đình chị không có chuyện tranh cãi biếu Tết nhà nội nhà ngoại, nhà nào hơn kém, ít nhiều: “Thường nhà tôi chia đều nội ngoại như nhau, hai bên đều sống tình cảm, chan hoà không gây ra sự ức chế, khó chịu cho nhau nên chuyện quà Tết, biếu Tết của gia đình tôi cũng rất nhẹ nhàng”.
5 năm làm dâu, chị Phan Chung (hiện đang là giám đốc kinh doanh tại Gia Lai) cũng khẳng định hai vợ chồng chưa hề tranh cãi gì việc biếu Tết nhà nội nhà ngoại.
Chị Phan Chung cũng thống nhất với chồng biếu Tết nhà nội nhà ngoại như nhau.
“Vì gia đình nhà nội và nhà ngoại gần nhau nên hai vợ chồng tôi đều ăn Tết hai bên, thường sẽ ăn Tết nhà chồng trước. Cha mẹ nào cũng là cha mẹ nên việc góp Tết, biếu quà 2 bên nội ngoại vợ chồng tôi đều thống nhất biếu như nhau. Thông thường, tôi hay mua quà bánh trái để sắp đặt lên bàn thờ tổ tiên. Quần áo cho cha mẹ hai bên. Còn năm nay, tôi biếu cả tiền và bánh kẹo”, chị Phan Chung chia sẻ về việc biếu quà Tết nội ngoại.
Việc góp Tết, biếu Tết không có công thức chung!
Trao đổi với PV, chuyên gia tâm lý Lê Thị Tuý cho rằng việc góp Tết không có công thức nào chung, mà tuỳ thuộc vào việc vợ chồng trao đổi phân chia nhau.
“Phải xác định, việc nhà nội nhà ngoại là việc của cả hai vợ chồng, cần phải liệt kê xem bố mẹ hai bên cần phải mua sắm thêm gì. Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại, việc đối nội đối ngoại không chỉ là việc của riêng người phụ nữ mà cần người chồng cũng san sẻ cùng. Có như vậy, mọi việc mới suôn sẻ và Tết diễn ra đầm ấm theo đúng nghĩa”, chuyên gia Lê Thị Tuý cho biết thêm.
Theo nguoiduatin.vn
28 Tết, mẹ chồng đã gọi điện giục con dâu: "Về nhà ngoại ăn Tết chưa, về sớm đi cho bà thông gia đỡ mong ngóng"
Có lẽ người ta nói đúng, phụ nữ không phải hơn nhau ở tấm chồng mà là hơn nhau vì có mẹ chồng tốt các chị em ạ.
Trước khi lấy chồng, mình cũng rất sợ phải làm dâu. Nghe nhiều đồng nghiệp than thở về mẹ chồng ghê gớm mà mình rất hãi hùng. Nhất là những bà mẹ chồng chưa bao giờ tâm lý, cho con dâu về nhà ngoại ăn Tết. Điều này dù yêu anh nhưng mình cứ lần lữa làm đám cưới mặc kệ anh giục giã.
Nhà mình bố mất sớm. Nhà chỉ có mẹ mình và cậu em trai đang học đại học năm thứ 2. Vì thế, mình sợ đi lấy chồng rồi chẳng có nhiều cơ hội về nhà. Nhưng trước sự giục giã, vun vén của mẹ chồng, đám cưới của chúng mình cũng được tổ chức.
Những ngày về làm dâu mẹ chồng của mình cũng may không hề căng thẳng mà rất thoải mái. Mẹ chồng mình là người thẳng tính, rất yêu thương các con. Nhà chồng mình khá đông người nhưng mọi người vẫn sống chung với nhau. Ông bà đang sống cùng vợ chồng anh trai trưởng. Con gái của bà cũng lấy chồng gần đó. Nhà chỉ có vợ chồng mình sống trên thành phố, xa gia đình khoảng 70km.
Mẹ chồng mình là người thẳng tính, rất yêu thương các con. Ảnh minh họa
Dù con dâu sống gần hay xa nhà, lúc nào mẹ chồng cũng đối đãi hệt như nhau. Bà quan tâm đến con dâu, đến cháu. Mỗi khi con dâu về nhà, bà thường dành thời gian nấu nướng, dọn dẹp để cho con nghỉ ngơi. Hay mỗi lúc lên thăm các con trên thành phố, bà luôn tay làm lụng đỡ đần các con. Thật sự mình coi mẹ chồng chẳng khác gì mẹ ruột. Vì bà gần gũi, chân chất nên có việc gì mình cũng gọi điện về chia sẻ, tâm sự với bà hoặc xin bà lời khuyên.
5 năm làm dâu mẹ chồng, chỉ có duy nhất năm đầu tiên về làm dâu là mình phải ăn Tết ở nhà chồng. Bởi vì mẹ chồng bảo, năm đầu tiên đón Tết nhà chồng để bà đưa dâu mới đi chào hỏi họ hàng cho biết. Thế nhưng chiều mùng 2 Tết, bà đã giục con trai đưa con dâu về ăn Tết bên nhà ngoại rồi.
Các năm sau, cứ đến những ngày sát Tết là mẹ chồng đã gọi điện lên giục con dâu về ăn Tết sớm với thông gia cho bà ngoại đỡ buồn. Thế nhưng biết thân phận làm dâu, trước Tết mình đều về nhà chồng chu toàn hết mọi việc. Sau đó đến chiều mùng 1 Tết thì vợ chồng kéo nhau về bên ngoại. Ở bên ngoại đến hết mùng 3 Tết thì 2 vợ chồng lại về nhà chồng ở đó cho tới lúc vợ chồng lên thành phố đi làm.
Như năm nay, mới 28 Tết, mình còn đang đi làm nốt ngày cuối cùng thì mẹ chồng đã gọi điện lên giục con dâu về Tết nhà ngoại sớm. Bà bảo, năm nay mình cứ về Tết nhà ngoại mà không cần về nhà nội. Rằng cứ ở đó ăn Tết với bà ngoại, đón giao thừa với bà ngoại đến chiều mùng 3 Tết thì về nhà nội.
Mình nói làm vậy sao được, mình sẽ vẫn ăn Tết nhà nội xong thì về ngoại nhưng mẹ chồng nói:
"Nhà bên này đông người nên con đừng cầu kỳ phải về nội ăn Tết cho đúng lễ nghĩa. Bên nhà ngoại chỉ có bà thông gia với cậu em, nên con về bên ấy đón giao thừa và ăn Tết với bà cho đỡ buồn".
Mẹ chồng còn bảo: "Mẹ cũng là đàn bà mà, cũng đi lấy chồng nên mẹ không thể ích kỷ như vậy. Mẹ biết con cũng có bố mẹ, có gia đình và anh em mình. Con không phải từ trên trời rơi xuống rồi lấy con trai mẹ đâu. Vì thế Tết này và Tết sau trở đi con cứ về nhà ngoại từ 19 Tết và ở đó đến chiều mùng 3 thì về bên nội nhé. Cả nhà không có ý kiến gì đâu".
Mẹ chồng bảo, năm nay mình cứ về Tết nhà ngoại mà không cần về nhà nội. Ảnh minh họa.
Nghe mẹ chồng tâm lý nói vậy mà mình vừa vui vừa mừng, vừa biết ơn mẹ đến rớt nước mắt. Quả đúng mình có mẹ chồng tâm lý, giục con về nhà ngoại ăn Tết như này chắc hiếm có mẹ chồng nào làm được. Bỗng nhiên mình cảm thấy yêu thương mẹ chồng nhiều hơn và quyết không làm gì để buồn lòng bà.
Tết này các chị em ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại vậy? Nếu các chị muốn về nhà ngoại ăn Tết với bố mẹ, mình nghĩ đó là nhu cầu vô cùng chính đáng, thì hãy thử nói chuyện với chồng, mẹ chồng xem sao. Chứ cứ ngồi đó khóc lóc với tủi thân thì giải quyết được điều gì?
Minh Anh
Theo phunusuckhoe.vn
Tết đến nhà nhà quây quần vui vẻ, còn tôi nuốt nước mắt bế con ra khỏi nhà giữa đêm đông buốt giá Ở quê tôi, phụ nữ ly hôn là một chuyện vô cùng hệ trọng. Những người phụ nữ bỏ chồng hoặc bị chồng bỏ thường không được xem trọng. Người ta nói Tết là để đoàn viên, để kéo những người thân trong gia đình quay trở về bên nhau. Còn với tôi, cái Tết năm nay thật đáng nhớ. Đáng nhớ vì...