Tranh cãi bất ngờ xung quanh câu hỏi “Khai giảng vào đầu thu hay cuối thu?” từ đề thi Tiếng Việt lớp 2
Xưa nay ai cũng nghĩ khai giảng là vào đầu thu, nhưng lại có bằng chứng cho 1 kết quả khác và khiến các bậc phụ huynh bỗng dưng lại phải đau đầu…
Trong 1 hội nhóm cha mẹ học sinh gần đây bất ngờ 1 câu hỏi được đặt ra: “Khai giảng vào đầu thu hay cuối thu?” từ 1 trích đoạn trong 1 đề thi môn Tiếng Việt lớp 2, khiến khá nhiều người ngỡ ngàng.
Từ xưa đến nay đa phần các cha mẹ vẫn nghĩ mùa tựu trường của các con là vào đầu thu, đó không phải là điều bàn cãi. Nhưng trong trích đoạn của đề thi này rành rành tác giả nói rằng khai giảng vào cuối thu. Từ đó mới nổ ra những tranh cãi xung quanh câu hỏi: “Khai giảng vào đầu thu hay cuối thu?”.
Đề thi môn Tiếng Việt lớp 2 có nội dung tranh cãi liên quan đến ngày khai trường.
Theo như những gì chúng ta nhìn thấy thì đề thi này là 1 đề môn Tiếng Việt lớp 2 của 1 thầy cô hay 1 trường tiểu học nào đó.
Video đang HOT
Cụ thể trong đề thi có 1 trích đoạn của tác giả Lê Phương Liên như sau: “Hôm nay, một ngày cuối thu đầy nắng. Gió chạy khắp sân trường gọi lá bàng háo hức. Nắng nhảy nhót trên những tán lá xanh, làm tươi lên cái áo vôi vàng của ngôi trường… Kết thúc bài giảng, giọng cô ngân vang: “Ngày mai, chúng ta sẽ khai trường, bắt đầu một năm học mới”.
Đây là 1 phần thi đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 2 và câu hỏi là: “Các bạn học sinh đón ngày khai trường vào thời gian nào?” .
3 đáp án được đưa ra để lựa chọn là: cuối thu, đầu đông, cuối hè.
Một phụ huynh khi nhìn thấy đề thi đã vô cùng ngỡ ngàng, vì có lẽ họ xác định được số đông cũng như mình vì luôn hiểu mùa khai trường là đầu thu. Nhưng trong trích đoạn trên lại khẳng định ngày khai trường là vào cuối thu. Thêm vào đó phần câu hỏi lại nhấn vào chi tiết này khiến cho nhiều phụ huynh cho rằng học sinh đều sẽ nghĩ khai giảng vào ngày cuối thu.
Nhiều ý kiến tranh cãi đã nổ ra sau câu hỏi này, theo suy nghĩ của nhiều người thì tháng 7,8,9 âm lịch mới là mùa thu. Và ngày 5/9 dương lịch là chưa hết tháng 7 âm, vậy thì phải hiểu ngày khai giảng là vào đầu thu mới đúng.
Có những phụ huynh còn tra cứu đàng hoàng: “Theo lịch vạn niên, tiết Lập thu năm 2021 bắt đầu vào ngày thứ Bảy, mùng 7 tháng 8 Dương lịch (tức ngày 29/06/2021 Âm lịch) và kết thúc vào ngày Chủ Nhật 22/08/2021 Dương lịch (tức ngày 15/07/2021 Âm lịch)”. Nhưng theo lịch tra cứu này thì ngày Khai giảng vẫn rất gần tiết Lập thu.
Một bài thơ của tác giả Nguyễn Bùi Vợi khẳng định ngày khai trường vào đầu thu.
Tuy nhiên, điều bất ngờ đã xảy ra là trong nhóm diễn đàn này lại có cháu của chính tác giả Lê Phương Liên, người viết trích đoạn kia (trong cuốn Những tia nắng đầu tiên) và đã được lý giải tường tận. Tác giả nói: “Bác viết bài này từ cách đây 50 năm. Khi ấy khai giảng vào cuối tháng 9, do học sinh đi sơ tán về Hà Nội muộn. Sau này mới có quy định là khai giảng vào 5/9″ . Vậy thì việc tác giả viết khai giảng vào cuối thu không có gì sai, có điều đặt vào hoàn cảnh thời nay thì có lẽ gây hiểu lầm cho nhiều người.
Điều thú vị tiếp theo xảy ra là nhiều phụ huynh sau khi nhận được lý giải này đã cho rằng tác giả bài viết quả là nhà tiên tri tài ba. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, nhiều phụ huynh đã nghĩ đến 1 lễ khai giảng muộn vì lũ trẻ nhà mình vẫn còn đang “sơ tán” ở nhà ông bà nội, ngoại, 1 năm học mới khởi đầu rất khác như khai giảng và học online hoặc khai giảng chậm là điều bình thường. Một số comment vui: “Năm nay thì chắc khai giảng cuối thu thật đấy các bác” hoặc “Mùa tựu trường là mùa thu, còn đầu hay cuối không quan trọng” …
Như vậy điều tác giả viết là hoàn toàn hợp lý ở thời kỳ ngày đó, còn bạn nghĩ khai giảng vào cuối thu hay đầu thu thực sự cũng không quá quan trọng.
Chuyện ngoài lề 1 chút, nhưng nhiều phụ huynh khi đọc cả trích đoạn này đều đã đồng loạt yêu thích giọng văn của tác giả và khen trong trẻo, dễ thương và gần gũi với thiếu nhi.
Giãn cách xã hội, phụ huynh chật vật tìm sách giáo khoa cho con
Chưa đầy 2 tuần nữa là đến ngày học sinh tựu trường và khai giảng năm học mới 2021-2022. Tại nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, việc đi mua SGK cho con của nhiều phụ huynh cũng gặp khó bởi tất cả các cửa hàng sách đều đóng cửa.
Những năm học trước, vào đầu tháng 8, chị Nguyễn Thu Loan, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã cùng con bọc sách, vở, ghi nhãn để chuẩn bị cho năm học mới. Thế nhưng năm nay, sát ngày tựu trường mà chị vẫn chưa nhận được sách giáo khoa của con, mặc dù đã đăng ký mua sách tại trường: "Đợt tháng 6, tháng 7 cô giáo có phổ biến hiện tại cũng có sách rồi, nhưng do giãn cách phụ huynh chưa qua trường lấy sách được. Hiện tại sắp sang năm học mới cô giáo chủ nhiệm cũng có đưa đường link sách giáo khoa online cho các con có thể tham khảo trước ở nhà. Mỗi lớp có một đường file và link riêng, các con lớp 1, lớp 2 thì phải có phụ huynh kèm thì mới có thể mở link sách để học".
Sách đã được vận chuyển đến trường học, nhưng do giãn cách xã hội nên chưa thể chuyển phát tới học sinh - đó là tình cảnh chung của nhiều học sinh ở Hà Nội hiện nay. Các nhà sách trên địa bàn thành phố vẫn đóng cửa, không thể mua được sách, vì thế, học theo sách điện tử trên mạng internet là giải pháp tình thế được nhiều nhà trường và học sinh buộc phải lựa chọn trong thời điểm này. Học sinh không được học trên sách in quen thuộc, đồng thời lại phải học trực tuyến qua mạng internet đã khiến việc dạy và học của cả giáo viên, học sinh đều bị ảnh hưởng.
Sách điện tử chữ quá nhỏ, nhiều hình vẽ bị mờ,... nên nhiều phụ huynh chật vật tìm kiếm sách giấy cho con qua nhiều kênh khác nhau, như: in sách trên giấy A4 từ bản sách điện tử trên mạng; xin, mượn sách cũ của bạn bè, người quen.
Trước lo ngại của học sinh, phụ huynh về việc không kịp có sách giấy cho con khi năm học mới đã kề cận, nhiều trường phổ thông ở Hà Nội đã dự kiến các giải pháp để chuyển sách tới học sinh.
Bà Đào Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Bế Văn Đàn cho biết: "Chúng tôi sẽ thông báo tới phụ huynh, những phụ huynh nào có thể qua trường lấy được sách thì chúng tôi sẽ tổ chức giãn cách để đảm bảo phòng chống dịch. Vì có những bố mẹ trên đường đi làm thì có thể rẽ qua trường để nhận. Nếu như trong trường hợp khó khăn nữa thì chúng tôi cũng đang dự tính tìm kiếm kênh phát- trả từ bưu điện Hà Nội".
Để kịp thời vận chuyển sách giấy, Cục Xuất bản in và phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) đề nghị sách giáo khoa thuộc nhóm hàng thiết yếu. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị các địa phương tạo điều kiện để các đơn vị vận chuyển sách đến nhà trường và học sinh trước năm học mới.
Dù không phải là tài liệu duy nhất, nhưng sách giáo khoa giống như "kim chỉ nam" cho cả thầy và trò trong giảng dạy, học tập. Vì thế, dù phòng chống dịch Covid-19 là cấp bách, quan trọng trong thời điểm hiện nay, nhưng các địa phương, cơ quan quản lý cũng nên tính đến giải pháp để đảm bảo vận chuyển, cung ứng đủ sách giáo khoa cho học sinh trước năm học mới, tránh tình trạng sách cất trong kho, còn học sinh, phụ huynh thì chật vật tìm sách cho con khi năm học mới đã cận kề như hiện nay./.
Ninh Thuận thiếu hơn 100 hiệu trưởng và hiệu phó các trường trong năm học mới UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định về khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022. Theo đó, các cấp học sẽ tựu trường vào ngày 1/9, khai giảng ngày 5/9, ngày bắt đầu năm học 6/9 và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2022. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận, hiện các điểm trường đang trưng dụng...