Tránh bỏ sót người thuộc diện được trợ giúp pháp lý
Tránh bỏ sót người thuộc diện được trợ giúp pháp lý (TGPL) khi họ cần giúp đỡ pháp lý, tạo cơ chế linh hoạt hỗ trợ các địa phương thực hiện công tác TGPL là những đề xuất của UBND TP Hà Nội sau thời gian thực hiện Đề án đổi mới công tác TGPL trên địa bàn TP.
Bảo đảm nguồn lực thực hiện TGPL
Sau khi Luật TGPL năm 2017 được ban hành, thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ và nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật TGPL và đạt những kết quả nhất định. Số lượng vụ việc TGPL tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 6/2020. Cụ thể, số lượng vụ việc tham gia tố tụng năm 2018 là 567 vụ thì năm 2019 là 612 vụ và 06 tháng đầu năm 2020 là 466 vụ.
Nguồn lực để thực hiện TGPL đã được đảm bảo nhất là đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý. Tỷ lệ số lượng Trợ giúp viên pháp lý hoàn thành chỉ tiêu tham gia vụ việc tố tụng tăng từ 50-60% lên đến 94,9% qua các năm. Có nhiều Trợ giúp viên pháp lý đạt chỉ tiêu khá và tốt. Điều này cho thấy đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý ngày càng trưởng thành và khẳng định được vai trò của mình trong việc thực hiện TGPL, nhất là lĩnh vực tham gia tố tụng. Chất lượng các vụ việc TGPL trong lĩnh vực tham gia tố tụng ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, nhận được sự phản hồi tích cực của người được TGPL.
UBND Thành phố cũng ngày càng quan tâm đến công tác TGPL: nguồn kinh phí dành cho hoạt động TGPL được tăng dần qua các năm; đã đề ra những giải pháp nhằm nâng số lượng và chất lượng công tác TGPL.
Video đang HOT
Sau năm năm thực hiện Đề án đổi mới công tác TGPL, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, ban, ngành đoàn thể và các tổ chức, cá nhân về công tác TGPL trên địa bàn Thành phố đã nâng lên. Đặc biệt, nhận thức của Các cơ quan tiến hành tố tụng 2 cấp đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, phối hợp tương đối chặt chẽ, thường xuyên với Trung tâm để thực hiện TGPL trong tố tụng. Qua đó, góp phần bảo đảm tính khách quan, toàn diện, đánh giá đúng bản chất của vụ việc, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trước pháp luật, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh oan sai, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng được TGPL.
Thực hiện Luật TGPL năm 2017, từ cuối năm 2017, UBND TP đã ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật TGPL trên địa bàn Thành phố. UBND Thành phố tiếp tục giao Sở Tư pháp tiến hành rà soát về tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước theo hướng tinh giản biên chế, hoạt động hiệu quả. Theo đó, Trung tâm TGPL đã tinh giản bộ máy một cách tối đa. Kết quả biên chế làm việc tại Trung tâm và các Chi nhánh hiện nay là 78 biên chế trên tổng sổ 84 biên chế được giao. Số trợ giúp viên pháp lý là 42 người.
Tháng 5/2020 UBND TP cũng đã giải thể Chi nhánh số 8 thuộc Trung tâm TGPL nhà nước thành phố Hà Nội. Hiện nay, Trung tâm TGPL nhà nước có 10 Chi nhánh đặt tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Mỗi Chi nhánh phụ trách hoạt động TGPL của từ 2- 3 quận, huyện.
Cần chuyên nghiệp hóa hoạt động TGPL
Bên cạnh những kết quả đạt được, UBND TP hà Nội cho biết công tác TGPL còn nhiều khó khăn. Đó là công tác truyền thông về TGPL đã được thực hiện bằng nhiều hình thức, tuy nhiên hiệu quả truyền thông chưa đạt được như mong muốn. Số lượng vụ việc TGPL có tăng mạnh nhưng vẫn chưa phản ánh được đúng nhu cầu TGPL của người dân trên địa bàn do nhiều người chưa biết đến TGPL và các tổ chức thực hiện TGPL.
Bên cạnh đó, một số Trợ giúp viên pháp lý còn trẻ, mới được bổ nhiệm nên chưa có nhiều kinh nghiệm dẫn đến chất lượng vụ việc TGPL chưa cao. Do đó cần có các giải pháp để đảm bảo chất lượng vụ việc TGPL. Chức danh Trợ giúp viên pháp lý còn rất mới trong nhận thức của người dân, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế về người thực hiện TGPL phải là Luật sư, dẫn tới sự nhìn nhận khác nhau giữa Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mới công tác TGPL, phù hợp với với Luật TGPL 2017 và tình hình thực tiễn ở các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ thì Bộ Tư pháp cần sớm tham mưu Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Đề án với mục tiêu tạo bước chuyển biến căn bản, đột phá trong việc nâng cao chất lượng, chuyên nghiệp hóa hoạt động TGPL đáp ứng yêu cầu cải cách Tư pháp, cải cách hành chính xây dựng nhà nước pháp quyền hội nhập kinh tế, quốc tế. Tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu, cơ chế đảm bảo quyền được TGPL, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL làm trọng tâm tránh bỏ sót người thuộc diện được TGPL khi họ cần giúp đỡ pháp lý, tạo cơ chế linh hoạt hỗ trợ các địa phương thực hiện công tác TGPL, lấy lực lượng Trợ giúp viên pháp lý làm nòng cốt thực hiện TGPL, Trung tâm TGPL là đơn vị điều phối, thực hiện hoạt động TGPL tại các địa phương.
UBND TP Hà Nội cũng đề nghị Bộ Tư pháp ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ TGPL đầy đủ, đồng thời, ban hành Kế hoạch TGPL cho từng nhóm đối tượng được TGPL để UBND Thành phố có căn cứ triển khai công tác TGPL trên địa bàn. Bộ cũng tham mưu cho Chính phủ duy trì và quan tâm đến chế độ bồi dưỡng cho Trợ giúp viên pháp lý, giúp họ yên tâm thực hiện công tác TGPL và nhiệm vụ chính trị được giao.
Đồng chí Trần Kim Yến tiếp tục giữ chức Bí thư Quận ủy quận 1
Ngày 24-7, Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận 1 lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 bế mạc sau hai ngày làm việc, với kết quả thành công tốt đẹp.
Ban Chấp hành Đảng bộ quận 1 nhiệm kỳ 2020-2025 ra mắt tại Đại hội
Đại hội đã bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới gồm 41 đồng chí. Tại hội nghị lần thứ nhất, Ban chấp hành đã bầu đồng chí Trần Kim Yến tiếp tục giữ chức Bí thư Quận ủy nhiệm kỳ 2020-2025.
Đại hội đã thông qua Nghị quyết, xác định mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất khu vực thương mại dịch vụ bình quân hàng năm tăng 15%; đến cuối nhiệm kỳ vận động tăng 30% cơ sở thuộc các loại hình dịch vụ du lịch khác (dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe,...) đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Quận phấn đấu tỷ lệ giải ngân từng công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hàng năm đạt từ 90% trở lên và đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án.
Trong lĩnh vực quản lý đô thị - môi trường, quận đặt mục tiêu hoàn thành theo thẩm quyền được giao trong công tác xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ đối với chung cư số 128 đường Hai Bà Trưng; số 23 đường Lý Tự Trọng; số 155-157 đường Bùi Viện. Đồng thời đầu tư, nâng cấp 71 hẻm, 45 vỉa hè.
Về an ninh trật tự, quận 1 đề ra mục tiêu kiềm chế và kéo giảm số vụ phạm pháp hình sự hàng năm từ 3% đến 5%; tỷ lệ phá án đạt 75% trở lên, trong đó án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 95% trở lên. Bảo đảm 100% tin tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được tiếp nhận, xử lý đúng quy định; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%.
Về xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, quận phấn đấu 100% hồ sơ được giải quyết đúng hạn; tỷ lệ người dân, tổ chức tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên từng lĩnh vực tại quận, phường đạt trên 50% và phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ đạt 90%.
Đặc biệt, quận sẽ tập trung thực hiện hiệu quả Đề án "Xây dựng Đô thị thông minh" tại quận 1. Giai đoạn 2020 - 2021 hoàn thành đầu tư các hạng mục như xây dựng hệ thống cảnh báo cháy thông minh; nâng cấp hệ thống camera an ninh thông minh; xây dựng hạ tầng Trung tâm điều hành đô thị thông minh; xây dựng hệ thống quảng bá du lịch thông minh; xây dựng hệ thống cảnh báo an ninh mạng.
Giai đoạn 2022 - 2025 hoàn thành đầu tư các hạng mục như xây dựng hệ thống phản ánh hiện trường; xây dựng hệ thống giám sát chỉ tiêu - BOC; xây dựng hệ thống giám sát thông tin báo chí; nâng cấp hạ tầng hệ thống máy chủ, ứng dụng nền tảng Data WareHouse.
Quận cũng phấn đấu kết nạp 800 đảng viên mới trong nhiệm kỳ; trong đó, quan tâm công tác kết nạp đảng viên trong lực lượng giáo viên, dân quân, thanh niên tại khu dân cư, người lao động trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước...
Hải Phòng cần đi đầu, sáng tạo trong cải cách hành chính Ngày 4/7, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính đã đi kiểm tra công tác thực hiện cải cách hành chính (CCHC) tại Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Hải Phòng, và Bộ phận một cửa UBND quận Ngô Quyền. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kiểm tra...