Tranh biếm họa Putin, Trump và Le Pen lên bìa báo Anh
Tuần báo Anh The Economist đã cho lên trang nhất bức tranh biếm họa theo chủ đề mới, trong đó mô tả biếm họa Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ ông Donald Trump, lãnh đạo “Mặt trận Dân tộc” của Pháp Marine Le Pen và người đứng đầu Đảng Độc lập của Vương quốc Anh là ông Nigel Farage.
Tranh biếm họa Putin, Trump và Le Pen lên bìa báo Anh (nguồn Ria Novosti)
Trang bìa của tuần báo có chủ đề “Chủ nghĩa dân tộc mới”. Trong số báo tuần này cũng có một bài viết cùng tên, trong đó đề cập đến tâm lý dân tộc chủ nghĩa đang tồn tại ở các nước lớn, nơi có cái nhìn bi quan về mối quan hệ quốc tế. Trong số các nước này, tác giả đã liệt kê ra Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Một bài báo trong mục được viết riêng về Marine Le Pen, người đứng đầu đảng cánh hữu cực đoan tại Pháp. Trong bài báo có tựa đề “Mối nguy lớn nhất của chủ nghĩa dân túy ở châu Âu” viết rằng giá trị tự do đã bị chà đạp xuống sát đất bởi “cuộc diễu hành của những người theo chủ nghĩa dân túy”.
Nhận định trên được tác giả bài báo dẫn chứng bằng việc bỏ phiếu cho sự kiện Brexit diễn ra vào tháng Sáu vừa qua và cuộc bầu cử đầy bất ngờ của Hoa Kỳ với phần thắng nghiêng về ông Trump, không như kết quả của các cuộc thăm dò dư luận và giới truyền thông khi dự đoán ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton thắng cử.
Tuần báo The Economist nổi tiếng với các bài báo gây tranh cãi của mình và những hình ảnh có phần gay gắt trên trang bìa. Tháng Mười vừa qua, tuần báo đã biếm họa hình ảnh những kẻ khủng bố “nhà nước Hồi giáo” IS đang tháo chạy khỏi Mosul để đến Syria nhằm thoát chết. Số báo cũng vẽ ông Putin với chiếc máy bay chiến đấu màu đỏ thay cho đôi mắt.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, Tờ The Washington Times của Mỹ cho biết Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sau lễ tuyên thệ nhậm chức sẽ có thể sát cánh cùng Nga trong việc tiến hành các cuộc không kích chống lực lượng khủng bố ở Syria.
Dựa vào các nguồn tin của mình trong Bộ Ngoại giao và Lầu Năm góc Mỹ, tờ The Washington Times đăng tải các thông tin cho biết, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, sau lễ nhậm chức vào ngày 20/1/2017, sẽ có thể khôi phục các thỏa thuận đã đạt được với Nga hồi tháng 9/2016 về việc cùng Nga tiến hành các cuộc không kích vào các vị trí của lực lượng IS ở Syria, đồng thời thành lập trung tâm hành động chung.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
Theo The Washington Times, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ Michael Flynn, người có thể giữ chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ cũng là người ủng hộ củng cố mối quan hệ Nga-Mỹ.
Trước đó, trong cuộc điện đàm trực tiếp, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Putin đã thống nhất về sự cần thiết phải liên kết các nỗ lực trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.
“Tổng thống Putin và Tổng thống Donald Trump đã chia sẽ sự cần thiết phải liên kết các nỗ lực trong cuộc chiến chống kẻ thù chung số 1- chủ nghĩa khủng bố quốc tế và chủ nghĩa cực đoan. Trong vấn đề này, chúng tôi đã thảo luận các nội dung giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria”- thông báo của Cơ quan Báo chí Điện Kremlin nhấn mạnh.
Chiến dịch của Nga ở Syria đang được đẩy mạnh khi lực lượng bổ sung từ Hạm đội Biển Bắc của Nga đã đến địa điểm cần thiết trên Địa Trung Hải. Trong hai ngày gần đây, các máy bay của Nga từ tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” đã tăng cường các cuộc không kích vào lực lượng IS ở Syria và thành phố Aleppo. Tàu khu trục “Đô đốc Grigorovich” cũng đã bắn nhiều tên lửa hành trình Kalibr để tiêu diệt IS ở Syria.
(Theo Dân Việt)
Donald Trump và cú 'dắt mũi' truyền thông ngoạn mục
Thái độ tiêu cực của các phương tiện truyền thông Mỹ đối với Donald Trump trong cuộc đua tổng thống đã đem lại lợi thế cho ứng cử viên đảng Cộng hòa - một người giàu kinh nghiệm về show thực tế và đã lợi dụng sự chú ý để hướng dư luận đứng về phía mình.
Tổng thống đắc cử Donald Trump là ông trùm về truyền hình thực tế.
"Giới tinh hoa truyền thông nghĩ rằng, họ định hình dư luận, và quả là họ đã định hình nhưng lại có lợi cho Trump. Những người dân chán ghét các phương tiện truyền thông hàng đầu hoàn toàn hài lòng với một ứng viên như vậy, họ không chú ý đến những thiếu sót của ông ta", hãng tin Sputnik dẫn lời Jeff Steinberg biên tập viên Executive Intelligence Review.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 cũng cho thấy đây là lần đầu tiên, các tờ báo chính thống ở Mỹ nghiêng hẳn sang một bên- đó là bà Hillary Clinton.
Trong số 100 tờ báo in hàng đầu của Mỹ, chỉ có 2 tờ đứng về phía ông. Có những tờ báo đã tuyên bố phá lệ lịch sử hàng chục, thậm chí cả trăm năm của mình để lên tiếng phản đối ứng viên đảng Cộng hòa. Còn nếu so sánh với đối thủ Hillary Clinton, người được hơn 200 tờ báo ưu ái, thì ông Trump chỉ nhận được sự ủng hộ của hơn 20 tờ, trong đó có những tờ chỉ ủng hộ mang tính nửa vời.
Ông Jeff Steinberg cho rằng, các thế lực truyền thông đã đánh giá thấp số lượng người Mỹ chán ghét báo giới. Để khôi phục lòng tin của công chúng, các nhà báo phải có "những phóng sự hay dựa trên thực tế", "không ngừng nói sự thật với chính quyền," Jeffrey Seglin, lãnh đạo các chương trình nghiên cứu truyền thông của trường chính phủ Đại học Harvard nói với Sputnik.
Nhưng, có lẽ điều đặc biệt, điều cũng chứng tỏ sự cao tay của Donald Trump, đó là Trump để mặc truyền thông tự tô vẽ hình ảnh phiến diện về mình. Trump hiểu người Mỹ nghĩ gì và đó là lý do ông không nhất thiết phải "đẹp trong mắt truyền thông" như bà Hillary Clinton. Đó cũng lại là lý do vì sao Trump chiến thắng.
Theo cuộc khảo sát của Sputnik.Mneniya, đại đa số người Mỹ (80%) cho rằng các phương tiện truyền thông thành kiến đối với một trong các ứng cử viên khi đưa tin về bầu cử tổng thống Mỹ.
Hơn một nửa số người Mỹ (59%) nói rằng truyền thông địa phương và truyền thông quốc gia đã thiên vị. Cuộc điều tra được tiến hành tại Mỹ bởi công ty nghiên cứu thị trường TNS UK dành cho hãng Thông tấn và Đài phát thanh Sputnik.
Theo khảo sát, 16% người Mỹ cho rằng các phương tiện truyền thông quốc gia ủng hộ một trong những ứng cử viên, và các phương tiện truyền thông địa phương khách quan hơn. 5%, ngược lại, cho rằng chỉ có phương tiện truyền thông địa phương thiên vị, còn truyền thông quốc gia thì không. Số lượng những người cho rằng các phương tiện truyền thông Mỹ đã đưa tin cân bằng về các ứng cử viên chỉ chiếm có 20%.
Cuộc khảo sát được tiến hành bởi công ty nghiên cứu TNS UK của Mỹ theo ủy nhiệm của Cơ quan Thông tin và Radio Sputnik ngày 3 đến ngày 7 tháng mười một năm 2016. Khi được hỏi, "nếu xem xét chiến dịch tranh cử tại Mỹ, bạn có nghĩ rằng, các phương tiện truyền thông đã thành kiến đối với một trong những ứng cử viên" đã khảo sát 1.012 người được hỏi trong độ tuổi từ 18 đến 64 năm. Sai số tối đa cho dữ liệu trong cả nước là /- 3.1%, mức độ tin cậy là 95%
Theo Danviet
Quyền lực Obama có bị suy giảm sau khi Trump đắc cử? Thời gian còn lại ở Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ còn đếm từng ngày. Vậy, trong khoảng thời gian ít ỏi còn lại, liệu Tổng thống Obama còn chút quyền lực nào không? Ngày 20/1/2017, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tại Đồi Capitol và gia đình Obama sẽ chính thức bàn giao chìa khóa...