Tránh 9 cử chỉ khiến người khác hiểu sai về bạn
Ấn tượng về bạn trong mắt mọi người sẽ được hình thành ngay trong 30 giây đầu tiên sau khi gặp bạn. Dưới đây là những ngôn ngữ cơ thể cần tránh để không khiến đối phương dễ hiểu sai về thông điệp truyền tải.
Người ta nói rằng ấn tượng về bạn trong mắt mọi người sẽ được hình thành ngay trong 30 giây đầu tiên sau khi gặp bạn. Ngôn ngữ cơ thể của chúng ta sẽ hơn cả lời nói giúp tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt người đối diện. Đó là lý do chúng ta nên tập trung xây dựng những ấn tượng tốt đẹp ngay từ giây phút đầu tiên. Dưới đây là những ngôn ngữ cơ thể cần tránh để không khiến đối phương dễ hiểu sai về thông điệp truyền tải.
1. Nhìn chằm chằm vào đồng hồ của bạn
Có không ít người từng làm điều này khi trò chuyện với người khác mà không hề biết rằng bản thân đang khiến người đối diện nghĩ rằng bạn vô cùng chán nản và mong nhanh nhanh chóng chóng thoát ra khỏi đó. Điều này thực sự không hay chút nào.
Nếu bạn đang vội, có việc gấp cần rời đi, hãy cho mọi người biết điều đó. Bạn có thể đặt lịch nhắc nhở trên điện thoại để không phải liên tục xem đồng hồ. Mọi người sẽ dễ dàng cảm thông hơn khi họ nhận thức được một tình huống hoặc vấn đề nhất định thay vì chỉ biết đối phương đang chằm chằm vào đồng hồ không lời giải thích.
2. Bắt tay yếu ớt, không chắc chắn
Một cái bắt tay yếu ớt sẽ gửi đi thông điệp rằng bạn không quan tâm đến người kia. Điều này càng tệ hơn khi đó là đồng nghiệp, đối tác của bạn và bạn tạo cho họ ấn tượng xấu về mình mà bản thân không hề nhận ra điều đó.
Hãy tạo cho mình thói quen bắt tay chắc chắn (nhưng không quá mạnh). Điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy có sự gắn bó với bạn và cảm giác mình được coi trọng. Bên cạnh đó, bạn nên cố gắng duy trì giao tiếp bằng mắt ở mức độ vừa phải. Tất nhiên, không ai cảm thấy thoải mái khi bạn luôn trừng trừng nhìn vào mắt họ.
3. Tạo khoảng cách giữa bạn và người khác
Đó là khi bạn có xu hướng giữ thứ gì đó giữa mình và người đối diện và điều này tạo ra một khoảng cách không cần thiết.
Ví dụ, nếu bạn đang cầm điện thoại hoặc sách, hãy để chúng sang một bên hoặc đặt trên bàn trong khi trò chuyện thay vì vừa cầm chúng vừa nói. Bạn sẽ không muốn đối phương nghĩ rằng họ đang làm gián đoạn việc của bạn và bạn đang rất muốn làm tiếp việc đó. Khi loại bỏ các vật dụng cản trở giữa 2 người, đôi bên sẽ cùng thấy gắn kết hơn.
4. Đến quá gần người khác
Nhớ rằng không gian cá nhân của một người sẽ là khoảng 45 cm đến 122 cm xung quanh người đó. Đây là phạm vi mà người lạ không được vượt qua nếu không được phép. Khi bạn vi phạm điều này, hành động đó đang khiến người kia cảm thấy khó chịu, mất thiện cảm với bạn. Rất có thể, họ sẽ nghĩ rằng bạn là người không hiểu các ranh giới và có xu hướng hung hăng. Tốt nhất, với những người không phải thân thiết, bạn nên giữ khoảng cách nhất định.
Video đang HOT
5. Nhặt xơ vải khỏi quần áo
Xơ vải dính trên quần áo đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái nhưng hãy để yên đó khi bạn đang gặp gỡ người khác. Việc vừa ngồi trò chuyện vừa không ngừng nhặt thứ gì đó trên quần áo dễ khiến đối phương hiểu rằng bạn hoàn toàn không quan tâm đến những gì họ đang nói.
Không chỉ vậy, người đó còn có thể nghĩ rằng bạn không tán thành ý tưởng của họ, thậm chí không muốn đưa ra những phản hồi chân thành. Không ai muốn bị người khác hiểu nhầm sự tôn trọng của mình cũng như bị đối phương thiếu tôn trọng phải không?
6. Xoa 2 tay vào nhau khi họp bàn công việc
Việc bạn xoa 2 tay vào nhau khi ai đó đang thuyết trình hoặc trình bày ý tưởng có thể truyền đi thông điệp rằng bạn không hề thấy ấn tượng. Người đó có thể thấy mất tự tin, ảnh hưởng đến đoạn thuyết trình sau đó.
Bên cạnh đó, hành vi này cũng dễ tạo ra khoảng cách giữa hai bạn. Vì vậy, thay vì xoa 2 tay vào nhau, bạn có thể đơn giản là để tay trên bàn, đùi hoặc dọc theo cơ thể.
7. Quay chân về hướng khác
Bàn chân của chúng ta hướng theo hướng của cơ thể và góc của chân sẽ cho thấy nơi bạn muốn đến. Nếu chân bạn hướng ra ngoài khi bạn đang trò chuyện với người khác, ngôn ngữ cơ thể này sẽ truyền tải đi thông điệp rằng họ không phải là ưu tiên của bạn.
Bạn có thể cần đi vệ sinh hoặc nghỉ trưa nhưng điều quan trọng là bạn đang trong cuộc trò chuyện với người khác. Hãy giữ cho đôi chân của mình hướng về phía người trò chuyện cùng và nói cho họ biết nếu bạn đột xuất phải rời đi.
8. Ngồi ở mép ghế
Cách bạn ngồi trong một cuộc họp công việc hay các bữa tối thể gửi thông điệp khác nhau đến người đối diện. Việc bạn chỉ ngồi ở mép ghế cho thấy bạn đang không cảm thấy thoải mái và tự tin vào bản thân cũng như ý kiến của mình.
Hãy ngồi thoải mái trên ghế và giữ tư thế thẳng lưng, thư thái. Bằng cách này, bạn sẽ cho mọi người thấy rằng bạn tự tin cũng như chắc chắn về ý tưởng của mình.
9. Không “bắt chước” hành vi của người khác
Ở đây chúng ta không nói đến việc sao chép hành vi của người khác máy móc như một robot. Nếu ai đó mỉm cười hay gật đầu khi trò chuyện với bạn, bạn có thể làm điều tương tự. Điều này sẽ giúp người đó cảm thấy được ủng hộ và tin tưởng, tiếp tục những gì đang nói với sự tự tin hơn nữa. Sao chép đối phương cũng là cách hay để bạn chiếm được thiện cảm cũng như hiểu hơn về đối phương và nhìn vấn đề từ góc độ của họ.
Đọc vị suy nghĩ người khác qua ngôn ngữ cơ thể hóa ra siêu dễ, chỉ cần nắm được 8 bí kíp này là có thể "bắt bài" được bất kỳ ai
Ngôn ngữ cơ thể con người vô cùng thành thật và để đọc được chúng không hề khó như bạn tưởng.
Lời nói có thể ngụy tạo nhưng ngôn ngữ cơ thể của con người thì thành thật hơn nhiều. Trong giao tiếp hằng ngày, nếu quan sát kỹ và tinh tế một chút thì bạn có thể đọc được tâm trạng, trạng thái của người đối diện. Dưới đây là một vài ngôn ngữ cơ thể phổ biến không khó để nhận ra nhưng lại cho biết khá chính xác suy nghĩ của con người.
1. Bắt tay
Ngay từ cái bắt tay chào hỏi đầu tiên đã có thể nói lên một số điều về người đối diện bạn. Trong ảnh trên là hai tư thế bắt tay hoàn toàn khác nhau và chúng ta có thể thấy thái độ của những người trong ảnh một cách khá rõ ràng.
Khi bắt tay đối phương, hãy quan sát vị trí lòng bàn tay của họ. Nếu lòng bàn tay hướng lên trên thì họ có thể là người khiêm tốn. Lòng bàn tay hướng xuống thì người đó thích thống trị, lãnh đạo hơn. Còn nếu bàn tay của cả hai người ở cùng một vị trí thì mới bình đẳng, trung lập. Nếu gặp phải kiểu người thống trị, chúng ta rõ ràng sẽ khó thuyết phục và thảo luận với họ hơn, nhất là trong mối quan hệ công việc.
2. Nụ cười
Để phân định đâu là một nụ cười giả tạo hay thành thật thì không thể chỉ dựa vào "cảm giác". Khi cười, con người sẽ sử dụng các cơ mặt. Nếu là nụ cười tự nhiên chân thành, cơ má sẽ được sử dụng nhiều. Vì thế mà phần khóe môi kéo lên, những nếp nhăn quanh mắt xuất hiện; da dưới lông mày có thể hơi đi xuống một chút.
Giờ thì cùng quan sát cách mà một người cười nhé. Chỉ với một cái nhìn tổng quan, thì rất dễ để bạn có thể tìm thấy được sự khác nhau của một nụ cười giả tạo và thật bởi vì những nhóm cơ sẽ chịu trách nhiệm cho việc này. Còn khi cười giả tạo thì chỉ có các phần cơ quanh môi được sử dụng để đẩy các góc môi ra xa nhau, còn phần trên của khuôn mặt không di chuyển đáng kể.
3. Xem xét kỹ các ngôn ngữ ký hiệu của đối phương
Không phải lúc nào con người cũng thành thật. Khi nói dối, sẽ có một số biểu hiện nhỏ đáng quan sát. Ví dụ nếu bạn thấy một người đang giơ ngón tay cái lên, vốn là mang ý đồng ý nhưng họ lại có đôi môi đang mím chặt thì đây không phải là một dấu hiệu tốt. Hay như khi một người nói rằng "đồng ý" nhưng kèm theo một cái nhún vai, rất có thể họ chỉ đang miễn cưỡng mà thôi.
4. Quan sát bàn tay
Nếu thấy người đối diện đang nắm chặt tay thành nắm đấm hay úp hai tay vào với nhau thì nhiều khả năng họ đang lo lắng hoặc tâm trạng không tốt. Ngay cả khi họ đang cầm vật gì đó thì cũng sẽ có xu hướng chắp hai tay vào nhau. Dù gương mặt, lời nói của họ đang cố tỏ ra bình thản thì những hành động nhỏ này vẫn có thể "lật tẩy" cảm xúc thật.
5. Nhìn vào lòng bàn tay
Vị trí đặt lòng bàn tay ở đâu, hướng về đâu cũng là một tín hiệu để đọc vị cảm xúc người đối diện. Nếu lòng bàn tay họ đặt trên khuỷu tay hay cánh tay thì có thể người đó đang bồn chồn, đang cố giữ trong lòng cảm xúc tiêu cực của mình. Hành động này là một nỗ lực của tiềm thức để giúp bình tĩnh và ổn định tâm trạng của họ.
Tương tự, hai tay hạ xuống, lòng bàn tay đan vào nhau cũng là dấu hiệu của người đang bị căng thẳng. Còn ở tư thế ngồi, việc một người đặt tay trên đầu gối, liên tục chuyển động có thể nói lên rằng người đó đang nóng lòng được kết thúc cuộc đối thoại.
6. Quan sát cách mà một người thay đổi vị trí để tay của họ
Khi chúng ta đưa hai tay ra sau lưng theo tiềm thức, con người đang phơi bày ra những bộ phận dễ bị tổn thương trên cơ thể. Một người sẽ có cử chỉ này chỉ khi họ hoàn toàn tự tin, thoải mái, thấy an toàn vào thời điểm đó. Nhiều khả năng họ không có gì để che giấu và họ hoàn toàn trung thực với bạn.
7. Nhìn những động tác nhỏ
Khi lo lắng, con người sẽ vô thức làm một vài động tác nhỏ để che đi sự bối rối của mình. Đàn ông thường chạm vào mặt, còn phụ nữ chạm vào cổ, quần áo và tóc.
8. Nhìn vào cách tạo dáng
Cách tạo dáng có thể cho thấy người đó đang lo lắng hay thoải mái. Nếu chân mở rộng thì nghĩa là họ cố gắng tìm một số cơ sở để lấy lại tự tin. Khoảng cách giữa hai chân càng lớn, họ càng lo lắng. Còn tư thế chân bắt chéo thì biểu hiện họ đang cảm thấy thoải mái và bình tĩnh.
Còn đối với bàn chân, nếu gót chân trên mặt đất, mũi chân thì hướng lên có nghĩa người này đang có tâm trạng tốt. Còn gót chân hướng lên, mũi chân ngang đất là tín hiệu cho thấy một người đang chuẩn bị hành động.
1 hành động bằng tay mà người thông minh luôn tránh làm, nhiều người lại vẫn mắc phải Theo các chuyên gia, bạn có thể thậm chí không nhận ra rằng tay mình đang làm hành động đó và nó thực sự khiến người khác khó tin tưởng bạn. Ngôn ngữ cơ thể có thể truyền tải rất nhiều thông điệp. Đặc biệt trong bối cảnh khẩu trang được sử dụng phổ biến như hiện nay, ngôn ngữ cơ thể càng...