Trang Wikileaks tiết lộ: Tình báo Mỹ đã theo dõi Nhật Bản
Theo thông tin từ Wikileaks, một số thông tin đã được chia sẻ với các đối tác tình báo của Mỹ như Australia, Anh, Canada và New Zealand.
Julian Assange – chủ trang Wikileak đã già đi rất nhiều so với các năm trước
Wikileaks – một trang web nổi tiếng là chuyên rò rỉ tin mật đã phổ biến các tài liệu mà họ nói cho thấy là chính quyền Mỹ đã từng cho tình báo theo dõi các giới chức và các công ty Nhật Bản.
Trang mạng Wikileaks 1/8 đã công bố một danh sách gồm 35 công ty, các cơ quan cấp bộ của chính phủ và các cá nhân mà Wikileaks đã thu thập và xác nhận là mục tiêu của các hoạt động do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).
Wikileaks nói thời gian diễn ra các hoạt động theo dõi bắt đầu từ năm 2006, thời điểm bắt đầu vào nhiệm kỳ đầu tiên của Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Một thông cáo của Wikileaks nói rằng những bản tin bị chặn lại có liên quan tới những đề tài như các quan hệ Mỹ-Nhật, các cuộc đàm phán thương mại và chiến lược chống biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Theo thông tin từ Wikileaks, một số thông tin đã được chia sẻ với các đối tác tình báo của Mỹ như Australia, Anh, Canada và New Zealand.
Hiện chưa có thông tin phản hồi nào về báo cáo này của Wikileak từ chính quyền Nhật Bản.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Tiêm kích không phải là đối thủ chính của F-35
Yếu thế trong không chiến chưa đủ để kết luận đặc tính của F-35 vì tiêm kích này con đươc thiêt kê đê đối pho với các mối đe dọa khác, đặc biệt là tên lửa phòng không.
F-35 là tiêm kích đa nhiệm có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ảnh:Wikipedia
CNN đưa tin, trong tháng 7, Thủy quân Lục chiến Mỹ tuyên bố rằng, phi đội tiêm kích tàng hình F-35B đã đat tới khả năng hoạt động ban đầu. Đây là một cột mốc quan trọng đánh dấu khoảng thời gian 21 năm kể từ khi Mỹ khởi xướng chương trình Công nghệ tấn công tiên tiến kết hợp (JAST), 18 năm sau hồ sơ mở thầu cho chương Tiêm kích tiến công kết hợp JSF, 13 năm sau khi Lockheed Martin nhận hợp đồng phát triển F-35.
Trước khi F-35 đạt đến khả năng hoạt động ban đầu, đặc tính kỹ chiến thuật của nó trở thành chủ đề tranh cãi gay gắt giữa giới quân sự trong và ngoài nước Mỹ. Đặc biệt, cuộc tranh luận trở nên nóng hơn sau thông tin F-35 không thể chiếm ưu thế trong không chiến giả định với F-16, loại tiêm kích mà F-35 sẽ thay thế.
Cuộc tranh luận về tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ không chỉ dừng lại ở góc độ đặc tính kỹ thuật mà còn ở khía cạnh chi phí. Dự án liên tục chậm tiến độ và đội giá. Tổng chi phí cho kế hoạch sản xuất 2.457 chiếc F-35 lên đến 400 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với dự toán ban đầu. Bên cạnh đó, Lầu Năm Góc phải chi thêm 1.000 tỷ USD để duy trì hoạt động cho số máy bay này. Điều đó đưa F-35 trở thành chương trình vũ khí đắt giá nhất lịch sử.
Lầu Năm Góc biện minh cho vấn đề chi phí bằng cách so sánh với chương trình EF-2000 Typhoon của châu Âu. Tiêm kích hiện đại nhất khối EU trải qua quãng thời gian phát triển tới 20 năm trước khi chính thức hoạt động từ năm 2003. Đơn giá mỗi chiếc Typhoon lên đến 87 triệu Euro (135 triệu USD), trong khi đó chi phí bình quân cho mỗi tiêm kích F-35 khoảng 106 triệu USD.
Nhiều mối đe dọa chờ đợi F-35
Những hệ thống phòng không tối tân như S-400 Triumf mới chính là mối đe dọa lớn nhất cho tiêm kích F-35. Ảnh: Sputnik
Phe chỉ trích dự án liên tục khoét sâu vào năng lực không chiến yếu của F-35. Họ cho rằng, tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ không có cơ hội khi đối mặt với các tiêm kích hiện đại của Nga và Trung Quốc. Trong khi đó, những người ủng hộ chương trình biện minh rằng, đánh giá hiệu suất chiến đấu của F-35 cần đặt vào môi trường chiến thuật tổng thể chứ không thể kết luận từ một khía cạnh nhất định.
F-35 là một tiêm kích đa nhiệm, nó đảm nhận tất cả các vai trò từ trinh sát, không đối không, đối đất, chế áp phòng không, đặc biệt là khả năng ném bom hạt nhân chiến thuật. Joe DellaVedova, giám đốc công vụ của chương trình lập luận, F-35 yếu thế hơn F-16 trong không chiến vì thiếu bối cảnh phù hợp.
F-16 là một tiêm kích bảo vệ không phận chuyên dụng, các kỹ sư đã từ bỏ một số đặc tính tấn công mặt đất để tập trung cho nhiệm vụ không chiến tầm gần. Ông cho rằng, đánh giá F-35 yếu hơn F-16 trong tình huống này là không công bằng.
Trong khi đó, James Hasik, thành viên cao cấp Hội đồng Đại Tây Dương đánh giá, F-35 còn rất nhiều mối đe dọa khác trên chiến trường chứ không chỉ đơn thuần là các tiêm kích của đối phương. Nhóm thiết kế phải tính đến giải pháp đối phó với một loạt các nguy cơ khác nhau và đưa ra phương án phù hợp cho từng tình huống.
Ở chiến trường hiện đại, tên lửa phòng không chính là mối đe dọa lớn nhất cho các máy bay chiến đấu. Trong tài liệu thuyết trình cho dự án, Lockheed Martin từng dự báo rằng, các chiến đấu cơ thế hệ 4 sẽ chịu tổn thất nặng khi đối mặt với các hệ thống phòng không tối tân như S-300, S-400 của Nga.
Do đó, những tiêm kích có khả năng tàng hình cao như F-35 sẽ giúp hạn chế tối đa thiệt hại trong không chiến. Mục tiêu cuối cùng của Lockheed Martin trong việc chế tạo tiêm kích này là đẩy cuộc chiến ra khu vực phong tỏa của các hệ thống phòng không đối phương. Bên cạnh đó, nhà sản xuất cam kết liên tục cập nhật công nghệ để hoàn thiện năng lực cho tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ.
Trong khi năng lực tổng thể của F-35 chưa có những đánh giá cụ thể thì sự yếu kém trong không chiến tầm gần khiến chương trình sẽ còn là chủ đề gây tranh cãi trong thời gian tới.
Theo_Zing News
Kinh ngạc với búp bê tình dục nam giống y người thật, giá 200 triệu Những con búp bê tình dục nhân tạo được thiết kế với các chi tiết, bộ phận giống y như người thật chắc chắn sẽ khiến bạn kinh ngạc. Nếu bạn nghĩ búp bê tình dục là những mô hình người được làm từ nhựa dẻo và không hề có chút cảm giác nào giống người thật thì hãy suy nghĩ lại, tin...