Trang web tòa trọng tài bị sập sau phán quyết về Biển Đông
Vài giờ sau phán quyết về vụ tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines, trang web của Tòa Trọng tài Thường trực ( PCA) bị sập chưa rõ nguyên nhân.
Cụ thể, chỉ ít lâu sau phán quyết “Không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên trong vùng biển nằm trong đường 9 đoạn”, trang web của Tòa Trọng tài Thường trực rơi vào tình trạng không truy cập được.
Người dùng sẽ nhận thông báo lỗi “500 – Internal Server Error” khi truy cập vào trang http://www.pcacases.com.
PCA vẫn chưa đưa ra nguyên nhân về lỗi trên, nhưng theo nhiều chuyên gia mạng, lỗi “500 – Internal Server Error” thường xảy ra khi một trang web có đợt người truy cập tăng vọt, khiến máy chủ không thể được nhận diện.
Khoảng 19h40 (giờ Việt Nam) ngày 12/7, trang web này đã vào lại được bình thường. Tuy vậy, website PCA vẫn không thể truy cập ổn định và liên tục mắc lỗi 500 – Internal Server Error trở lại.
Đây không phải lần đầu tiên trang web này gặp sự cố. Năm 2015, công ty ThreatConnect của Mỹ tố các gián điệp mạng của Trung Quốc đã tấn công trang web của PCA tại Hà Lan vào tháng 7, khi vụ kiện Philippines – Trung Quốc liên quan đến Biển Đông bắt đầu.
Công ty này tố rằng các malware do “ai đó ở Trung Quốc” cài vào có thể khiến những người truy cập website bị mất thông tin cá nhân.
Tòa án Trọng tài thường trực, viết tắt là PCA (Permanent Court of Arbitration) là một tổ chức quốc tế có trụ sở tại La Haye, Hà Lan. Thành lập từ năm 1989, nhiệm vụ của PCA là khuyến khích việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các quốc gia, tổ chức nhà nước, các tổ chức liên chính phủ, và các bên tư nhân bằng cách hỗ trợ trong việc thành lập các tòa án trọng tài và tạo thuận lợi cho công việc của họ, theo định nghĩa chính thức do tổ chức này công bố.
Trong suốt hơn 3 năm qua, PCA đã đứng ra chủ trì các kiện tụng biển đảo giữa Philippines và Trung Quốc với kết quả là phán quyết nêu trên.
Video đang HOT
Trung Quốc liên tục bác bỏ vụ kiện của Philippines và từ chối tham gia các phiên tranh tụng. Bắc Kinh cũng tuyên bố không tuân thủ phán quyết của PCA.
Theo Soha News
PCA: Trung Quốc ngang nhiên vạch ra "đường lưỡi bò"
Mới đây trên trang Reuters dẫn thông báo từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, cho biết: Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò". Tuyên bố đòi quyền lịch sử dựa trên "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc.
Trong bản phán quyết dài 497 trang, Tòa Trọng tài thuộc PCA cũng kết luận không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc.
Cũng theo Tòa Trọng Tài cho rằng, Trung Quốc ngang nhiên vạch ra "đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn", đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với hệ san hô ở quần đảo Trường Sa. Tòa khẳng định các tàu hành pháp Trung Quốc tạo ra nguy cơ xảy ra va chạm cao khi tiếp cận tàu Philippines, StraitsTimes dẫn phán quyết của tòa.
Tòa Trọng tài Thường trực
Trước đây, Trung Quốc đã đứng ngoài vụ kiện của Philippines.
Trung Quốc từng khẳng định Tòa Trọng tài không có quyền phán xử vụ này hoặc nếu cứ lập đàn tố tụng thì mọi kết quả đều vô giá trị. Như một sự nhất quán, ông Bộ trưởng Ngoại giao nước này mới đây gọi vụ kiện là một "trò hề" và yêu cầu "cần chấm dứt ngay".
Một người tiền nhiệm của ông, trong vai trò dẫn dắt một hội thảo còn tuyên bố, "các phán quyết cũng chỉ là một tờ giấy bỏ" mà thôi. Logic của lập trường này tất phải cho ra một thái độ dửng dưng, hoặc khoanh tay đứng nhìn hoặc bỏ đi chỗ khác chơi.
Phán quyết này sẽ nghiêng về bên thưa kiện. Tận dụng mọi diễn đàn, mọi cơ hội, người ta đề cập đến vụ kiện với tất cả sự phủ định có thể. Thậm chí, một cuộc dàn binh diễn trận thị uy ngay trước giờ G trên một khu vực trọng yếu ở Biển Đông.
Tất cả những điều đó chứng minh điều ngược lại. Trung Quốc rất quan tâm đến tiến trình cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Liên hiệp quốc.
Theo như Bill Hayton nhà nghiên cứu nhận định, dư luận quốc tế nên bỏ qua những lời nói (sáo rỗng, thuộc lòng) từ phía Trung Quốc. Bộ máy cầm quyền tại nước này sẽ cảm thấy mất mặt và cần có một lối thoát trong danh dự.
Muốn gây sức ép
Tại sao? Khó có thể nhận định, bằng tất cả sự phản ứng quyết liệt của mình, Trung Quốc muốn gây sức ép lên năm vị thẩm phán Tòa Trọng tài.
Nhưng dù là nước lớn, Trung Quốc cũng không thể một mình chống đỡ cả thế gian. Và một điều rất quan trọng khác là họ cần trấn an, cần giải thích, cần hướng dẫn dư luận cho cả tỉ thần dân trong nước.
Từ cách thức phản ứng của Trung Quốc, nhiều nhà quan sát đã đưa ra dự báo về những kịch bản có thể, một khi có phán quyết chính thức của Tòa Trọng tài.
Tuy nhiên trong vấn đề này, có lẽ nên tìm đến một sự nhìn nhận bình tĩnh. Phản ứng như những ngày qua của Trung Quốc mang tính nhất thời, vì những mục đích cụ thể.
Còn phản ứng trước phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ mang tính chiến lược, có tác động lâu dài đến vị trí của Trung Quốc và quan hệ quốc tế mà quốc gia này theo đuổi.
Một quốc gia tuyên bố trỗi dậy trong hòa bình, một quốc gia đang nổi lên với tất cả sức mạnh của mình, một quốc gia không dấu giếm tham vọng được nhìn nhận như một siêu cường chia sẻ vai trò lãnh đạo thế giới sẽ biết cần phải phản ứng như thế nào để không những không bị chê cười mà vẫn dành đủ đất trống cho cuộc chơi.
Trung Quốc sẽ rút ra khỏi Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS). Chưa phê chuẩn (như Mỹ) là một việc, còn rút khỏi Công ước lại là một việc hoàn toàn khác.
Chưa nói Trung Quốc đã tham gia rất cẩn thận và chi tiết (dường như tiên lượng trước tương lai?) trong quá trình hoàn chỉnh Công ước này.
Việc thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) cũng vậy, chưa đề cập phản ứng quốc tế, mà ngay việc xác định tính pháp lý của phạm vi khu vực nhận diện và quản lý nó cũng không hề là một công việc dễ dàng. Trung Quốc sẽ phải cân nhắc giữa được và mất.
Thái độ Philippines
Thái độ và ứng xử của Philippines trước ngày phán quyết là có thể hiểu và chấp nhận được. Tổng thống mới của nước này, ông Duterte chọn cách im lặng trước lời kêu gọi của Trung Quốc gạt bỏ vụ kiện để bắt đầu đàm phán giữa hai nước về các tranh chấp ở Biển Đông.
Những tuyên bố của Tổng thống cho thấy, ông tỏ ra khá mềm dẻo, chấp nhận đàm phán, nhưng là trên cơ sở những gì mà Philippines nhận được qua phán quyết của Tòa Trọng tài. Cũng là trên cơ sở những gì là di sản của Aquino để lại.
Vấn đề Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Asean và Trung Quốc, nhưng rõ ràng là một vấn đề liên quan đến an ninh khu vực, một trong ba trụ cột mà ASEAN tuyên bố trong ngày ra mắt Cộng đồng kinh tế của mình (AEC), 22/11/2015.
Đề cập đến khả năng Trung Quốc có thể lập ADIZ trên Biển Đông, một giáo sư từ Học viện Hành chính công Đại học Quốc gia Singapone cho rằng, khả năng ấy sẽ đến rõ nhất với quần đảo Hoàng Sa vì nơi này không có tranh chấp và nằm dưới quyền kiểm soát thực tế của Trung Quốc nên cả Asean và các nước lớn sẽ không thể có phản ứng gì?
T.H
Theo NTD
"Phán quyết giữ vững tinh thần luật pháp quốc tế" Đây là nhận định mà Ngoại trưởng Philippines đưa ra sau khi PCA công bố phán quyết về vụ kiện biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh. Trong thông cáo đưa ra sau khi phán quyết được công bố, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay Jr cho biết: Philippines hoan nghênh phán quyết của Tòa trọng tài thường trực. "Các chuyên gia của chúng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện ra nguồn gốc gây bất ngờ của vàng và các kim loại nặng trên Trái Đất

Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền Nam Thái Lan

Tỷ phú Warren Buffett cảnh báo những tác động của căng thẳng thương mại

Pakistan yêu cầu LHQ họp khẩn về tình hình căng thẳng với Ấn Độ

Truyền thông Anh: Israel triệu tập quân dự bị cho kế hoạch mở rộng tấn công Gaza

Hàn Quốc: Quyền Tổng thống kêu gọi người dân đoàn kết

Hãng xe máy Nhật Kawasaki đặt cược vào robot 'chiến mã'

Tổng thống Vladimir Putin: Quyết định bầu chọn người kế nhiệm thuộc về người dân Nga

Tổng thống Trump tiết lộ 'lằn ranh đỏ' trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Ukraine

Trên 15.000 nhân viên Bộ Nông nghiệp Mỹ đồng ý nghỉ việc tự nguyện

Gửi dữ liệu người dùng sang Trung Quốc, TikTok 'ăn' phạt nặng

Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?
Có thể bạn quan tâm

Chủ nhân máy tính xách tay HP có thể dễ dàng tự sửa chữa
Thế giới số
2 phút trước
Chủ quán cà phê 15 năm chưa yêu ai chinh phục được cô giáo xinh đẹp
Tv show
5 phút trước
'Lạc lối' trong thế giới mùa hạ với những chiếc váy bí
Thời trang
8 phút trước
Bắt giữ khẩn cấp người đàn ông tát cảnh sát giao thông ở Thái Bình
Pháp luật
9 phút trước
Mourinho thua Solskjaer, chỉ trích Giải Thổ Nhĩ Kỳ thiếu công bằng
Sao thể thao
10 phút trước
Siêu thảm đỏ Baeksang 2025: Song Hye Kyo xuống tóc lên đồ "chặt chém" lấn át cả IU - Suzy, Hyun Bin - Byeon Woo Seok hóa hoàng tử dẫn đầu dàn nam thần
Sao châu á
31 phút trước
Hòa Minzy nói gì khi Võ Hạ Trâm hát ở đại lễ diễu binh 30/4?
Sao việt
36 phút trước
Truy tìm Võ Thị Diễm My - cô gái liên quan vụ án "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn suốt 5 năm
Netizen
52 phút trước
Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ
Tin nổi bật
1 giờ trước
Hôm nay nấu gì: Cơm chiều chuẩn mùa hè, đơn giản mà ngon
Ẩm thực
1 giờ trước