Trắng trời rừng ban Tây Bắc
Tháng ba, rừng Tây Nguyên hoa thắm đỏ, làng buôn vang tiếng chim múa hát. Tháng ba, Tây Bắc, hoa ban lại nhuộm trắng lưng đồi, vách núi. Các thảm hoa trắng lô xô trên các đỉnh núi, nối dài thành những “thác” ban chảy tràn từ đỉnh núi qua các vách đá, rừng cây xuống sát mặt đất, mềm như dải lụa trắng hững hờ vắt ngang triền núi mời gọi du khách gần xa…
Hoa ban nở trắng trời Tây Bắc
Nắng tháng ba ửng hồng, mềm mại mơn man đỉnh núi. Bình minh lên, nắng sớm thổi lui màn sương mờ mờ, nắng rọi xiên xiên trên những cánh hoa trắng ngần, rừng ban như cô gái ngoan gặp một lời trêu ghẹo của gã nắng si tình, đôi má bỗng ửng hồng e lệ.
Hoa ban hẳn có lý khi được người Thái coi là một trong những loại hoa biểu trưng cho tình yêu. Cũng giống như món xôi ngũ sắc có màu tím biểu trưng cho sự thủy chung, màu đỏ được ví như tình yêu sắt son, say mê, lãng mạn… nhưng sắc trắng của ban không chỉ là sự thuần khiết, nó còn mang trong mình hình ảnh của tình yêu sáng trong, không vụ lợi, toan tính, thứ tình yêu đích thực được vun vén từ những rung động trái tim, những xúc cảm chân thật. Hoa ban cũng biểu tượng cho tình yêu thủy chung, vĩnh cửu. Dẫu tháng ba có gió Lào táp rát rạt, dẫu sương gió mỗi đêm mù mịt, ban cũng chỉ êm đềm tung lá khô xuống thảm cỏ, những cánh hoa vẫn lung linh trắng, tươi tắn lạ thường. Ấy phải chăng là tình yêu của người con gái Thái thuở nào, dẫu có bị rào cản, ngăn cấm đến thế nào vẫn không đổi khác.
Hoa ban gọi về cả những mùa màng bội thu. Năm nào ban nở rực rỡ thì năm ấy mùa màng hanh thông, trọn vẹn. Hình như khi hoa ban nở trắng rừng thì những đợt mưa đầu mùa cũng chợt tới. Ban xà từ trên đỉnh núi, buông mình xuống những thung lũng ăm ắp nước đầy. Bà con lại hối hả gieo mạ, làm đất, đốt nương chuẩn bị cho mùa mới. Đàn ông bình thản giục trâu bừa những thửa ruộng mới, phụ nữ lụi cụi be bờ dưới gốc ban trắng bình yên. Cái đẹp của hoa ban đến tự nhiên, khiến người ta tự nguyện yêu chân thành và da diết. Tháng ba, giữa lúc giao mùa, ngắm ban nở giữa đất trời Tây Bắc thấy hạnh phúc lạ thường.
Theo ANTD
Tục xem gan lợn để biết vận mệnh trong năm
Lá gan lợn để nguyên bày ra mâm lễ, sau khi hành lễ xong thầy cúng và người có chức sắc trong bản cùng xem và đánh giá năm đó có mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu hay không.
Người Hà Nhì ở xã biên giới Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có rất nhiều ngày tết trong năm nhưng tưng bừng và nhộn nhịp, đặc biệt nhất là Tết Gạ Ma Thú (tết cấm bản) thường được làm vào những ngày đầu tháng Giêng.
Gạ Ma Thú bao gồm nhiều lễ cúng như: cúng mó nước, cúng rừng cấm, cúng thần mùa màng, cúng đầu bản, cuối bản, cúng thần sét, cúng thần lửa.... và điều đặc biệt nhất trong ba ngày tết, bản "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Mọi sinh hoạt tín ngưỡng và vui chơi được điều hành bởi thầy cúng và trưởng bản.
Ngày đầu tiên trong ba ngày tết là lễ cúng rừng cấm. Trong đời sống người Hà Nhì, ông thần rừng che chở cho bản làng, cung cấp cho đời sống nhiều thú, nhiều rau quả. Lễ cúng ngày thứ hai là lễ cúng bản. Lễ này được diễn ra ở đầu bản và cuối bản. Trong lễ cúng này cả bản đều tham gia để cầu mong trong năm mới bản làng bình yên, chăn nuôi, cấy trồng mùa màng tươi tốt, không bị dịch, sâu bệnh. Ngày thứ ba, khi núi rừng còn phủ một màn sương trắng thì cả bản đã thơm lừng mùi cơm nếp, bánh ngô. Các phụ nữ đã dậy đồ xôi, làm bánh ngô để làm quà tặng cho những người anh em về bản chung vui và khách ở xa đến.
Video đang HOT
Một buổi lễ cúng Gạ Ma Thú ở Lai Châu.
Lễ cấm rừng được người Hà Nhì coi như ngày tạ ơn rừng thiêng mang cho
con người đủ thứ sinh sống hàng ngày
Sau khi cúng xong, họ tự ăn uống chúc tụng nhau đi săn không bị hổ, gấu vồ,
nhà nào cũng có thịt sấy treo đầy trên gác bếp.
Lễ cúng bản, cúng rừng cả bản đều tham gia để cầu mong trong năm bản làng bình yên,
chăn nuôi, cấy trồng mùa màng tươi tốt, không bị dịch, sâu bệnh
Theo phong tục, gan con lợn mổ để cúng trên rừng cấm được các thầy cúng
xem dự báo điềm lành, điềm gở trong năm
Phụ nữ đứng trước cửa rừng ca hát trong lúc cúng cấm rừng
Thầy cúng làm phép bằng những cây cọ quết tiết lợn để đuổi tà yêu
Ngày cấm bản được trang trí bằng cây tre, luồng báo hiệu nội bất xuất, ngoại bất nhập
Sau lễ cúng là lời chúc tụng và thưởng thức để tiếp sức cho một năm lao động no đủ, bội thu
Nghi lễ cắt tiết gà trước cửa rừng để chuẩn bị hành lễ
Theo quan niệm xa xưa, ngày cúng bản nhà nào có nhiều khách, hết nhiều rượu thì sẽ may mắn
Cúng xong cả bản đại tiệc nơi rừng thiêng để rừng làm chứng rồi ban cho niềm vui,
sức khỏe, mùa màng
Sau bữa ăn mọi người lấy cơm nếp vo tròn ném vào nhau với ý nguyện mùa sau thóc gạo sẽ dư thừa.
Trong đời sống người Hà Nhì ông thần rừng quan trọng lắm,
che chở cho bản làng, cung cấp cho con người thịt chim thú và rau quả
Theo ANTD
Bí ẩn giếng Chăm cổ có 5 cô tiên múa hát, hàng đêm kẽo kẹt tiếng múc nước Ở làng Hữu Quyền (xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) có 3 chiếc giếng cổ, đó là giếng Chòm, giếng Đá và giếng Thềm. Ba giếng này tạo thành một hình tam giác án ngữ ba góc của làng, cả ba đều có kiểu cấu trúc như nhau là hình vuông, sâu khoảng 3 - 4m, rộng 2m, xung quanh...