Trang trí bàn học sinh để tăng giãn cách
Các trường học trên thế giới ngày càng có nhiều biện pháp sáng tạo nhằm đảm bảo học sinh thực hiện giãn cách xã hội trong năm học mới.
Patricia Dovi và Kim Martin, hai giáo viên lớp 1 tại trường St. Barnabas Episcopal (bang Florida, Mỹ), đã biến bàn học thành những chiếc xe Jeep mini sặc sỡ với các tấm ngăn bằng nhựa. “Chúng tôi làm mọi thứ có thể để giúp các học sinh hào hứng hơn với năm học mới nhưng vẫn giữ khoảng cách”, Dovi cho biết. Ảnh: Patricia Dovi.
Trường Tiểu học Greenway cũng lấy cảm hứng từ những chiếc xe 4 bánh và biến phòng học trở nên đầy màu sắc. Các nhân viên nhà trường hy vọng điều này khiến cho việc giãn cách xã hội không quá xa lạ với các em học sinh khi trở lại lớp. Ảnh: Greenway Elementary.
Không chỉ lo lắng cho các học sinh của mình, cô giáo Jennifer chuẩn bị riêng cho mình tấm chắn khổng lồ để đảm bảo an toàn sức khỏe mùa tựu trường. Cô cũng treo thêm đèn màu tím và trang trí bàn ghế sao cho góc làm việc trở nên sống động hơn.
Nước rửa tay trở thành vật dụng không thể thiếu tại các lớp học trong thời điểm này và được đặt ở những vị trí vừa tầm với của học sinh. Ngoài ra, đồ dùng học tập của các em cũng được chuẩn bị riêng, không dùng chung.
Do phải tiếp tục dạy trực tuyến trong năm học tới, một cô giáo ở trường Tiểu học Franklinton (bang North Carolina, Mỹ) đặt vào mỗi chỗ ngồi một con gấu bông khác nhau. “Không có gì đáng buồn hơn với giáo viên bằng việc một lớp học trống không. Nhưng tôi quyết tâm sẽ không để bản thân cô đơn vào năm học này. Các em đã tự chọn cho mình ‘chỗ ngồi’ yêu thích thông qua gọi video và tôi để bảng tên của từng người vào đúng bàn. Không ít học sinh hào hứng khoe với bố mẹ ngay lập tức”, cô kể. Ảnh: SmartReaders4.
Lớp học này được biến tấu với những chiếc ô sặc sỡ như ở bãi biển, cùng vách ngăn nhựa giữa các học sinh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng khoảng cách giữa các bàn còn hẹp. Các học sinh nhỏ tuổi với bản tính hiếu động, nghịch ngợm sẽ dễ dàng quay ra đằng sau để nói chuyện, chơi đùa.
Tùy vào từng loại phòng học, trường Trung học Windsor (bang Missouri, Mỹ) có những phương pháp riêng để thực hiện giãn cách xã hội. Đối với bàn có ghế rời, học sinh không được ngồi tại những chỗ dán sticker “Không”. Đối với bàn liền ghế, các em không được dịch chuyển chỗ ngồi khỏi khu vực dán băng dính dưới sàn. Ảnh: Windsor High School.
Nhiều trường học trên thế giới quyết định mở cửa trở lại bất chấp ý kiến trái chiều của phụ huynh và các chuyên gia y tế. Các cơ sở giáo dục này thực hiện biện pháp phòng chống dịch như dựng vách ngăn bàn học, lắp đặt khu vực rửa tay, đeo khẩu trang và đo thân nhiệt.
Đối với giáo dục bậc tiểu học, các giáo viên nỗ lực hết sức mình để vừa thực hiện giãn cách xã hội trong lớp vừa không khiến những học sinh nhỏ tuổi cảm thấy xa lạ, sợ hãi. “Điều khó khăn hơn cả là tôi không thể ôm học sinh của mình vào lòng khi chứng kiến các em đang buồn bã hoặc bị ngã đau”, Emily Robinson, một giáo viên cấp 1, chia sẻ.
Trường học 'hô biến' nắp cống thành những bức tranh sinh động chuẩn bị khai giảng
Sân trường nhỏ, lại có nhiều nắp cống thoát nước thiếu thẩm mỹ nên giáo viên, phụ huynh Trường tiểu học Trần Quang Khải (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đã vẽ thành những bức tranh sinh động chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới.
Giáo viên sơn phết, vẽ những bức tranh sinh động lên nắp cống trong sân trường - NGUYỄN LOAN
Để tạo bất ngờ nhỏ cho học sinh trong năm học mới, giáo viên và phụ huynh trường này đã cùng nhau vẽ, tô màu lại các nắp cống, đồng thời trang trí lại sân trường trước ngày khai giảng
Là giáo viên mỹ thuật của trường, cô Lan Thanh phụ trách phác họa lên các nắp cống thoát nước, sau đó những người khác sẽ hỗ trợ tô màu, trang trí lại.
Theo cô Lan Thanh, vì vẽ tranh cho học sinh tiểu học nên cô chủ yếu vẽ những nét cơ bản trong mỹ thuật, tạo ra những bức tranh nhiều hình khối để học sinh dễ hình dung và có hứng thú
Chia sẻ về hoạt động này, thầy Nguyễn Lê Đạt, Bí thư chi đoàn trường, cho biết vẽ mỗi nắp cống mất 30 phút đến 1 giờ. Từ những chiếc nắp cống lồi lõm, dưới bàn tay của giáo viên, phụ huynh, chúng được biến thành những bức tranh sinh động
Không chỉ giáo viên, thầy phó hiệu trưởng của trường cũng tích cực tham gia tô màu. Trong hình là một nắp cống được vẽ theo hoa văn trang phục của người dân tộc.
Thấy giáo viên của trường tích cực hoạt động, anh Trịnh Ngọc Đỉnh, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh, cũng sắp xếp công việc để tham gia trang trí lại sân trường với hy vọng năm học mới con anh và nhiều phụ huynh khác sẽ có không gian vui chơi
Ngoài nắp cống, giáo viên của trường cũng vẽ và sơn phết nhiều mô hình khác
Từ cánh cổng sắt bị rỉ sét, cũ kỹ khi được giáo viên "thổi hồn" vào đã biến thành một bức tranh sinh động
"Chúng tôi chỉ mong những bức vẽ của mình sẽ giúp học sinh có không gian vui chơi, sáng tạo và không phải 'tủi thân' khi không có sân trường rộng, lớn như những trường khác", một giáo viên chia sẻ
Điều gì xảy ra khi tranh được vẽ trên nắp cống?
Giảng viên chế tạo cánh tay robot đo nhiệt độ phòng dịch Covid-19 Chiếc máy đo thân nhiệt tự động phòng dịch Covid-19 giống như một cánh tay robot do giảng viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chế tạo. Thầy Đoàn Tất Linh bên cánh tay robot đo nhiệt độ tự động - ẢNH: TẤN ĐẠT Chiếc máy đo thân nhiệt giống như một cánh tay robot được gắn máy đo nhiệt độ tự...