Trang trại nuôi con trơn trơn “khủng” đột biến độc lạ ở xứ Đất Mũi
Từ một cặp trăn đất bình thường, anh Nguyễn Văn Thi ( phường 8, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau), đã may mắn có được một cặp trăn đột biến. Từ đó, anh từng bước lai tạo và sở hữu nhiều con trăn có sắc màu kỳ lạ, dần dần gầy dựng thành trang trại trăn kiểng độc đáo ở xứ Đất Mũi.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Thi cho biết: Tôi đến với nghề nuôi trăn kiểng này cũng khoảng 15 năm. Những năm trước, giá cả của những con trăn đột biến khá cao, khách hàng săn lùng rất nhiều. Vài năm gần đây tuy không còn được như trước nhưng vì đam mê tôi vẫn tiếp tục gây nuôi và sưu tầm nhiều con trăn độc, lạ để thỏa đam mê.
Nhớ lại những ngày đầu, anh Thi chia sẻ: Trước đó, tôi được cha cho một cặp trăn đất để nuôi chơi, sau đó may mắn là từ cặp trăn này sinh ra những con trăn có màu sắc rất lạ, là loại trăn vàng lai. Lúc ấy tôi rất thích, nếu đem bán những con trăn đột biến này thì cũng được kha khá tiền, nhưng tôi quyết định giữ lại để tiếp tục lai tạo. Dần dần số lượng trăn đột biến ngày một tăng lên.
Một con trăn bạch lớn tại trại trăn kiểng của anh Thi. (Ảnh: Chúc Ly).
Kể từ đó, anh Thi đã bỏ ra nhiều công sức vào công việc lai tạo các loại trăn đột biến gen, có màu sắc khác lạ. Từ giống trăn vàng lai may mắn có được đó, anh mày mò, tìm hiểu và biết được rằng tất cả đều xuất phát từ giống trăn đất thông thường, qua quá trình phối giống mới vô tình tạo ra các con trăn đột biến gen.
Hiện trang trại trăn kiểng của anh Thi có hàng trăm con trăn đột biến, với màu sắc và kích cỡ khác nhau. Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại trăn, anh Thi bộc bạch: Đặc tính của các con trăn đột biến không khác trăn thông thường là mấy. Tuy nhiên, những con đột biến thì khá yếu, sau khi lai tạo được thường phải tìm mối bán trong thời gian ngắn, nên trong chuồng ít khi trữ lại quá nhiều con. Trăn kiểng bán đi thường có trọng lượng trung bình 100-400gr.
Theo anh Thi, để có được những con trăn đột biến với màu sắc độc, lạ thì cần có kinh nghiệm lai tạo và một chút may mắn. (Ảnh: Chúc Ly).
Cũng theo anh Thi, do tỷ lệ hao hụt rất lớn nên quá trình chăm sóc trăn kiểng phải hết sức tỉ mỉ. Trước hết phải nuôi đúng kỹ thuật, phải cho trăn ăn thức ăn sạch và tươi sống, đồng thời phải bổ sung thuốc tiêu hóa cho trăn. Mùa lạnh phải chú ý che chắn và chong đèn sưởi ấm cho trăn, đặc biệt chú ý theo dõi bệnh phổi…
Video đang HOT
Hiện anh Thi đang sở hữu hàng trăm con trăn đột biến với màu sắc và kích cỡ khác nhau. (Ảnh: Chúc Ly).
Trăn đột biến là loại vật nuôi làm cảnh, giá cả không phụ thuộc vào trọng lượng và cũng rất vô chừng, có thể coi là vô giá khi nó phụ thuộc vào sở thích và màu sắc của con trăn. Anh Thi cho biết: Thông thường đối với loại trăn bạch sẽ có giá vài triệu đồng/con, còn những con đột biến có màu sắc lạ hoặc cùng có nhiều màu thì giá từ vài chục triệu đồng/con là bình thường. Những con trăn càng lạ, càng hiếm thì giá càng cao và dễ bán hơn.
Hiện anh Nguyễn Văn Thi đang làm đầu mối thu mua trăn đột biến từ các nơi để phân phối cho khách hàng có nhu cầu trong giới chơi chăn kiểng.
Theo Danviet
Bất ngờ với "cây" nhãn bonsai nghìn quả ở lễ hội nhãn lồng Hưng Yên
Đó là một sản phẩm độc đáo được HTX Minh Bảo ở xã Bình Kiều (Khoái Châu, Hưng Yên) đưa về tham dự lễ hội nhãn lồng Hưng Yên năm 2018. Sản phẩm nhãn bonsai này đã thu hút nhiều khách tới thăm quan, chụp ảnh trong đêm diễn ra lễ khai mạc lễ hội lớn này ở thủ phủ nhãn lồng.
50 gian hàng giới thiệu sản phẩm nhãn lồng tại các huyện, thành phố trong tỉnh Hưng Yên quy tụ về lễ hội nhãn lồng Hưng Yên năm 2018.
Tối 11.8, tỉnh Hưng Yên tổ chức khai mạc Lễ hội nhãn lồng năm 2018. Đây là lần thứ hai tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ hội này nhằm quảng bá thương hiệu, tôn vinh sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên trong xu thế hội nhập.
Lễ hội nhãn lồng Hưng Yên năm 2018 đã thu hút được 50 gian hàng của các huyện, thành phố trong tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu nhãn lồng Hưng Yên và các sản phẩm nông sản tiêu biểu của địa phương.
Các sản phẩm nhãn được các chủ gian hàng trang trí với nhiều hình bắt mắt.
Được biết, lễ hội nhãn lồng Hưng Yên là một trong những hoạt động tuyên truyền quảng bá nhãn lồng Hưng Yên đến bạn bè trong nước và quốc tế, qua đó giúp cho người tiêu dùng được thưởng thức sản phẩm nhãn lồng chất lượng, đồng thời giúp cho các cơ sở sản xuất có ý thức quản lý tốt quy trình sản xuất cung cấp cho thị trường những sản phẩm đáp ứng yêu cầu mẫu mã, hình thức, chất lượng ngày càng cao.
Anh Nguyễn Văn Thi ở thôn Bình Long, (xã Tiền Phong, huyện Ân Thi) khoe chùm nhãn sai quả và có trọng lượng trên 3kg, sản phẩm đạt giải kỷ lục chùm nhãn sai và nặng nhất lễ hội nhãn lồng Hưng Yên năm 2018.
Theo Ban tổ chức lễ hội, lễ hội nhãn lồng Hưng Yên là một trong những hoạt động tuyên truyền quảng bá nhãn lồng Hưng Yên đến bạn bè trong nước và quốc tế.
Sản phẩm nhãn bonsai của HTX Nông sản sạch Minh Bảo ở xã Bình Kiều (Khoái Châu, Hưng Yên) là tác phẩm có một không hai ở lễ hội nhãn lồng 2018.
Theo anh Phạm Đức Long- Giám đốc HTX Minh Bảo, để có được tác phẩm nhãn bonsai giáng long nghìn quả này chúng tôi đã phải mất nhiều ngày để thực hiện nó, từ khi có ý tưởng đến khi hoàn thiện nó đều các thành viên của HTX tham gia, góp sức.
Nhiều du khách thích thú chụp ảnh tự sướng với cây nhãn bonsai độc đáo này tại lễ hội. Một sản phẩm rất độc đáo và đầy sáng tạo, tôi có gắng lưu lại nhiều ảnh đẹp để về khoe với mọi người, một du khách chia sẻ.
Một du khách quốc tế thích thú thưởng thức sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên tại lễ hội vào tối 11.8.
Các sản phẩm nhãn lồng tham gia lễ hội đều có tem, nhãn mác truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc diễn ra trong đêm khai mạc lễ hội nhãn lồng Hưng Yên năm 2018.
Theo Danviet
Xót xa: Rau Đà Lạt chết già vì rẻ quá, do rau Trung Quốc đột lốt? Trái với thường lệ là mùa mưa giá rau cao nhất, những ngày đầu tháng 8, giá rau Đà Lạt (Lâm Đồng) tụt dốc không phanh, người trồng để rau chết già ngoài ruộng mà không buồn thu hoạch do giá rẻ quá. Nguyên nhân được người dân cho là do nhập quá nhiều rau Trung Quốc và có sự "rửa" rau Trung...