Trang trại liên kết – bệ phóng cho phát triển
Cả nước hiện có gần 30.000 trang trại, hàng vạn gia trại và hàng triệu nông dân ấp ủ khát vọng làm giàu từ thửa ruộng, mảnh vườn.
Phương thức sản xuất trang trại, gia trại đang là động lực phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, nhưng để nông sản tiêu thụ thuận lợi, thu được giá trị tương xứng, nông dân không thể giữ mãi lối làm ăn nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm mà đòi hỏi phải có sự liên kết giữa trang trại với trang trại, trang trại với doanh nghiệp… để hình thành chuỗi sản xuất và chủ động hơn trong sản xuất, kinh doanh.
Trang trại của ông Nguyễn Đình Lâm, xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, Hòa Bình có thu nhập hàng tỷ đồng/năm. Ảnh: Trần Quang
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các mối liên kết trong chăn nuôi, trồng trọt hiện nay mới manh nha hình thành, đang ở cấp độ thấp và tự phát, số lượng doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết vẫn còn rất khiêm tốn; vai trò của nhà khoa học, nhà nước… cũng còn mờ nhạt. Theo ông Nguyễn Xuân Hồng – nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), do thiếu các chủ trương, định hướng và chính sách phù hợp nên giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi liên kết thường nảy sinh mâu thuẫn, việc phân chia lợi nhuận giữa thành viên tham gia chuỗi chưa hợp lý. Do đó, Nhà nước cần nghiên cứu, ban hành chính sách đủ mạnh để thu hút nhiều hơn doanh nghiệp đầu tư vào việc sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn theo chuỗi. Doanh nghiệp sẽ là đầu tàu trong chuỗi này.
Tiêu điểm “ Trang trại liên kết – Bệ phóng cho phát triển” đề cập những khó khăn và bất cập của trang trại trong quá trình liên kết sản xuất, đồng thời giới thiệu những mô hình trang trại liên kết hiệu quả, giúp chủ trang trại có những hành trang cần thiết để đưa nông sản chinh phục thị trường trong nước và xuất khẩu.
Video đang HOT
Theo Danviet
Trại gia cầm 'độc, lạ' xứ Lạng
Sau thời gian dài kiên trì tìm hướng đi mới với việc trồng trọt, chăn nuôi, ông Đỗ Mạnh Lai (52 tuổi, xã Minh Sơn, Hữu Lũng, Lạng Sơn) hiện có cả nghìn con vịt trời, gà H'mông, gà 6 ngón, lợn rừng... trên diện tích 1,5ha.
Năm 1984, ông Lai nhập ngũ, được đơn vị cử đi học nghề y đến năm 1991 thì về nghỉ chế độ phục viên tại địa phương. Ban đầu, ông theo đuổi công việc bán thuốc, kinh doanh bách hóa tổng hợp nhưng không đem lại hiệu quả cao. Năm 2011, ông Lai quyết định đầu tư theo hướng tổng hợp về nông nghiệp: chăn nuôi lợn nái, gà, bò, đào ao thả cá, trồng táo và chăm sóc 1,5 ha rừng bạch đàn, keo.
"Ngày đó vốn liếng không có nhiều, đầu tư vào chăn nuôi trồng trọt vợ chồng tôi phải tính toán kĩ lưỡng cả về chuồng trại, thức ăn, đầu ra cho sản phẩm", ông Lai chia sẻ.
Ông Lai tách các giống gà ra riêng từng chuồng nuôi nhốt, có làm 2 hoặc 3 tầng để gà ở. Ảnh: Hồng Vân
Gia đình làm nông nghiệp nên ông thường tìm hiểu tài liệu, sách báo, xem các chương trình dạy kĩ thuật chăn nuôi. Nhận thấy giống lợn rừng, vịt trời đem lại hiệu quả kinh tế cao nên năm 2013, ông sang Lục Nam (Bắc Giang) mua 22 con giống vịt trời và đôi lợn nuôi thử. Nhờ cần cù, chịu khó nên sau một thời gian ông phát triển đàn vịt trời lên đến hàng trăm con.
Có thời gian rảnh rỗi, ông Lai đi tham quan học tập mô hình chăn nuôi của địa phương khác và tỉ mỉ ghi chép lại để áp dụng cho mình. Sau đó, ông đầu tư mua thêm giống gà H'mông, gà 6 ngón vùng Mẫu Sơn và gà sao. Từ kinh nghiệm thực tiễn ông nhận thấy các giống gà đặc sản nuôi tại mỗi địa phương có khí hậu khác nhau nếu được chăm sóc đầy đủ và tiêm phòng đúng thời gian chúng sẽ không dễ mắc dịch bệnh, tăng sức đề kháng.
Mỗi năm, thu nhập từ chăn nuôi ông Lai có lãi hơn 150 triệu đồng. Ảnh: Hồng Vân
Ông Lai xây dựng chuồng trại thoáng mát bằng thân cây, dùng lưới quây lại, có chỗ nuôi nhốt riêng từng loài gia cầm. Mỗi chuồng đều dựng 2 hoặc 3 tầng, đặc biệt không để lẫn con giống gà 6 ngón với gà thường. Cứ 5 ngày ông đem trứng gia cầm xuống Bắc Giang thuê ấp, thời gian ấp trứng vịt trời và gà sao là 27 ngày, gà 6 ngón và gà H'mông là 20 ngày. Ông xây riêng một khu chuồng cho gia cầm con, có nơi đốt lửa sưởi ấm về mùa đông.
"Đàn gia cầm và lợn tôi nuôi rất dễ, chủ yếu cho ăn các loại rau, chuối, bèo. Khoảng hơn 6 tháng gà mới được xuất, lợn rừng là từ 2 năm nên thịt chắc, thơm ngon. Ban đầu chỉ có vài khách tìm đến mua thử, ăn thấy ngon rồi họ giới thiệu thêm cho người quen", ông Lai tiết lộ.
Ông Lai bên khu chuồng nuôi lợn rừng vừa đẻ. Ảnh: Hồng Vân
Nằm tách biệt khỏi khu dân cư, trang trại rộng 1,5ha của ông Lai hiện có gần 1.000 con vịt trời, đàn gà H'mông, gà sao, gà 6 ngón tổng cộng gần 1.000 con và 5 lợn nái rừng.
Hiện các loại gia cầm và lợn rừng của gia đình ông Lai nuôi được nhiều nhà hàng trong và ngoài tỉnh tìm mua. Ngoài ra, ông còn cung cấp giống gia cầm, hướng dẫn kĩ thuật nuôi, chăm sóc, phòng bệnh cho những người tìm đến học tập kinh nghiệm. Giá bán của lợn rừng hiện là 130.000 đồng một kg; gà sao, gà 6 ngón, gà H'mông là 200.000 đồng; vịt trời cũng từ 130.000 đến 150.000 đồng mỗi kg, chưa kể khoản thu từ trồng táo, thả cá. Hàng năm, trừ chi phí gia đình ông Lai có thu nhập từ 150 triệu đồng trở lên.
Trong thời gian tới, ông Lai có dự định tiếp tục mở rộng mô hình chăn nuôi của gia đình, trồng thêm hai loại cây dược liệu là đinh lăng và ba kích do nhận thấy giá trị kinh tế cao, phù hợp khí hậu thổ nhưỡng địa phương.
Theo Hồng Vân (VnExpress)
Trả lại vị thế cho cây ngô: Câu hỏi lớn mang tên "năng suất" Sau 3 năm triển khai chương trình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã công bố định hướng chuyển đổi ngô trong thời gian tới. Theo đó, với mỗi 1ha chuyển đổi sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng. Tiến tới tự đáp ứng Ngày 2.2.2012, Thủ tướng Chính phủ đã...