Trang trại có nhiều… người lạ
Rộng hơn 2 ha nhưng trang trại này luôn đóng cửa im ỉm, những người bên trong không quan hệ với dân địa phương. Lúc thì họ nói mình là người Đài Loan, lúc là người Trung Quốc.
Cách Quốc lộ 1 khoảng 2 km, đi sâu vào hương lộ đá đỏ Mỹ Bình, qua cầu Cai Tài rồi rẽ trái vào con đường xi măng thuộc ấp 4, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ – Long An là thấy bờ rào bao quanh khu đất rộng mênh mông. Theo người dân địa phương, chủ nhân trang trại này là một người đàn ông ngoại quốc (khoảng 60 tuổi), tên Việt Nam là A Lý. Sau khi mua khu đất này, A Lý cho một phụ nữ tên Hương (38 tuổi) đứng tên đăng ký chủ quyền.
Hạn chế ra ngoài
Năm 2007, khi các ông Nguyễn Công Năm, Nguyễn Công Bảy, Nguyễn Công Trưởng, Nguyễn Công Sáng và Nguyễn Công Hóa vừa thu hoạch lúa xong thì A Lý cùng người phụ nữ tên Hương đến gặp để hỏi mua đất. Sau khi trao đổi, A Lý đồng ý mua với giá khá cao, mọi giao dịch đều do bà Hương đứng ra lo liệu. Lô đất A Lý mua rộng hơn 2 ha, chiều ngang tiếp giáp mặt đường trên 50 m, chiều dài đến mấy trăm mét.
Sau khi giao dịch thành công, A Lý đã cho san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào kiên cố và đưa nhân công từ nơi khác đến, trong đó có “ông chủ nhỏ” trực tiếp quản lý mà mọi người được biết qua cái tên A Long (khoảng 36 tuổi), luôn sống khép kín.
Người dân địa phương cho biết những người sống và làm việc trong trang trại này rất hạn chế ra ngoài hoặc quan hệ với ai. “Ngoài A Long, còn nhiều người làm công, trong đó có phiên dịch cho ông ta” – một người dân nói.
Video đang HOT
Ngôi nhà nhỏ nằm bên trong trang trại bí ẩn ở xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ – Long An. Ảnh: Hòa Minh
Gặp họ khó lắm!
Mặc dù nơi đây được xây dựng như một trang trại nhưng cây cối bên trong đều xơ xác và cũng chẳng thấy bóng dáng công nhân chăm sóc. Trong khi đó, bờ rào bao bọc được xây dựng khá kiên cố, phần dưới khoảng 1m được làm bằng bê tông, bên trên là lưới B40 cao gần 3m. Chạy sâu vào trong đến tận mé sông khoảng 200m, nằm khuất trong những tàng cây là một ngôi nhà tròn mái ngói và dãy nhà lá được cất nối liền nhau giống như tổ hợp sản xuất nhưng khá im lìm.
Anh Nguyễn Văn Cường (ngụ ấp 4) thường xuyên đi qua trang trại nhưng chưa bao giờ thấy người bên trong mang thứ gì ra ngoài bán. “Nếu nuôi gia cầm thì vài tháng cũng xuất chuồng, vậy mà chẳng thấy họ bán cho ai” – anh Cường thắc mắc. Một số người dân cho biết thỉnh thoảng cũng có xe tới chở ít ổi, vài con ngỗng nhưng không bán tại địa phương. “Cả khu đất vườn, ao rộng như thế mà mỗi năm chỉ bán vài trăm ký ổi, con vịt thì lấy tiền đâu trả cho nhân công” – một người nhận định.
Trước đây, con đường đi ngang khu vực trang trại chỉ trải đá, sau đó xã Quê Mỹ Thạnh vận động nhân dân đóng góp để đổ bê tông. Mặc dù đồng tình với việc góp 4 triệu đồng để làm con đường nhưng chủ trang trại, kể cả người quản lý là A Long, giao cho người làm công đem tiền đi đóng chứ không hề xuất đầu lộ diện. “Gặp họ khó lắm” – một cán bộ địa phương nói. Theo cán bộ này, mỗi lần có việc cần trao đổi thì rất khó vào trang trại do cửa khóa kín, còn ngôi nhà nằm sâu bên trong nên có kêu họ cũng không nghe, mà nghe thì chưa chắc mở cửa.
Trang trại luôn kín cổng cao tường (ảnh lớn), A Long – “ông chủ nhỏ” của trang trại (ảnh nhỏ). Ảnh: Minh Sơn
Hành tung khó hiểu
Qua tìm hiểu, phóng viên được biết A Long có mặt tại trang trại từ khi nó mới bắt đầu hình thành, không rành tiếng Việt nên mọi giao dịch đều thông qua một người phụ việc khác, khi có việc cần họ mới ra ngoài và về đến trang trại thì lập tức khóa kín cổng.
Sáng 25/2, phóng viên đến trang trại để tìm hiểu thì gặp một người thanh niên đứng trước cổng. Người này cho biết mình đang đợi A Long để cùng đi TPHCM. Ít phút sau, A Long ra mở cổng. Trong vai người cần tìm thuê đất, phóng viên đặt vấn đề mua đất thì thông qua phiên dịch, A Long cho biết mình là cháu gọi A Lý bằng cậu, chỉ mới sang Việt Nam. “Tôi ở trang trại này để chuẩn bị xây xưởng chăn nuôi và sản xuất nhang” – A Long nói.
Trong quá trình trao đổi, lúc thì A Long nói mình là người Đài Loan, lúc lại là người Trung Quốc.
Chưa bao giờ kiểm tra (!?)
Ông Nguyễn Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND xã Quê Mỹ Thạnh, cho biết người đứng tên 10 thửa đất với diện tích hơn 2 ha nói trên là bà Nguyễn Thị Thu Hương, ngụ xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh – TPHCM. Bà Hương và những người làm công không đăng ký tạm trú nên xã không biết bên trong trang trại có bao nhiêu người.
Khi phóng viên đặt vấn đề xã có kiểm tra những người sống và làm việc trong trang trại làm gì hay không thì ông Thuận thừa nhận chưa lần nào kiểm tra. “Tôi sẽ báo cáo với chủ tịch UBND xã để kiểm tra” – ông Thuận nói.
Theo 24h
Giá trứng miền Nam giảm, Hà Nội vẫn "sốt"
Thị trường miền Nam giá trứng gia cầm đã hạ nhiệt, trái ngược với thị trường Hà Nội vẫn đang trong cơn "sốt nóng". Tình hình cung ứng trứng trên thị trường trong dịp Tết khó có thể được cải thiện do lượng cung đã đạt tối đa.
Giá trứng tại Hà Nội vẫn chưa giảm
Giảm từ 700-800 đồng/quả tại miền Nam
Trước động thái cứng rắn của các sở, ngành chức năng TP Hồ Chí Minh cũng như siêu thị Co-opmart Sài Gòn, từ ngày 16-1, Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam (CP) đã phải hạ giá bán trứng trên thị trường miền Nam xuống mức 2.160 đồng/quả, giảm từ 700-800 đồng/quả so với vài ngày trước đó. Tuy nhiên, dù CP đã giảm giá, nhưng Co-opmart Sài Gòn vẫn chưa nhận phân phối trở lại với lý do, phía CP phải có giải thích đầy đủ về việc tăng giá bất thường thời gian qua, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Trái ngược với thị trường TP Hồ Chí Minh, tại Hà Nội, theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Co-opmart Hà Nội, tại miền Bắc, CP vẫn chưa có động thái gì về việc giảm giá bán trứng. Hiện Co-opmart Hà Nội cũng đang tạm ngừng nhập trứng của CP mà chuyển sang nhập của một doanh nghiệp khác.
Theo ông Dũng, Co-opmart Hà Nội sẽ kiên quyết chờ động thái từ nhà cung cấp trứng lớn nhất miền Bắc này để tránh thiệt hại cho người tiêu dùng. CP là một doanh nghiệp chiếm thị phần lớn, phải có trách nhiệm chia sẻ với người tiêu dùng, không thể tăng giá tùy tiện.
Hiện, tại các chợ bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, sáng 16-1, giá trứng gà công nghiệp vẫn đứng ở mức từ 2.800- 3.100 đồng/quả, trứng vịt từ 3.100-3.300 đồng/quả. Có thể thấy, sự vào cuộc quyết liệt và kịp thời của sở, ngành chức năng TP Hồ Chí Minh đã giúp người tiêu dùng trên địa bàn TP này được mua trứng với giá cả phải chăng. Còn tại Hà Nội, đến hôm qua 16-1, phía CP vẫn chưa có thông báo gì về việc giảm giá trứng. Do hai cách làm, hai thái độ khác nhau mang lại hai kết quả khác nhau.
Chưa cần thiết phải nhập khẩu
Trả lời về việc có nên cho nhập khẩu trứng để "hạ nhiệt" thị trường hiện nay, ông Nguyễn Đức Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, thị trường không hao hụt nhiều, do vậy, không nên cho nhập khẩu trứng vào thời điểm này. Nếu cho nhập sẽ tiếp tục gây khó khăn, sức ép lên ngành chăn nuôi trong nước, vốn đã kiệt sức trong hơn một năm qua. Ông Trọng cho hay, việc tăng giá hiện nay là do một số nhà sản xuất lớn lợi dụng để thổi giá, chứ thị trường không khan hiếm đến mức độ như vậy. "Vào tháng Tết, nhu cầu tiêu dùng trứng gia cầm có tăng cao hơn do sử dụng vào công nghiệp chế biến bánh kẹo, còn nhu cầu tiêu dùng trong dân cũng không phải là lớn". Tương tự, đại diện Bộ Công Thương cũng cho rằng, chưa cần thiết phải cho phép nhập khẩu khẩn cấp trong hạn ngạch đối với mặt hàng trứng gia cầm, vì nguồn cung trong nước vẫn đảm bảo, chi phí đầu vào không tăng.
Số liệu từ Cục Chăn nuôi cho thấy, trong một thời gian dài, chăn nuôi liên tiếp gặp khó khăn, do đó, lượng đàn gà đẻ trứng đã giảm khoảng 30% so với 2 năm trước. Anh Nguyễn Duy Biên, trú tại Sài Sơn, Quốc Oai cho biết, 1 năm trước, anh có 2 trang trại nuôi tới hàng nghìn con gà đẻ trứng giống và thương phẩm. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, nuôi gà đẻ liên tiếp lỗ vốn vì giá xuống thấp, vì dịch bệnh, vì thức ăn tăng giá. Do đó, khoảng 1 năm nay, anh đã bán tháo đàn gà đẻ, bỏ nuôi gà chuyển sang mô hình trồng cây ăn quả. "Nuôi gà đẻ vất vả, lợi nhuận thu về không ổn định mà rủi ro cao. Hơn 1 năm nay, tôi trồng cam Canh, bưởi Diễn, vừa nhàn rỗi, thu nhập cũng không đến nỗi nào", anh Biên tâm sự.
Theo VNE
Bí thư chi bộ "rủ" vợ đắp đường cho dân đi Ngày ngày chứng kiến cảnh người dân đi lại trên con đường lầy lội, vất vả, anh đã bàn với vợ gác lại công việc gia đình, đi đắp đường cho dân đi. Vềxã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình hỏi nhà Bí thư chi bộ thôn Sen Đông không mấy ai không biết. "Nhà Bí thư Thỉnh "ăn cơm nhà vác...