Trang trại cá hồi trên đỉnh Pù Rinh
Cách trung tâm thị trấn Lang Chánh chừng 15km, vượt những con dốc quanh co uốn lượn, chúng tôi dừng chân tại một ngôi nhà sàn nằm cheo leo bên dốc núi. Xung quanh ngôi nhà, gần chục bể lớn cỡ chừng 100m3 xây xi măng nối tiếp nhau theo kiểu ruộng bậc thang.
Đó là trại nuôi cá hồi, cá tầm, cá trắng châu Âu – những loài cá nước lạnh của ông Hà Khắc Sâm, người bỏ phố lên núi quyết tâm làm giàu.
Thời gian qua, một số hộ dân ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân đã có đơn, thư tố cáo đến các cơ quan chức năng về những sai phạm của Chủ tịch..
Bể nuôi cá hồi của ông Hà Khắc Sâm.
Trong chiếc xe bán tải đã cùng ông chinh chiến qua nhiều cung đường, ông Sâm quay sang phía tôi vừa chỉ vào chiếc áo khoác đang được treo ngay ngắn sau ghế lái, nói: “Cô thấy không? Thời tiết ở thị trấn đang nắng nóng thế này mà trong xe tôi lúc nào cũng phải có sẵn áo khoác và mũ cối đấy”. Đường đến trang trại nuôi cá của ông Sâm gắn liền với những khúc quanh co, uốn lượn ngoằn ngoèo. Sau khoảng 20 phút, thì những thắc mắc của tôi về câu nói ban đầu của ông Sâm như được giải đáp. Trang trại nuôi cá của ông nằm lọt thỏm giữa mênh mông núi rừng, không khí trong lành, mát mẻ.
Ông Sâm vừa đưa chúng tôi đi tham quan trang trại nuôi cá vừa kể: Tôi làm nghề xây dựng, chưa từng liên quan đến cá mú hay nông nghiệp. Sau một thời gian theo dõi nhiệt độ và các điều kiện cần thiết khác của mó nước nằm cuối thôn Năng Cát, gần thác Mây của đỉnh núi Pù Rinh, các kỹ sư của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thanh Hóa đã nhận xét mó nước này có độ cao khoảng 650-700m so với mặt nước biển, quanh năm có nguồn nước trong mát chảy từ trong lòng núi ra, vì vậy có đủ điều kiện phù hợp, có thể nuôi thành công cá hồi, một loại cá có giá trị kinh tế cao. Từ thực tế trên, Sở KH&CN tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng phương án thử nghiệm nuôi cá hồi và giao cho Công ty TNHH Hà Dương của tôi thực hiện. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng của mình, tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian đến thăm các trang trại ở vùng Đông và Tây Bắc, là những vùng có cùng điều kiện thời tiết, khí hậu khá tương đồng với Lang Chánh. Năm 2010 tôi chính thức bắt tay vào xây dựng trang trại cá hồi đầu tiên trên đỉnh Pù Rinh.
Nhớ như in những ngày đầu đặt chân đến nơi này, cảnh vật còn hoang sơ, chỉ có những ngọn núi trơ trọi, vắng bước chân người. Khi ấy ông Sâm đã nghĩ, có vẻ như ở nơi này kiếm miếng ăn qua ngày đã khó, còn làm giàu thì chỉ dành cho những người “khùng” mà ít ai dám nghĩ, dám làm. Bỏ qua mọi suy nghĩ tiêu cực, ông vẫn tất tả bước vào công đoạn đào ao, tìm nguồn dẫn nước suối. Nhìn vào quả đồi đã được san phẳng đi một phần, ông không nghĩ mình lại có thể làm được như ngày hôm nay. Có những ngày, phải đưa từng chút một vật liệu bằng xe u oát mới có thể len vào nơi này. Rồi mở đường, kéo điện tất cả đều phải tự túc rất khó khăn, hơn một năm mọi thứ mới dần ổn định.
Lúc đầu, nhận thấy cá phù hợp với khí hậu và môi trường nước ở đây nên ông đã nuôi với số lượng 6.000 con cá hồi giống. Kinh phí đầu tư xây dựng 3 bể, kéo điện thắp sáng, nhà trông cá, máy bơm… hơn 2,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì cá hồi chỉ sống được ở nơi nước lạnh, sạch, lại dễ mắc bệnh nấm. Bên cạnh đó, loài này đòi hỏi 100% nguồn thức ăn chất lượng, thức ăn của cá hồi phải mua từ các nước Pháp và Hà Lan về. Mỗi ngày đêm phải cho cá ăn 4 lần, với thời gian cách đều, lại vận chuyển tốn kém nên để thực hiện ước mơ nuôi cá hồi trên đỉnh Pù Rinh cũng không mấy dễ dàng.
Đầu tư bài bản, chuyên nghiệp ngay từ đầu là thế nhưng những khó khăn khi bắt tay vào một lĩnh vực mới là rất lớn. Ông Sâm cho biết, cá hồi có nguồn gốc từ xứ lạnh, để nuôi thành công ở một nước nhiệt đới như Việt Nam là điều không đơn giản, nếu không nói là cực kỳ khó khăn. Cả nhà ông thay nhau thức đêm canh chừng bể cá trong suốt thời gian dài. Sau 1 năm nuôi thử nghiệm, cá bắt đầu sinh trưởng tốt, gia đình ông bán thu lãi gần 200 triệu đồng. Niềm vui vừa chạm ngõ thì cơn bão lịch sử năm 2012 ập đến, nước lũ từ trên núi đổ xuống, bùn đất tràn vào khiến cá chết sặc khoảng 2 tấn cá thương phẩm, tương đương với giá trị gần cả tỷ đồng. Nhìn cá chết nổi trắng bờ, ông nghĩ mình sạt nghiệp, việc nuôi cá phải bỏ dở. Vớt số cá còn sống sót, ông quyết tâm làm lại từ đầu.
Theo ông Sâm, nuôi cá hồi rủi ro rất cao, không cẩn thận là trắng tay. Các yếu tố quan trọng khi nuôi cá hồi là nước phải lạnh, sạch, lượng oxy cao. Nhiệt độ dưới nước tốt nhất là 12 – 13 độ C, cao nhất là 17 – 18 độ C. Bể càng sâu, độ lạnh càng tốt, cá sinh trưởng mạnh hơn. Cá hồi ít bị dịch bệnh nhưng gặp nước bẩn sẽ chết ngay. Để đảm bảo môi trường nước sạch, mỗi ngày ông cho công nhân thau bể một lần, phải chở hàng tấn xe muối về để tắm phòng bệnh cho cá, hoặc tắm liên tục nếu cá có biểu hiện của dịch bệnh.
Trong quá trình nuôi, cá phát triển được 200 – 300 gram thì tách bể. Mỗi ngày ông cho cá ăn 4 lần, tắm muối và theo dõi nguồn nước, oxy cho sự phát triển của cá. Đây là loài cá nước lạnh nên mùa hè nhiệt độ cao cá dễ chết, do đó phải kiểm tra thường xuyên. Do có nguồn nước sạch, luôn ở nhiệt độ thích hợp và được đầu tư ô bể, cùng các thiết bị chuyên dùng, chăm sóc đúng kỹ thuật nên cá sinh trưởng tốt, mang lại giá trị kinh tế cao. Ông cho biết, điều kiện thuận lợi để nuôi cá hồi, cá tầm thương phẩm ở đây là nguồn nước tự nhiên, dồi dào và đảm bảo chất lượng. Nếu như năm 2010, công ty nuôi cá hồi, xuất bán được gần 5 tấn thì năm 2018 công ty đầu tư nuôi thêm cá trắng châu Âu cùng với cá tầm và cá hồi, xuất bán được hơn 8 tấn, thu về hơn 2,5 tỷ đồng trừ chi phí lãi khoảng 700 triệu đồng.
Ông Sâm ví việc nuôi cá hồi vất vả hơn nuôi con mọn. Loài cá mang danh “quý tộc” này rất đỏng đảnh, chỉ sống ở nước trong sạch, oxy trong nước phải đạt đúng chỉ số cho phép, chỉ cần một trong các yếu tố trên thay đổi, cá sẽ phơi bụng, lập lờ nổi hết. Chưa kể, những rủi ro từ thời tiết như mưa lũ, sạt lở đất có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào… Chính vì điều kiện nuôi ngặt nghèo như thế, ông phải thuê thêm 3 công nhân người bản địa cùng ăn ngủ với cá. Thậm chí, họ không có khái niệm nghỉ ca mà phải chia ca túc trực bên bể cá để sẵn sàng huy động “cứu cá” nếu như không muốn bị mất trắng.
Sau gần 10 năm “ăn ngủ” cùng cá, hiện tại trang trại của ông đã lên tới 9 bể nuôi với hơn 2 vạn cá, bao gồm cá hồi, cá tầm và cá trắng châu Âu, đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện nay giá bán tại trang trại cho 1kg cá hồi là 400 ngàn đồng/1kg, cá tầm 250 ngàn đồng/kg. “Nhìn lại gần 10 năm, tôi vẫn không nghĩ mình có thể có duyên nợ với nghề này lâu bền đến như vậy. Giờ thì ăn cá, ngủ cá, làm gì trong đầu cũng nghĩ tới cá”, ông Sâm chia sẻ.
Đây là nơi có nhiệt độ lạnh nhất và cũng là nơi duy nhất nuôi được cá hồi ở Lang Chánh. Sườn núi có độ dốc cao, nước chảy mạnh và nhiệt độ nước trung bình 15-18C rất thích hợp để loài cá hồi có nguồn gốc từ xứ lạnh sinh trưởng, phát triển. Cá hồi được nuôi trên đỉnh Pù Rinh có mùi vị rất đặc biệt, không giống bất kỳ nơi nào nên được chọn vào trong thực đơn của các nhà hàng để tiếp đãi du khách gần xa khi đến với Lang Chánh. Mong muốn của ông là người dân được sử dụng sản phẩm sạch, chất lượng. Qua đó, quảng bá, giới thiệu đến bạn bè trong tỉnh về cá hồi, cá tầm mang thương hiệu Lang Chánh.
Theo baothanhhoa.vn
Giây phút nam sinh lớp 9 lao mình xuống sông cứu 3 học sinh khỏi đuối nước
Khi nghe tiếng kêu cứu từ phía bờ sông, nam sinh lớp 9 Trường THCS Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đã chạy ra và không kịp nghĩ ngợi gì vội lao xuống sông, bơi ra giữa dòng rồi lần lượt cứu sống 3 học sinh khác.
Giây phút nam sinh lớp 9 lao mình xuống sông cứu 3 học sinh khỏi đuối nước
Những ngày qua, em Vũ Văn Hùng - học sinh lớp 9A, Trường THCS Phúc Thịnh (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) vẫn lên lớp đi học bình thường như mọi ngày. Chỉ vài ngày trước, sự dũng cảm của Hùng đã cứu sống 3 em học sinh Trường THCS Thọ Xương, huyện Thọ Xuân thoát khỏi đuối nước trên sông Chu, đoạn giáp ranh giữa xã Phúc Thịnh (Ngọc Lặc) và xã Thọ Xương (Thọ Xuân).
Em Vũ Văn Hùng chia sẻ về việc cứu 3 học sinh khỏi đuối nước.
Trong câu chuyện chia sẻ với phóng viên, Hùng vẫn có cảm giác như trách bản thân mình khi biết còn 2 bạn khác đã bị đuối nước thương tâm.
"Chiều hôm đó, em vừa ngủ dậy, đang chuẩn bị đi rào vườn thì nghe tiếng kêu cứu phía bờ sông, em vội chạy ra thì thấy có 3 bạn đang ở dưới sông. Trước mặt em là bờ sông bị sạt lở cao khoảng 10m, em chạy xuống một đoạn rồi lao vội xuống cứu một bạn đầu tiên đưa vào bờ. Còn 2 bạn đang ôm nhau chới với ngoài sông. Tiếp đó em cứu từng người một đưa vào", Hùng nhớ lại.
Dáng người cao gầy, nhưng tinh thần dũng cảm của Hùng thật đáng khâm phục, em đã "chiến đấu" giữa dòng nước chảy xiết để cứu sống 3 học sinh khác khỏi đuối nước: "Lúc đó em chả hiểu sao bờ sông cao thế mà em nhảy qua, lao xuống sông và chỉ biết bơi thật nhanh ra giữa dòng để cứu người chứ không kịp nghĩ gì".
Mặc dù bờ sông bị sạt lở, có độ cao khoảng 10m, nhưng em Hùng đã bất chấp nguy hiểm lao xuống sông cứu được 3 học sinh khỏi đuối nước.
Sau khi cứu được 3 học sinh lên bờ an toàn, do không biết có bao nhiêu người xuống tắm sông, hơn nữa mệt quá nên Hùng nằm nghỉ một lúc. Khi tỉnh dậy, Hùng có hỏi và các bạn khác nói còn một em nữa. Ngay lập tức, Hùng tiếp tục lao xuống sông lặn tìm.
"Sau đó, một số người dân trong làng chạy ra cùng xuống sông tìm kiếm và đã phát hiện được một bạn, còn bạn thứ hai có thể đã chết đuối từ trước đó mà mọi người không biết. Đến tối không thấy về mọi người đi tìm thì phát hiện bạn đã chết đuối", Hùng cho biết thêm.
Được biết, tại thời điểm xảy ra sự việc, một nhóm học sinh khoảng 30 bạn ra sông chơi và khoảng 15 em xuống tắm, còn lại ở trên bờ.
"Qua đây, em mong các bạn phải cẩn thận, nếu không biết bơi thì không nên xuống nước tắm. Khi gặp tình huống cứu người đuối nước thì phải tự chủ với bản thân mình", Hùng chia sẻ kinh nghiệm.
Được biết, nhà gần sông nên Hùng có điều kiện học bơi từ năm lớp 6 và đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm trên sông nước.
Sinh ra trong gia đình có 3 chị em, Hùng là con thứ hai trong nhà, bố và chị gái đi làm ăn, hai anh em Hùng ở nhà với mẹ. Hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên ngoài những lúc đến trường, em thường giúp mẹ làm việc. Hôm xảy ra vụ việc cũng là lúc em đang đi rào vườn sau nhà.
Ở trường, Hùng là một học sinh được đánh giá ngoan hiền, có ý thức học tập.
Khi được hỏi về ước mơ sau này của mình, Hùng mong muốn có một công việc ổn định để giúp đỡ bố mẹ và gia đình.
Nhận xét về cậu học trò của mình, cô Quách Thị Quyển, Hiệu trưởng Trường THCS Phúc Thịnh, cho biết, Hùng là một học sinh ngoan hiền và có tính hài hước, được bạn bè yêu mến. Hùng cũng rất có ý thức trong học tập.
"Trước mất mát của học sinh thì thực sự ai cũng đau lòng với những cái không may các em xảy ra tai nạn. Nhưng thực sự nhà trường cũng rất tự hào với em Vũ Văn Hùng đã có hành động dũng cảm, quên mình vì mọi người. Bên cạnh đó, nhà trường cũng có căn dặn học sinh thấy người gặp nguy hiểm là phải cứu nhưng cũng phải tự lượng sức mình", cô Quyển chia sẻ.
"Tôi cũng nghĩ rằng đây là một thành công của nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em. Bởi vì ngoài việc dạy văn hóa, nhà trường cũng luôn đề cao vai trò giáo dục kỹ năng sống để các em tự bảo vệ mình và cũng biết chia sẻ cùng với mọi người. Năm nào Phòng GD&ĐT cũng có hướng dẫn về việc nâng cao kỹ năng sống cho học sinh và nhà trường triển khai đến các em", cô Quyển cho biết thêm.
Cô Quách Thị Quyển, Hiệu trưởng Trường THCS Phúc Thịnh chia sẻ về học sinh của mình.
Sau khi nghe tin em Hùng dũng cảm cứu sống 3 học sinh trường THCS Thọ Xương khỏi đuối nước, nhà trường đã tìm hiểu và tuyên dương tinh thần dũng cảm của em trước buổi chào cờ hôm thứ 2.
Với hành động dũng cảm của mình, em Hùng đã được UBND huyện Ngọc Lặc và xã Phúc Thịnh tặng giấy khen kèm theo phần thưởng nhằm tuyên dương, làm tấm gương giáo dục cho học sinh.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Bắt dân chui háng, đe dọa lãnh đạo vẫn làm Chủ tịch MTTQ Với hàng loạt vi phạm như đánh dân và bắt chui qua háng, chửi mắng Bí thư thị trấn, nhận tín nhiệm thấp trong Đảng... tuy nhiên Chủ tịch MTTQ thị trấn Lang Chánh vẫn được tái cử khóa mới. Theo tìm hiểu của PLO, ông Vì Văn Hà, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thị trấn Lang Chánh (huyện Lang Chánh,...