Trang trại 40.000 con xương đen và thương hiệu Toàn “gà ác”
Đường từ trung tâm phường Đức Thắng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đến nhà anh Lê Minh Toàn khá quanh co và khó tìm, song khi chúng tôi hỏi địa chỉ trang trại “Toàn gà ác” thì dân phố ở đây ai cũng biết.
Đến thăm trang trại gà ác rộng hơn 1ha, chúng tôi khá ấn tượng với việc nuôi gà ác rất bài bản và chuyên nghiệp của anh Toàn. Một quy trình nuôi khép kín, từ gà mái đẻ, đến ấp trứng nhân tạo, úm gà con và nuôi gà thịt, có kiểm soát dịch bệnh và kiểm tra của ngành chức năng.
Anh Toàn đầu tư 20 máy ấp trứng để chủ động con giống.
Ngay cổng vào trang trại là tấm bảng “Chuyên cung cấp gà ác giống, gà ác thịt, trứng, gà con, gà bố mẹ” đính kèm địa chỉ và số điện thoại liên hệ của anh Toàn. Kế tiếp là văn phòng nhỏ để giao dịch và khu ấp nở gà ác giống. Với 20 máy ấp trứng, công nhân làm việc trong trại tất bật phân loại và chuyển gà giống đi các tỉnh.
Nhưng ấn tượng nhất phải nói đến khu nuôi gà ác thương phẩm. Tuy trại gà ở trong lòng phố nhưng khá rộng rãi, sạch sẽ và mát mẻ với cây cối tỏa bóng xung quanh. Đến dãy nhà đầu tiên, ở đó có hàng chục chuồng gà xếp thành hai dãy song song.
Hiện, anh Toàn đang nuôi 3.000 con gà sinh sản, xuất bán 40.000 con gà ác thương phẩm/năm với giá bán dao động từ 110.000 – 130.000 đồng/kg. Theo anh Toàn, giá bán này cao hơn giá gà ta 10.000 đồng/kg, trong khi đó chi phí nuôi như nhau.
Hiện anh Toàn đang nuôi 3.000 con gà ác sinh sản, xuất bán 40.000 con gà ác thương phẩm/năm.
Khái lược về quá trình nuôi gà ác, Toàn cho biết, anh sinh năm 1977, cầm tinh con rắn nhưng lại phát đạt nhờ con gà. Tuổi tròn 40 nhưng đến nay anh Toàn đã có 19 năm gắn bó với con gà ác. “Việc tôi “bén duyên” con gà ác rất tình cờ. Năm 1998, xem thấy ti vi thấy có mô hình nuôi gà ác cho thu nhập cao ở Long An, tôi liền lặn lội vào tận Long An tìm mua giống gà này về nhà mình nuôi”, anh Toàn bộc bạch.
Video đang HOT
Khởi đầu anh chăn nuôi gà rất khó khăn do không có kinh nghiệm chăn nuôi, thiếu vốn đầu tư và nhất là thị trường tiêu thụ. Theo anh Toàn, gà ác xương đen là giống gà quý hiếm. Điểm nổi bật của giống gà ác này là có thịt, da và xương đều có màu đen đậm và có chất lượng thịt thơm ngon. Ngoài làm thực phẩm thì xương và thịt của gà xương đen còn là một vị thuốc quý trong dân gian. Tuy nhiên, thời điểm cách đây hơn chục năm thì tiêu thụ gà ác rất khó do còn mới lạ với nhiều người.
Cùng với nuôi gà ác là chủ lực, anh Toàn còn nuôi thêm gà sao, gà Ai Cập và cả lợn rừng.
“Đầu những năm 2000, đàn gà cả vài nghìn con đến thời gian xuất bán mà không có ai mua, tôi như ngồi trên đống lửa, trong khi đó vẫn tốn tiền thức ăn, công chăm sóc. “Đói đầu gối phải bò”, tôi liền nghĩ ra cách tiếp thị là in danh thiếp, đem gà ác đi chào hàng, thậm chí là tặng không khắp các nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận dùng thử. Với chất lượng thịt gà ác thơm, ngon, bổ dưỡng, giá cá phải chăng, dần dần các chủ nhà hàng, khách sạn đã tới tấp tìm đến tôi. Biệt danh “ Toàn gà ác” ra đời từ đó”, anh Toàn vui vẻ nói.
tuổi đời tròn 40 nhưng anh Toàn có đến thâm niên hơn 19 năm nuôi gà ác. Tuy trại gà ở trong lòng phố nhưng khá rộng rãi, sạch sẽ và mát mẻ với cây cối tỏa bóng xung quanh.
Hiện nay, cùng với mở rộng quy mô nuôi gà ác, anh Toàn còn chủ động xây dựng nhóm liên kết để cùng nuôi gà ác. Theo đó, anh sẽ chuyển giao giống, công nghệ chăn nuôi và hợp đồng tiêu thụ toàn bộ gà ác thương phẩm cho hơn 100 hộ dân trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Theo Danviet
Đặc sản đen từ đầu đến chân giúp chàng trai Mông thu lãi lớn
Giống gà xương, thịt, lông, chân, mào đều đen có giá trị dinh dưỡng cao vừa dùng làm thực phẩm, vừa dùng làm thuốc là một đặc sản quý hiếm của người Mông ở vùng cao Mù Cang Chải.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Thú y, Vàng A Công trở về quê hương đầu tư hơn 100 triệu đồng mở trang trại gà. Sau mỗi lứa 4 tháng, Công bán 1000 con gà đen, thu về 30 triệu đồng tiền lãi.
Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) rất nổi tiếng với đặc sản quý hiếm là giống gà xương đen của dân tộc Mông.
Những người Mông nơi đây không biết giống gà đen này có từ bao giờ, bởi từ lúc họ sinh ra đã thấy gà đen chạy tung tăng ở ngoài sân.
Gà xương đen chỉ nặng khoảng 1,2-1,5 kg/con. Chúng được nuôi bán hoang dã nên bay rất giỏi. Thoạt nhìn, gà xương đen rất giống gà rừng.
Điểm khác biệt lớn nhất là chân của chúng có màu đen hoàn toàn và có 4 ngón.
Mào của chúng cũng có màu đen đặc trưng. Lông quanh cổ gà trống thường có màu đen hoặc pha chút vàng, đỏ. Gà đen Mù Cang Chải là thực phẩm được du khách đến vùng này ưa thích, với món gà nướng tẩm mật ong rừng nổi tiếng.
Các gia đình người Mông ở Mù Cang Chải đều nuôi gà xương đen. Thức ăn của chúng chủ yếu là lúa hoặc ngô.
Nhưng hầu hết thời gian trong ngày, gà lên rừng núi tự kiếm ăn.
Người dân địa phương khẳng định thịt gà xương đen có hàm lượng axit amin cao, cholesterol thấp, axit linoleic cao nên có giá trị dược liệu, đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch. Mật gà còn dùng chữa bệnh ho cho trẻ em, xương gà nấu thành cao chữa bệnh run tay chân.
Giá gà xương đen dao động 150.000-170.000 đồng/kg.
Do việc nuôi lẫn gà đen với gà ri nên giống dễ bị lai tạp. Nhiều khi một ổ trứng do gà mái đen đẻ ra chỉ có 3-4 con gà đen.
Từ năm 2013 trở lại đây, người Mông ở Mù Cang Chải bắt đầu nuôi gà xương đen theo hình thức trang trại, áp dụng khoa học kỹ thuật.
Có quy mô lớn nhất là trang trại của Vàng A Công. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Thú y ở Thái Nguyên, Công trở về quê đầu tư hơn 100 triệu đồng mở trang trại nuôi 1.000 con gà đen.
Do có kiến thức về thú y nên trang trại nuôi gà của Công khá ổn định, 4 tháng xuất chuồng một lứa. Với giá 150.000 đồng/kg, Công thu lãi khoảng 30-40 triệu đồng/lứa.
Theo Việt Hùng (Zing)