Trạng thái La Nina 3 năm liên tiếp là hiếm gặp, cuối năm 2022 thiên tai, mưa bão sẽ dồn dập
Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đây là năm thứ 3 liên tiếp thời tiết duy trì ở trạng thái La Nina, đây là điều hiếm gặp và cảnh báo khả năng cao thiên tai vào cuối năm là dồn dập khi mưa nhiều, bão kết hợp với không khí lạnh có khả năng gây mưa to đến rất to cho khu vực Trung Bộ.
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia chia sẻ tại hội thảo.
Chia sẻ tại “Hội thảo phối hợp hướng dẫn khai thác thông tin KTTV và cập nhật nhận định diễn biến thiên tai 2022″ do Tổng cục Khí tượng thuỷ văn tổ chức sáng 16/6, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ENSO có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 55-65%.
“Đây là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam chịu ảnh hưởng La Nina – hiện tượng này là ít gặp, thường chu kỳ enso là 2 năm. Dự báo số lượng bão sẽ nhiều hơn trung bình và điều chỉnh tăng hơn so với dự báo trước đây”, ông Hoàng Phúc Lâm lưu ý.
Theo dự báo, từ nay đến hết năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10 – 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 4 – 6 cơn, ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ (trung bình nhiều năm một năm khoảng từ 12-14 cơn, ảnh hưởng trực tiếp khoảng từ 5 – 7 cơn). Đề phòng xảy ra bão có hướng di chuyển phức tạp, dồn dập trong các tháng cuối năm 2022.
Trong các tháng mùa mưa (từ tháng 7 – 9), lượng mưa tại Bắc Bộ có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm. Trái lại, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 7 – 9, lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.
“Từ khoảng tháng 10 – 11, khu vực ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên dự báo lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập. Khả năng cao thiên tai vào cuối năm là dồn dập khi mưa nhiều, bão kết hợp với không khí lạnh có khả năng gây mưa to đến rất to cho khu vực Trung Bộ. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc”, ông Hoàng Phúc Lâm đưa ra cảnh báo.
Video đang HOT
Về nhiệt độ, khu vực Bắc Bộ có nhiệt độ trung bình tháng 7 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 8-9 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C; từ tháng 10 – 12 phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C.
Khu vực Trung Bộ nhiệt độ trung bình tháng 7 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 8-9 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C; từ tháng 10 – 11 phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 7 – 9 nhiệt độ phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C, tháng 10 – 12 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm.
“Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ nhiệt độ trung bình tháng 7 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 8-9 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C. Đề phòng trong tháng 7 có thể xuất hiện giá trị cực đoan liên quan đến nhiệt độ ở khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Dự báo xác suất 70-80% khả năng xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày trên 37 độ C. Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng không gay gắt, không kéo dài như năm 2021. Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt các tháng đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nhiệt độ mùa đông năm nay có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm”, ông Hoàng Phúc Lâm dự báo.
Làm rõ hơn thông tin về mùa mưa bão năm 2022, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, năm nay không khí lạnh đến sớm, hoạt động bão nhiều hơn, kết hợp với nhau thì ảnh hưởng nặng hơn. tạo hình thế gây mưa.
“Trạng thái La Nina liên tục từ 2020 đến nay, những pha lạnh như vậy khiến xác suất mưa liên tục cao, đặc biệt Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Năm nay dự báo Tây Bắc Thái Bình dương có bão mạnh, khả năng dồn vào cuối năm nên sẽ tác động đến nước ta. Mưa liên tục phối hợp không khí lạnh đến sớm, tạo hội tụ gây mưa rất lớn và dồn dập ở miền Trung vào tháng 11″, ông Mai Văn Khiêm thông tin.
Cảnh báo về lượng mưa, đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, trong tháng 7 tổng lượng mưa tại Bắc Bộ phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 – 20% với xác suất khoảng 60 – 70%.Trong tháng 8-9, tổng lượng mưa tại Bắc Bộ cao hơn trung bình nhiều năm từ 5 – 10% với xác suất khoảng 60%. Tháng 10, tổng lượng mưa ở Bắc Bộ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 – 25% với xác suất khoảng 60%, riêng khu vực Tây Bắc có lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 5 – 15% với xác suất 65%.
Các tháng 11 – 12, tổng lượng mưa tại Bắc Bộ ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 60 – 70%.
Khu vực Trung Bộ, tháng 7, tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 5 – 15% với xác suất khoảng 60%; tháng 8 – 9, tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 60%, riêng khu vực Thanh Hóa-Quảng Bình thấp hơn từ 10 – 25% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ với xác suất khoảng 60%.
Tháng 10, tổng lượng mưa ở Bắc Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 10 – 25% so với trung bình nhiều năm, riêng khu vực Trung và Nam Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 30 – 60%, có nơi trên 70% với xác suất khoảng 70 – 90%.
Tháng 11/2022, tại Bắc Trung Bộ tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn 10 – 25% với xác suất khoảng 60%, riêng khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 15 – 35%, có nơi trên 40% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ với xác suất khoảng 70 – 90%.
Tháng 12/2022, tổng lượng mưa Trung Bộ phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 – 30%, riêng Bắc Trung Bộ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10 – 20% với xác suất khoảng 60 – 80%.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, tháng 7-8, tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn từ 10 – 20% so với trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 60 – 70%; tháng 9 tổng lượng mưa xấp xỉ trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 60%.
Tháng 10-11, tổng lượng mưa tại Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn từ 30 – 60%, trong đó tháng 10 có nơi cao hơn trên 70%, tại Nam Bộ tổng lượng mưa cao hơn từ 10-20% so với trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 60 – 70%.
Tháng 12, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn khoảng 10 – 20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ với xác suất khoảng 60 – 70%.
Thanh Hoá chỉ đạo vận hành an toàn các hồ chứa thủy điện trên sông Mã ứng phó với mưa lũ
Ngày 13/6, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản về việc vận hành an toàn các hồ chứa thủy điện trên sông Mã để chủ động ứng phó mưa lũ.
Nước sông Mã lên cao. Ảnh tư liệu: Nguyễn Nam/TTXVN
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều 13/6 đến ngày 15/6 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 40-80 mm, có nơi trên 120 mm. Để chủ động ứng phó với mưa lũ, bảo đảm an toàn cho công trình và khu vực hạ du, ngày 13/6, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản gửi Giám đốc các công ty thủy điện trên lưu vực sông Mã về việc vận hành các hồ chứa thủy điện sông Mã.
Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy điện Trung Sơn thực hiện chế độ vận hành trong mùa lũ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 13 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã. Trước khi thực hiện vận hành các cửa xả phải thông báo cho Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ, đơn vị quản lý vận hành các hồ Thành Sơn, Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy 1 cũng như chính quyền, nhân dân các địa phương khu vực hạ du biết để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
Ngoài ra, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy điện Trung Sơn phải cập nhật, thông báo thường xuyên cho các đơn vị trên các số liệu quan trắc, dự báo, tính toán, đặc biệt là kế hoạch, lưu lượng xả lũ để các chủ đập, UBND các địa phương và người dân khu vực hạ du biết, chủ động triển khai phương án bảo đảm an toàn cho người, tài sản và công trình trong thời gian điều tiết hồ chứa.
Trong quá trình vận hành điều tiết hồ thủy điện Trung Sơn, các hồ Thành Sơn, Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy 1... vận hành điều tiết với lưu lượng không lớn hơn lưu lượng đến hồ chứa; đồng thời, phải bảo đảm mực nước hồ không vượt quá cao trình mực nước dâng bình thường. Khi mực nước đạt đến mực nước dâng bình thường, vận hành điều tiết với lưu lượng xả tương đương lưu lượng đến hồ.
Văn bản cũng nêu rõ: Trong trường hợp mất thông tin liên lạc hoặc không nhận được lệnh vận hành của người ra lệnh vận hành hoặc các tình huống bất thường khác, Giám đốc các đơn vị quản lý, vận hành hồ được quyết định việc vận hành hồ chứa theo đúng quy định; đồng thời, phải thực hiện các biện pháp ứng phó phù hợp theo quy định.
Hiện mực nước thượng lưu hồ chứa thủy điện Trung Sơn ở cao trình 159,02 m xấp xỉ mực nước dâng bình thường (cao trình 160m), lưu lượng về hồ 375m3/s, lưu lượng xả 443m3/s.
Cảnh báo mưa lũ ở miền Bắc; miền Trung nắng nóng trên 37 độ C Dự báo các tỉnh miền Bắc sẽ có mưa dông trong những ngày tới, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở nhiều nơi, trong khi đó, miền Trung nắng nóng trên 37 độ C. Các tỉnh miền Bắc có mưa trong những ngày tới. Ảnh: TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 24 đến...