Trang sức Trung Quốc nhiễm độc ngập chợ Hà Nội
Ngay tại thủ đô Hà Nội, các loại nữ trang độc hại này vẫn được bán nhan nhản với giá 50 nghìn đồng/kg.
Theo lời hướng dẫn của một số tiểu thương chuyên bán nữ trang xi mạ ở Hà Nội, muốn mua các loại nữ trang này chỉ cần đến chợ Đồng Xuân loại gì cũng có. Không chỉ thế, giá của các loại nữ trang xi mạ độc hại này cũng rất rẻ.
Trong vai một tiểu thương đi mua đồ nữ trang xi mạ về bán, phóng viên Dân trí đã được một số tiểu thương tại chợ Đồng Xuân chào bán rất nhiệt tình với giá vài nghìn một dây trang sức. Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi về nguồn gốc xuất xứ của các loại nữ trang xi mạ, tiểu thương này lại ấp úng, chối quanh.
Trước đó, theo kêt qua kiêm nghiêm cua Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, tất cả các mẫu nư trang xi ma xuất xứ từ Trung Quôc mà Trung tâm này kiểm định đều bi nhiễm chì và chưa cadmium (một loại kim loại nặng được xếp hàng thứ 7 trong 275 chất cực độc).
Các chuyên gia y tế cảnh báo, khi đeo các món đồ trang sức xi mạ, mồ hôi từ cơ thể tiết ra có thể phản ứng với các chất hóa học có trong đó và gây kích ứng cho da. Đặc biệt với những người có làn da nhạy cảm, cơ địa dễ dị ứng, có thể rơi vào tình trạng dị ứng từ nhẹ đến nặng với các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy, nổi mụn nước. Về lâu dài, nó còn dẫn đến nhiều căn bệnh da liễu nguy hiểm và rất khó điều trị.
Xuân Ngọc
Theo Dantri
"Lộ mặt" cơ sở sản xuất tinh dầu chế biến sữa ngô "siêu lợi nhuận"
Sau khi tìm hiểu về loại tinh dầu được sử dụng trong quá trình chế biến sữa ngô "siêu lợi nhuận", phóng viên Lao Động đã bước vào hành trình truy tìm tận gốc cơ sở sản xuất và chế biến loại tinh dầu không rõ nguồn gốc xuất xứ này.
Cận cảnh khu vực trung tâm sản xuất loại tinh dầu Mỹ Linh.
Truy tìm địa chỉ
Hai loại tinh dầu được sử dụng phổ biến trong chế biến sữa ngô là tinh dầu sữa và tinh dầu ngô. Theo tìm hiểu của phóng viên, những loại tinh dầu này đang được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, đặc biệt là ở các chợ đầu mối lớn như chợ Đồng Xuân.
Video đang HOT
Lần theo những thông tin có được do một số chủ cơ sở sản xuất sữa ngô cung cấp, chúng tôi tìm đến chợ Đồng Xuân tìm mua loại hương hiệu chế biến sữa ngô "siêu lợi nhuận".
Khu chợ sầm uất này được xem là nơi "thứ gì cũng có", nên khi chúng tôi vào vai những người mới kinh doanh mặt hàng đồ uống, muốn tìm mua nguyên liệu để chế biến sữa ngô đem lại lợi nhuận cao, khá nhanh chóng đã được chủ cửa hàng tạp hóa trong chợ cung cấp.
Theo quan sát của phóng viên, các chai tinh dầu sữa và tinh dầu ngô được chủ cửa hàng tạp hóa giới thiệu là những nguyên liệu chủ yếu để tạo mùi thơm hấp dẫn cho sữa ngô có tên là tinh dầu Mỹ Linh. Mặc dù sản phẩm này đáp ứng yêu cầu tối thiểu là có nhãn mác, nhưng dường như chỉ là một hình thức "qua mặt" người tiêu dùng, còn những thông tin thiết yếu trên nhãn mác đối với sản phẩm thực phẩm như: Ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên các chất phụ gia được sử dụng trong chế biến... thì hoàn toàn không có.
Bên cạnh đó, loại sản phẩm này còn sai phạm về đăng ký chất lượng sản phẩm khi tất cả các mẫu sản phẩm đều chung một số đăng ký chất lượng là 394/2001/CBTC-YT. Trong khi đó, theo quy định, mỗi sản phẩm khác nhau phải có một số đăng ký chất lượng khác nhau.
Vậy nên, chất lượng của sản phẩm tinh dầu được quảng cáo là có hương thơm tự nhiên, dùng làm kem, kẹo, giải khát này rất khó đoán định, nhất là khi người tiêu dùng gián tiếp sử dụng sản phẩm này qua những sản phẩm thực phẩm đã được chế biến, trong đó có sữa ngô.
Để mua loại tinh dầu có tên tinh dầu Mỹ Linh khá dễ dàng, nhưng việc tìm ra gốc rễ nơi sản xuất loại sản phẩm này lại không hề đơn giản.
Hòa vào dòng người vào ra tấp nập tại khu hàng tạp hóa ở chợ Đồng Xuân, trong vai những người làm buôn bán, phóng viên Lao Động tiếp tục hành trình truy tìm cơ sở sản xuất loai nguyên liệu trôi nổi này.
Mặc dù đã nhiều lần "buôn bán" ở chợ Đồng Xuân, thậm chí trở thành "khách quen" của một số cửa hàng chuyên bán hương liệu, nhưng khi chúng tôi dò hỏi về cơ sở sản xuất tinh dầu Mỹ Linh thì thái độ của chủ hàng trở nên khác hẳn.
Người thì bảo không biết, người thì chỉ đông, chỉ tây, thậm chí có bà chủ hàng nóng nảy còn buông ra những lời nói nặng và khiếm nhã, thiếu chút nữa sẽ có một trận "khẩu chiến" nếu chúng tôi không nhanh chóng rút lui. Vậy là, được một phen "quay như chong chóng", chúng tôi vẫn chưa thể tìm được gốc rễ cơ sở sản xuất loại nguyên liệu chế biến sữa ngô mang lại lợi nhuận cao ấy.
Giữa lúc việc truy tìm rơi vào bế tắc thì một người bán bánh khoai lại trở thành "vị cứu tinh". Ghé vào hàng bánh khoai trong góc chợ Cầu Đông - bên cạnh chợ Đồng Xuân, chúng tôi vừa nhâm nhi chiếc bánh, vừa tiếp tục dò hỏi. Không ngờ người phụ nữ bán bánh lại nhanh miệng nói: "Tinh dầu Mỹ Linh á, ngay trên 78 Hàng Bồ ấy".
Trong phút chốc, mọi lo lắng được hóa giải. Ríu rít cảm ơn người bán bánh và mặc dù chưa biết thông tin người phụ nữ này cung cấp có chính xác hay không, nhưng ở thời điểm đó, chúng tôi vui mừng như "bắt được vàng" và tiếp tục lên đường truy tìm cơ sở sản xuất tinh dầu chế biến sữa ngô "siêu lợi nhuận".
Vào "hang cọp"
Theo chỉ dẫn của người bán bánh khoai tại chợ Cầu Đông, phóng viên Lao Động tìm đến địa chỉ số nhà 78 phố Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Dừng xe trước địa chỉ này, phóng viên ngỡ ngàng khi đây lại là một cửa hàng làm may. Một nỗi thất vọng lại lan tỏa và chúng tôi nhìn nhau ngao ngán thở dài.
Sau vài phút suy ngẫm, chúng tôi quyết định lân la dò hỏi những người sống quanh khu vực này về địa chỉ cơ sở sản xuất tinh dầu Mỹ Linh. Dừng chân ngồi nghỉ ở quán nước ven đường, qua dăm ba câu chuyện "tầm phào", chúng tôi dần chuyển chủ đề về cơ sở tinh dầu kia. Thật không ngờ, người chủ quán nước chỉ tay chếch sang đường phía đối diện địa chỉ cơ sở tinh dầu Mỹ Linh ở ngay số 87 Hàng Bồ và bảo: "Bên kia kìa, chỗ đông người ra vào, có mấy cái xe máy dựng trước cửa ý".
Thật tình cờ và cũng là may mắn cho chúng tôi khi đang loay hoay tìm cơ sở sản xuất tinh dầu này thì nó lại hiện hữu ngay trước mắt. Từ quán nước nhìn sang, ngôi nhà 2 tầng có diện tích khoảng 70m2 khá cũ kỹ, phía trước có treo tấm biển Công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất-nhập khẩu Mỹ Linh (TNHH TMDV XNK Mỹ Linh) đã bạc màu và đặc biệt lại ghi địa chỉ cơ sở là 78A Hàng Bồ (?!).
Sau khi dò hỏi thông tin về hoạt động của cơ sở này, phóng viên Lao Động tiếp tục vào vai những người kinh doanh mặt hàng tinh dầu để tiếp cận cơ sở Mỹ Linh.
Căn phòng có diện tích khoảng 25m2 - là văn phòng giao dịch của Công ty tinh dầu Mỹ Linh - lúc nào cũng tấp nập người đến lấy hàng, nhập hàng. Trong căn phòng nhỏ này, bên cạnh 3 nhân viên chính phụ trách hóa đơn, giấy tờ xuất-nhập hàng, còn có 2-3 nhân nhiên khác phụ trách lấy hàng giao cho khách.
Sau nhiều lần mua và trở thành "khách quen" của cơ sở tinh dầu Mỹ Linh, chiều 2.1.2014, chúng tôi tiếp tục vào địa chỉ 87 Hàng Bồ này và tỏ ra rất thông thuộc loại sản phẩm cần mua cả về mẫu mã và giá cả.
"Một nhân viên cửa hàng hỏi: Anh lấy gì?
Tôi trả lời: Tôi lấy tinh dầu sữa với ngô.
Người nhân viên nói: 250.000/kg nhé.
Tôi bảo: Không, loại chai ấy.
Nhân viên này nói tiếp: À, loại chai rẻ hả?
Tôi cười đáp: Thì vẫn loại 40.000đ một chai ấy".
Sau màn hỏi - đáp quen thuộc, một nhân viên đi từ trong ngách nhỏ, sát căn phòng giao dịch mang hàng cho chúng tôi theo yêu cầu. Vờ cầm chai tinh dầu lên xem xét, người bạn đi cùng tôi bảo: "Ối giời ôi, bong hết cả nhãn rồi, đổi cho em chai khác đi".
Một nhân viên đon đả: "Nhãn mới dán nên bong ấy mà, để đấy dán lại cho".
Thấy nhãn chai không có thông tin chi tiết, người bạn tôi nói tiếp: "Nhãn này chẳng có ngày sản xuất với hạn sử dụng, giờ dân họ nghi lắm, dán vào cho em luôn nhé"
Người nhân viên vừa "đánh máy" nhãn sản phẩm, lấy kéo cắt, chuẩn bị dán lên thân chai tinh dầu.
Vậy là khi chúng tôi yêu cầu dán nhãn với đầy đủ thông số theo quy định, bao gồm: Tên sản phẩm, công dụng, thành phần..., đặc biệt là ngày sản xuất và hạn sử dụng, một nhân viên nam còn khá trẻ nhanh chóng đánh máy, in ra một loạt chiếc nhãn chữ đen trên nền trắng, lấy băng dính dán vào sau thân 3 chai tinh dầu chúng tôi vừa mua.
Trong lúc chờ nhân viên kia in và dán nhãn sản phẩm, tôi tìm cách tiếp cận "hang ổ" phía trong của trụ sở này. Đi vào ngách nhỏ, ánh sáng lờ mờ, sát căn phòng phía ngoài làm nơi giao dịch, có rất nhiều can nhựa đựng các loại dung dịch không có nhãn mác đặt sát một bên lối đi. Một người phụ nữ quay lưng lại với tôi đang cầm chiếc gáo gợt gợt thứ dung dịch khá đặc màu xanh lá cây đậm, chuẩn bị rót vào vỏ chai nhựa dung tích 1 lít. Theo suy đoán của tôi, nó rất giống với dung dịch trong chai tinh dầu cốm mà chúng tôi đã từng mua tại cơ sở này.
Một nhân viên tại cơ sở của Công ty TNHH TMDV XNK Mỹ Linh đang rót tinh dầu vào chai nhựa dung tích khoảng 1 lít.
Tiến sâu vào phía trong, tôi bước vào "khu sản xuất" trung tâm với ngổn ngang chai lọ, thùng, can nhựa. Một người phụ nữ độ ngoài 40 tuổi và một nam thanh niên đang rót dung dịch vào các chai nhựa, nắp xanh lá cây, có dung tích 0,5 lít/chai bằng những chiếc vòi nhựa hoặc phễu nhỏ.
Sau khi rót đầy những chai đó, chiếc nhãn sản phẩm với một vài thông tin sơ sài được dán bằng một thứ keo đặc màu cam nhạt lên thân chai. Dùng giẻ lau vuốt thân chai và lau chút tinh dầu chảy tràn ra ngoài vỏ trong quá trình đóng chai, thế là công đoạn "sản xuất tinh dầu" đã hoàn thành.
Vậy nên, có lần chúng tôi đến mua tinh dầu, một nhân viên mang chai tinh dầu "vừa ra lò" chưa kịp lau tinh dầu chảy tràn ngoài vỏ đưa cho chúng tôi. Khi phóng viên yêu cầu đổi chai khác vì sợ chai bị chảy tràn tinh dầu bên ngoài không đảm bảo, người này đã nhanh tay lấy giẻ lau, chùi hết những vết bám trên thân chai rồi bảo: "Không sao đâu. Chai vừa đóng xong nên dính một tí ra ngoài thôi mà".
Phía trong của khu sản xuất tinh dầu còn một căn phòng nhỏ cũng để chứa các can không hoặc đang đựng các loại dung dịch. Có chai đã cũ kỹ, bạc màu, nắp dính đầy cáu bẩn, có lẽ do đã sử dụng quá nhiều lần mà chưa được dọn rửa. Thậm chí, một túi đựng mấy chục vỏ chai loại 0,5 lít dùng để chứa các loại tinh dầu sữa, ngô và một số loại tinh dầu khác được xếp ngay cạnh cửa ra vào nhà vệ sinh và cũng là tận cùng của ngôi nhà 87 Hàng Bồ, trụ sở của Công ty TNHH TMDV XNK Mỹ Linh.
Theo Thảo Nguyên - Nguyễn Sáng
Lao Động
Phát hiện chất độc trong nữ trang Trung Quốc ở Sài Gòn Kim loại nặng cadimi và chì vừa được Quản lý thị trường TP HCM tìm thấy trong các mẫu trang sức xi mạ có xuất xứ Trung Quốc đang được bày bán tại quận 5. Ngày 14/3, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết, 3 mẫu trang sức nhiễm độc được lấy đại diện trong số 17.000 sợi dây chuyền...