Trang phục thi đấu ‘khác người’ của Venus Williams
Tài năng không bì được với cô em Serena, cô chị nhà Williams tìm đến thời trang để gây chú ý.
Tại vòng một giải Mỹ mở rộng khai mạc hôm qua, Venus Williams dễ dàng đánh bại đối thủ người Đức Flipkens để bước vào vòng sau. Tuy nhiên chiến thắng 6-1, 6-2 của tay vợt 33 tuổi lại không gây chú ý bằng bộ váy hoa lòe loẹt với phần chân xòe điệu đà. Venus còn nhuộm tóc màu tím ăn ý với họa tiết của váy.
Bàn tay của Venus cũng trở thành tâm điểm với móng màu hồng neon, ngón áp út gắn nơ đính đá cùng chiếc nhẫn hình móng tay lạ mắt. Phía trên cổ tay, cô chị nhà Williams còn đính hai hàng hạt đá nhỏ. Các đối thủ của tay vợt xếp hạng 36 thế giới có lẽ sẽ mải nhìn bộ móng tay rực rỡ và các phụ kiện đi kèm của Venus mà không chú ý đến quả bóng.
Tại giải Pháp mở rộng 2010, Venus khiến khán giả ‘nhức mắt’ với bộ trang phục thi đấu ren diêm dúa trông giống nội y cùng chiếc quần lót màu da phản cảm. Những trang phục thi đấu của cô chị nhà Williams phần lớn là tự thiết kế.
Venus tại Australia Open 2011 nổi bật với bộ váy với phần thân áo màu vàng dạng lưới mắt to hở da thịt. Những trang phục thi đấu của ngôi sao người Mỹ thường là quá điệu đà, hoặc bị chê tơi tả vì thẩm mỹ kém.
Video đang HOT
Cô chị nhà Williams với chiếc áo thi đấu màu hồng tiểu thư đính đá theo hình pháo hoa tại Mỹ mở rộng 2010. Venus tâm sự, khi thiết kế bộ đồ này, trong tâm trí của cô tràn ngập hình ảnh của thành phố New York.
Một thiết kế tương tự của Venus tại giải Mỹ mở rộng 2010 với chiếc áo mỏng tang.
Bộ đồ có vẻ đơn giản của Venus nhưng lại có phần chân váy tua rua tại Mỹ mở rộng 2010.
Tại giải WTA mở rộng ở Mexico năm 2010, tay vợt số 36 thế giới khiến khán giả ‘ nóng mắt’ với bộ đồ thi đấu màu vàng xẻ táo bạo. Venus mặc đồ lót nhỏ nên mỗi khi di chuyển, toàn bộ đùi của cô hở hết gây phản cảm.
Venus ‘tím hồng loang lổ” tại giải Sony Ericsson mở rộng 2009. Bộ váy hai dây xếp tầng điệu đà còn ‘tố cáo’ cô nàng không mặc áo lót để lộ nhũ hoa.
Theo VNE
Chuyện giặt đồ ở Roland Garros
Câu chuyện giặt đồ cho các tay vợt cũng đầy lý thú. Vào ngày đầu tiên Roland Garros, có 256 tay vợt tham dự nội dung đơn nam và đơn nữ. Khoảng 4.500 vật phẩm cần được đem đi giặt. Đó là chưa kể các tay vợt khác tham gia đánh đôi, đánh ở các nội dung xe lăn, đánh ở giải lão tướng, giải thiếu niên, giải mời. Đó là chưa kể trước đó ít ngày, còn có các tay vợt tham dự các trận vòng loại.
Áo đấu, áo tập, váy, quần soóc, quần lót, vớ. Rất nhiều vớ phủ đất sét. Mỗi tay vợt có từ 15-20 vật phẩm cần giặt như vậy. "Vớ là cơn ác mộng đối với chúng tôi", Vincent Rit, giám đốc xưởng giặt có tên Magic Rambo, nói. Magic Rambo bao thầu việc giặt đồ cho các tay vợt dự giải Roland Garrostrong 20 năm qua.
Nadal ăn mừng thế này thì bảo sao quần áo không bẩn?
Magic Rambo được dựng nhằm phục vụ cho công viên Disneyland ở Paris, nhiệm vụ quanh năm của 100 công nhân Magic Rambo là giặt từ cái đầu bằng bông dạ của chú chuột Mickey cho tới chiếc áo đồng phục của người bảo vệ Disneyland. Vào mùa Roland Garros, 20 công nhân được điều qua phục vụ đặc biệt cho gói thầu này. Trong 2 tuần Roland Garros, họ sẽ giặt khoảng 30.000 lượt vật phẩm cho các tay vợt.
Các tay vợt thay quần áo rất nhiều. Ví dụ Djokovic cho biết anh thay ít nhất 3 chiếc áo trong một buổi tập. Chỉ có các tay vợt mới được giặt đồ miễn phí và chỉ có đồ tennis mới được giặt miễn phí. Song thỉnh thoảng, trong mớ đồ giặt vẫn lẫn vào một cách cố ý quần jean, áo sơ-mi của các tay vợt, hay đồ tập của các HLV và người thân của các tay vợt.
Tập xong hay thi đấu xong, các tay vợt chỉ việc điền tên vào mẫu in sẵn rồi nhét tất cả những thứ cần giặt cùng mẫu in vào một túi ni-lông, để trong phòng thay đồ. Mỗi tối, khoảng sau 7 giờ, một xe tải lớn của Magic Rambo sẽ đến trả các túi đồ sạch đã gửi giặt từ hôm trước và thu các túi ni-lông đồ cần giặt đem về. Xe đi từ khu Roland Garros đến xưởng giặt mất khoảng 45 phút.
Thi đấu trên sân đất nện không thể tránh khỏi bẩn đồ
Ở Magic Rambo, các công nhân mở các túi ra, gắn nhãn cho từng vật phẩm. Nhãn là có ghi mã cá nhân của các tay vợt, bằng một loại mực đặc biệt. Gắn nhãn xong, họ phân ra từng loại, vớ đi với vớ, áo cùng áo, quần với quần. Mỗi loại được xử lý bằng một công nghệ giặt khác nhau, ví dụ vớ cần nhiều chất phụ gia hơn để tẩy đất sét đỏ.
Cả đống vớ dính với nhau, liệu đến khi trả hàng, Federer có lấy nhầm phải vớ của Nadal không? "Chúng tôi chưa hề gặp vấn đề về chuyện vớ trộn lẫn", quản lý Vincent Rit khẳng định. "Tôi không biết họ làm thế nào. Về phần tôi thì tôi chưa bị thất lạc bất kỳ đồ gì khi đến dự Roland Garros", tay vợt nữ Bethani Mattek-Sands nói.
Giặt xong, các công nhân là phẳng, phân loại, gấp cẩn thận, đóng vào từng túi cho từng tay vợt để chuẩn bị chất lên xe tải đem đến Roland Garros. Mới đầu giải thì công việc nặng nhọc nhưng càng về sau, việc càng nhẹ dần vì có nhiều tay vợt thua trận xách hành lý rời giải.
Bộ đồ của Venus Williams có lẽ cần phải giặt theo chế độ đặc biệt
Đôi lúc, vì lý do may mắn, các tay vợt muốn có đồ đem đi giặt được lấy ngay, Magic Rambo cũng cố gắng thu xếp giúp họ. Đôi lúc, một phải vật phẩm làm bằng chất liệu đặc biệt nên các tay vợt đòi hỏi phải giặt khô, xưởng giặt cũng cố gắng đáp ứng đòi hỏi đó.
Giữa thời gian giao hàng cần giặt và nhận hàng mới giặt, các tay vợt luôn đem đủ cơ số áo cần dùng. Như Serena chẳng hạn, giải nào cô cũng đem 7 bộ (mỗi bộ 3-4 áo), mỗi bộ dùng cho một vòng đánh đơn. Cộng thêm 6 bộ nữa để dành cho các vòng đánh đôi. "Tôi chỉ mặc chúng một lần thôi", Serena nói. Nhưng dù chỉ dùng một lần, cô vẫn cần đồ sạch đem về để làm từ thiện.
Theo 24h
Tay vợt giàu nhất nước Mỹ có bao nhiều tiền? Serena Williams tiếp tục tiến tới một cột mốc đáng nhớ nữa trong sự nghiệp. Cô vừa vượt mặt đàn anh Pete Sampras để trở thành tay vợt đứng đầu về tiền thưởng tại Mỹ. Serena Williams đang trải qua quãng thời gian đáng nhớ trong sự nghiệp. Mới nhất, trong trận chung kết Family Circle Cup 2013, tay vợt số 1 thế...