Trang phục phụ nữ dân tộc thiểu số ở miền Tây xứ Nghệ có gì khác nhau?
Từ xa xưa, người phụ nữ các đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An đã biết nuôi tằm, dệt vải, thêu cho mình những bộ váy duyên dáng, đẹp mắt. Trang phục của phụ nữ dân tộc còn là của hồi môn của mỗi cô gái khi xuất giá để về nhà chồng.
Người Thái ở Nghệ An có khoảng hơn 300 ngàn người. Là đồng bào dân tộc chiếm dân số lớn thứ 2 ở tỉnh Nghệ An (sau người Kinh) nên văn hóa người Thái có những điểm khác biệt và nổi trội trong các đồng bào dân tộc ở miền Tây Nghệ An. Hai nhóm trang phục chính của phụ nữ Thái ở miền Tây Nghệ An là trang phục phụ nữ Thái dòng Tày Mường (Thái Trắng) và phụ nữ dòng Tày Thanh (Thái Đen). (Trong ảnh: phụ nữ Thái dòng Tày Mường ở Quế Phong). Ảnh: Hồ Phương
Các nhóm người Thái như Thái đen, Thái trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục nhưng vẫn có những nét riêng dễ phân biệt. Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích. Ảnh: Hồ Phương
Sự khác biệt giữa trang phục nữ của dân tộc Thái đen và Thái trắng được thể hiện trong các dịp hội hè. Những dịp đó, phụ nữ Thái trắng thường mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo dài thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải “khít” ,ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp 2 mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Trong khi đó, phụ nữ Thái đen thường mặc áo dài xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu. Ảnh: Hồ Phương
Chân váy chính là điểm dễ nhận biết nhất trong trang phục của phụ nữ Thái. Những chiếc chân váy của phụ nữ dòng Thái Tày Mường thường sặc sỡ, đa sắc màu, nhiều biểu tượng, và được làm cầu kỳ hơn chân váy của phụ nữ dòng Thái Tày Thanh. Ảnh: Hồ Phương
Trang phục của phụ nữ dân tộc Mông luôn rất sặc sỡ, độc đáo khác thường. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, các bà, các mẹ, các chị mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tài tình của phụ nữ Mông chính là họ có thể làm ra những bộ trang phục của dân tộc mình bằng chính đôi bàn tay khéo léo. Ảnh: Hồ Phương
Bộ quần áo của phụ nữ dân tộc Mông gồm có khăn quấn đầu, khăn len (cũng là khăn đội đầu) được dệt bằng tay; váy, yếm được thêu bằng tay. Bộ trang phục được đính những hạt cườm rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Chính bởi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn may, thêu nên để hoàn thành một bộ trang phục nữ của người Mông sẽ mất khá nhiều thời gian. Riêng may phần thô, một bộ quần áo đã mất 2 – 3 ngày, còn phần thêu thì tới 2 tuần. Bộ nào cầu kỳ thì mất tới cả tháng trời. Chính vì lẽ đó, giá của một bộ trang phục của phụ nữ đồng bào Mông cũng không hề nhỏ. Có những bộ váy của phụ nữ người Mông có giá hơn 30 triệu đồng. Ảnh: Hồ Phương
Các hoa văn, họa tiết trên trang phục của người Mông thiên về màu sắc. Đó là sự phối kết hợp giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng. Không quá chú trọng đến họa tiết, hoa văn, váy áo của người Mông được chú trọng ở việc phối màu cũng như việc thay đổi chất liệu bằng các mảng trơn (ghép vải), mảng nổi (thêu) hay các chi tiết khiến cho nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông độc đáo và khác biệt so với một số các dân tộc khác. Ảnh: Hồ Phương
Trang phục của người Khơ mú hiện tại rất giống về kết cấu so với trang phục người Thái. Phụ nữ Khơ mú mang trên mình một chiếc áo ngắn, bên trong có yếm, lưng thắt vải, váy dài, chân mang xà cạp, đầu đội khăn. Đồ trang sức của người Khơ mú là các loại vòng tay, vòng tai, vòng cổ… chủ yếu được làm bằng bạc (có thể đeo nhiều vòng). Ảnh: Hồ Phương
Video đang HOT
Váy của phụ nữ Khơ mú không có những đặc trưng rõ rệt mà có nhiều nét tương đồng với váy của người Lào. Nhìn chung, trang phục của phụ nữ Khơ mú khá “phức tạp”, là sự pha trộn nhiều đặc trưng của các dân tộc khác. Khảo sát bộ trang phục nữ Khơ mú, dễ dàng nhận thấy yếu tố “tiếp thu” vượt trội, thậm chí là quá cách tân. Ảnh: Hồ Phương
Không cầu kỳ như trang phục của đồng bào Mông, Thái,… trang phục của phụ nữ người Thổ tương đối giản đơn, có nhiều nét vay mượn song cũng không khó để nhận biết ở một vài khác biệt … Người Thổ ở Nghệ An cư trú tập trung ở các huyện phía Tây của tỉnh như Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Đồng bào Thổ sống cận cư với đồng bào Thái nên đời sống sinh hoạt, văn hóa đều bị “Thái hóa”. Ảnh: Hồ Phương
Từ xa xưa, người Thổ có nghề trồng bông truyền thống nhưng lại không nắm được kỹ thuật dệt vải, nhuộm vải, thêu thùa. Hầu hết phụ nữ Thổ đều sử dụng váy của đồng bào Thái (nhóm Thái Man Thanh hay còn gọi là Thái – Thanh). Với chất liệu sợi bông, nhuộm chàm, có sọc viền ngang chân váy, khi mặc những đường sọc của váy tạo thành các đường tròn song song quanh trục thân. Ảnh: Hồ Phương
Bấy lâu nay, trang phục của phụ nữ người Ơ đu sử dụng gần với trang phục người Thái và bị ảnh hưởng của văn hóa Thái. Váy, thắt lưng và khăn quấn đầu của người Ơ đu đều được dệt bằng sợi tơ tằm. Tuy nhiên, nếu như chân váy của người phụ nữ Thái thường được thêu với nhiều loại hoa văn, phần lớn là các hình mô phỏng về thiên nhiên như hoa lá, động vật, mặt trời, các hình khối với nhiều màu sắc sặc sỡ thì chân váy của người phụ nữ Ơ đu thường thêu các hình khối zíc zắc và nhỏ bản hơn với so với chân váy người phụ nữ Thái. Ảnh: Hồ Phương
Thân váy và áo của người phụ nữ Ơ đu thường là màu đen. Áo của phụ nữ Ơ đu có tay phải dài, không có áo tay ngắn. Tuy nhiên, chiều dài của áo thì chỉ quá ngực, vừa chạm đến phần eo. Áo không khuy, không cúc, mà dùng 4 sợi dây buộc chéo; thắt lưng và khăn quấn đầu không thêu hoa văn. Được biết hiện nay giá bán mỗi bộ trang phục đầy đủ gồm có: váy, áo, dây thắt lưng, khăn quấn đầu có giá bán từ 700.000 – 1.000.000 đồng. Ảnh: Hồ Phương
Tuy nhiên, trong quá trình giao thoa lâu dài giữa các nền văn hóa, cùng sự cách tân hiện đại khiến cho trang phục truyền thống của họ cũng đa dạng và biến đổi ít nhiều. Tuy nhiên, điểm đặc trưng của trang phục truyền thống miền núi chính là bản sắc mà đồng bào đang cố gìn giữ. Ảnh: Hồ Phương
Hồ Phương
Theo baonghean.vn
Hai huyền thoại thời trang bất tử của Việt Nam
Hoàng hậu Nam Phương và bà Trần Lệ Xuân luôn được nhắc nhớ bởi vẻ đẹp và thẩm mỹ thời trang tuyệt vời.
Nam Phương Hoàng hậu
Vị hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam không chỉ được hậu thế nhắc nhớ bởi lòng nhân từ và phẩm hạnh cao quý mà còn bởi hình ảnh thời trang vô cùng thanh nhã. Nguyễn Hữu Thị Lan là tên thật của Hoàng hậu Nam Phương.
Bà được nhiều người "thần tượng" cả trí tuệ và nhan sắc. Là một phụ nữ quý tộc có học thức, tiếp thu văn hóa phương Tây và hấp thụ tinh hoa phương đông từ gia đình.
Theo những ảnh tư liệu còn lại, Hoàng hậu Nam Phương mặc đẹp cả trang phục truyền thống và trang phục Tây phương. Hoàng hậu tôn nghiêm trong hoàng phục với áo rồng mũ phượng. Đẹp cao quý với áo dài truyền thống. Bà thường chọn vòng cổ, hoa tai, cài áo để kết hợp cùng áo dài. Cũng có hình ảnh hoàng hậu mặc áo dài, đội khăn chít.
Trong những bộ âu phục đương thời, Nam Phương Hoàng hậu vẫn giữ vẻ đẹp đài các, sang trọng. Những đường nét Á Đông trên gương mặt dường như đồng điệu hoàn hảo với phục sức phương Tây. Hoàng hậu đeo vòng cổ ngọc trai, đội mũ lệch và mặc những chiếc váy dài qua gối.
Hoàng hậu Nam Phương mặc hoàng phục.
Hình ảnh bà Nguyễn Hữu Thị Lan trong lễ tấn phong hoàng hậu năm 1934.
Hoàng hậu Nam Phương thường mặc áo dài, đội khăn chít trong thời gian trước năm 1945.
Bà thường chọn khăn chít, vòng cổ, hoa tai, và cài áo để kết hợp với áo dài truyền thống.
Hình ảnh hoàng hậu mặc áo dài dể tóc theo lối phương Tây thật có nét gần gũi với thời nay.
Hoàng hậu mặc áo dài bên hoàng tử và công chúa.
Nam Phương trong những bộ âu phục chỉn chu và thấm đẫm phong cách quý tộc. Với mũ, vòng cổ ngọc trai, cài áo , áo cỗ chữ V kín đáo, mái tóc hoàng hậu được uốn lọn gọn gàng, sang trọng.
Hoàng hậu cùng vua Bảo Đại, bà hoàng Việt Nam mặc suit thanh lịch.
Hoàng hậu Nam Phương mặc áo choàng, hình ảnh ghi lại trong năm 1938.
Trần Lệ Xuân
Người phụ nữ quyền lực trên chính trường đồng thời là biểu tượng thời trang một thời của Sài Gòn. Bà Trần Lệ Xuân được cho là người khởi xướng mẫu áo dài cổ thuyền cách tân. Bỏ đi phần cổ dựng kín đáo để dem tới cái nhìn thoáng hơn cho trang phục truyền thống.
Hầu hết hình ảnh của Trần Lệ Xuân là gắn với chiếc áo dài cách tân. Bà thường chọn một số phụ kiện như găng tay, mũ có mạng che, cài áo và trang sức ngọc trai để kết hợp với áo dài.
Kiểu áo dài cổ thuyền khoét sâu đã được gọi với cái tên "Áo dài Trần Lệ Xuân". Cùng với áo dài, bà Nhu còn theo đuổi lối trang điểm tân thời, kẻ lông mày đen, đậm, kẻ mắt đen cong vút và màu son tươi thắm.
Bà Trần Lệ Xuân mặc chiếc áo dài cổ thuyền trứ danh và thần thái cuốn hút.
Bà chăm chút cho những phần nhỏ nhất như chiếc cài áo, mái tóc vấn cao sang trọng.
Những trang sức đồng bộ, tinh tế góp phần tạo nên hình ảnh "hoàn hảo".
Trần Lệ Xuân trở thành một biểu tượng thời trang.
Người phụ nữ ghi dấu ấn thời trang cá nhân sâu đậm của Việt Nam những năm cuối thế kỷ 20.
Thùy Trang
Theo doanhnghiepvn.vn
Độc đáo trang phục Việt qua 4.000 năm lịch sử Điểm qua các giai đoạn phát triển của lịch sử nước ta, sẽ thấy rất rõ mỗi giai đoạn đều có những dấu ấn về trang phục rất riêng và hàm chứa nhiều ngạc nhiên thú vị. Thời trang Việt, đặc biệt là trang phục và phục sức của cha ông qua hơn 4000 năm văn hiến vẫn là một đề tài còn...