Trang phục đạo Hồi nổi bật tại Tuần thời trang Malaysia
Những thiết kế dành riêng cho phái nữ đạo Hồi cùng sự xuất hiện của người mẫu châu Á, Âu, Phi mang đến bức tranh nhiều gam màu cho Malaysia Fahion Week 2014.
Tuần thời trang Malaysia vừa diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia với sự tham gia của 65 nhà thiết kế đến từ 15 quốc gia châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines, Việt Nam…
Là một quốc gia Hồi giáo, thời trang Malaysia luôn có một vị trí trang trọng dành cho hijab, trang phục của phụ nữ theo đạo này. Dù bị bó buộc khá nhiều bởi các quy định chặt chẽ, những bộ trang phục mang tinh thần hijab vẫn mang lại nhiều cảm hứng cho những người yêu thời trang qua các buổi trình diễn tại đây.
Một thiết kế hiện đại lấy cảm hứng từ hijab.
Nhà thiết kế Amelia Hassan, một người theo đạo Hồi, bước ra chào khán giả trong trang phục do cô tự thiết kế cho mình và hai người mẫu nhí.
Bộ sưu tập của Amelia Hassan khá kín đáo nhưng vẫn thanh lịch, bay bổng và sáng tạo.
Video đang HOT
Bên cạnh các người mẫu bản địa nổi tiếng, tuần thời trang còn có sự góp mặt của nhiều chân dài đến từ các nước châu Á, châu Âu.
Sự xuất hiện của người mẫu châu Phi cũng làm nên bức tranh đa dạng về sắc tộc bên cạnh tôn giáo trong tuần thời trang này.
Bộ sưu tập của nhà thiết kế Yii (Malaysia) mang tinh thần phóng khoáng, lãng mạn. Toàn bộ người mẫu đều đi tất trắng để thể hiện cảm xúc tự tại mà nhà thiết kế muốn gửi gắm.
Nhà thiết kế Vinn Patararin từ Thái Lan sáng tạo một bộ sưu tập giày dép theo xu hướng cắt laser để đi kèm các thiết kế váy áo với chất liệu đa dạng của mình.
Mặc dù xu hướng tối giản ngày càng lên ngôi, các nhà thiết kế Malaysia vẫn tập trung vào sự cầu kỳ trong các chi tiết.
Bên cạnh trang phục công sở, dạo phố và dạ hội, tại tuần thời trang này, các bộ sưu tập cưới cũng được giới thiệu, tất cả đều đến từ thương hiệu và các nhà thiết kế bản địa.
Một người mẫu đến từ Italy hút hồn người xem với vẻ ngoài xinh đẹp và lộng lẫy trong trang phục cưới.
Vân An
Ảnh: Davie Gan, Vân An
Theo VNE
Thế giới trong mắt một tay súng cực đoan IS
Với Abu Mariam, tay súng cực đoan thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng, đến với đạo Hồi là cách để thoát khỏi mọi gánh nặng cuộc sống, cống hiến cho Hồi giáo là mục tiêu tối thượng của đời người và tử vì đạo là con đường ngắn nhất dẫn tới thiên đường.
Abu Mariam, tay súng cực đoan thuộc lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Ảnh:Foreign Policy
Foreign Policy hồi tháng 6 có cơ hội thực hiện buổi phỏng vấn với một tay súng cực đoan thuộc nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Hắn tự đặt cho mình biệt danh "Abu Mariam". Cuộc trò chuyện diễn ra ở ngôi nhà nhỏ nhìn ra núi Kassab, tại thị trấn của người Armenia, cách thành trì Alawite thuộc Latakia, Syria, không xa. Những gì Abu Mariam trao đổi phần nào cho chúng ta thấy thế giới quan của một chiến binh IS điển hình.
Quá trình đi từ một thiếu niên với cuộc sống bình lặng tại Tolouse, Pháp trở thành tay súng cực đoan IS của Abu Mariam diễn ra khá nhanh chóng. Abu Mariam cải đạo và trở thành người Hồi giáo ở độ tuổi 19. Theo hắn, đây là cách tốt nhất để thoát khỏi những áp lực từ cuộc sống nặng nề. 5 năm sau, Abu Mariam mang bên mình súng AK-47 và tuần tra khắp các vùng núi Syria với danh nghĩa chiến binh IS.
Abu Mariam, 24 tuổi, sinh ra trong một gia đình kỹ sư xây dựng người Pháp, ăn vận theo phong cách giống các tay súng cực đoan khác với quần rằn ri, áo trùm, để râu rậm và dài đến ngực. Theo Abu Mariam, hắn nổi tiếng trong mắt người dân địa phương bởi công việc khá nguy hiểm của mình, tuần tra quanh làng. Khi không đi tuần hay cầu nguyện, hắn tập bắn. Abu Mariam nói hắn chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn.
Abu Mariam chỉ là một trong khoảng 3.000 tay súng châu Âu đang chiến đấu tại Syria và Iraq. Ngoài IS, hắn cũng từng hợp tác với nhiều tổ chức khủng bố khác như Mặt trận Nusra. Abu Mariam là chiến binh cấp thấp nhưng được chỉ huy tin tưởng bởi sự cuồng tín của hắn. Thỉnh thoảng, hắn trở thành người đại diện không chính thức của IS, nhận vai trò liên lạc và xây dựng mối quan hệ với các nhóm cực đoan khác.
Đến Syria là một ước mơ trở thành hiện thực đối với Abu Mariam. "Cuộc sống hiện giờ của tôi trên cả tuyệt vời, tôi rất hài lòng với nó. Cuộc đời có là gì đâu ngoài phẩm giá và niềm kiêu hãnh, đó chính là những gì tôi đang làm", FP dẫn lời Abu Mariam cho biết.
Đầu năm 2013, cuộc khủng hoảng ở Syria nổ ra, vì nghe đâu đó rằng Levant là vùng đất thánh, được đấng tiên tri bảo vệ, Abu Mariam đem theo gần 250 euro cùng vài tấm ảnh gia đình, lên đường tới biên giới Syria, giả dạng một nhân viên cứu trợ để xâm nhập vào đất nước này.
Đối với Abu Mariam, xung đột Syria không phải là chiến tranh mà chỉ như một thử thách đối với đức tin và lòng tôn sùng thế giới Hồi giáo của hắn. Jihad là bổn phận tôn giáo tuyệt đối mà đỉnh cao là hành vi tử vì đạo, giúp con người đạt được quà tặng từ thiên đường. "Tôi chẳng là ai khác ngoài một kẻ cống hiến cả cuộc đời cho cuộc chinh phục của Hồi giáo", Abu Mariam cho hay, "Chúng tôi (những người Hồi giáo) đều có sẵn chỗ trên thiên đường vì một lòng nghe theo lời thánh Allah. Đạo Hồi là một tôn giáo thật sự tuyệt vời, bao hàm mọi khía cạnh của cuộc sống, mang đến ý nghĩa cho đời người".
Giọng Abu Mariam lạc đi khi đề cập đến tôn giáo của mình. Hắn khẳng định mình đang bị thương nhưng cơ thể không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào. "Trong mắt tôi chỉ có thiên đường mà thôi, còn điều gì tuyệt vời hơn thế?", hắn nói.
"Chúng tôi tin vào thế giới bên kia", Abu Mariam giải thích. "Đó là một cuộc sống vui vẻ trong vòng tay thánh Allah. Tử vì đạo có lẽ là con đường ngắn nhất để đến thiên đường, dù không ai nói với tôi điều này". Theo Abu Mariam, hắn từng chứng kiến nhiều người bạn của mình tử vì đạo. Trong mắt hắn, cái chết đó không hề đau đớn, thậm chí hắn còn thấy nụ cười mãn nguyện trên gương mặt và ngửi thấy một mùi xạ hương dễ chịu tỏa ra từ các xác chết.
Khi được hỏi về sự ra đi của những người bạn có khiến hắn đau khổ hay không, Abu Mariam trả lời rất thản nhiên: "Tôi không thấy buồn lắm, trái lại, vô cùng hạnh phúc, sự mãn nguyện sẽ nhân đôi khi tôi có thể tử vì đạo và gặp lại bạn bè mình".
Khi Abu Mariam 20 tuổi, hắn chuyển tới Morocco để học tiếng Arab và nghiên cứu kinh Quran. Đây là nơi hắn gặp và cưới người vợ đầu tiên. Người phụ nữ này hiện vẫn sống ở Morocco cùng con gái. Hắn nhớ họ nhưng không giữ liên lạc. Hắn còn không cho phép vợ sử dụng mạng internet vì lo sợ ai đó sẽ xâm nhập máy tính và nhìn thấy cô ấy.
Abu Mariam không có ý định trở về nhà. Hắn sợ rằng mình đã nằm trong danh sách khủng bố của các nước phương Tây. Nhưng trên tất cả, hắn quá thỏa mãn với thực tại, "Làm sao tôi có thể xa rời một cuộc sống vinh quang như lúc này để trở về nơi cũ với đầy rẫy hỗn tạp? Không bao giờ", hắn khẳng định. "Nhưng bạn không thể biết trước điều gì", Abu Mariam nói. "Có thể thánh Allah sẽ cho tôi cơ hội trở về và chết trong ngôi nhà của mình cũng nên".
Vũ Hoàng (theo Foreign Policy)
Theo VNE
IS kêu gọi giết người Mỹ, châu Âu từ "trong buồng ngủ" Phát ngôn viên của nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo", được gọi tắt là IS, đã kêu gọi người Hồi giáo khắp thế giới giết hại dân thường ở các nước đang tham gia liên minh do Mỹ đứng đầu nhằm chống lại nhóm này. "Nếu có thể giết một người châu Mỹ hay châu Âu vô đạo, đặc biệt là người...