Trang phục dân tộc cho Hoàng Thùy tại Miss Universe 2019: Sáng tạo phải đi đôi với tính khả thi
Cuộc thi tìm kiếm trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2019 chính thức quay trở lại với nhiều thiết kế độc đáo và sáng tạo.
Sau thành công của Nàng Mây và dấu ấn độc đáo về thiết kế Bánh Mỳ tại Hoa hậu Hoàn vũ, năm nay BTC cuộc thi tìm kiếm Trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2019 chính thức được lên sóng. Với việc nhá hàng một số bản vẽ của các NTK trẻ không chỉ tạo hiệu ứng truyền thông mà ở đó khán giả Việt còn tận mắt chứng kiến một số “đứa con tinh thần” bước ra từ hoạt động lao động sản xuất, danh lam thắng cảnh được đưa vào lăng kính thời trang một cách thú vị.
Suốt hành trình dài với việc các NTK tên tuổi như Thuận Việt, Đức Hùng “tung hỏa mù” quốc tế bằng những bộ áo dài cách tân xen kẽ phá cách để làm mới bộ “quốc phục” của linh hồn Việt. Từng ấy năm trôi qua, sau khi nhận một số ý kiến cho rằng áo dài đã không còn mới lạ, áo dài quá an toàn… để Việt Nam tạo được tiếng vang cần phải có một số đột phá mới lạ. Để chiều lòng fans bên cạnh việc tạo ra một sân chơi mà ở đó các bạn trẻ được thỏa sức “nô đùa” với thời trang thì kể từ năm 2016 đại diện Việt Nam khoác lên mình những bộ trang phục dân tộc “không phải áo dài” như: Nàng Mây, Bánh Mỳ.
Giải mã bài toán câu chuyện về bản vẽ bước ra đời thường trong từng mẫu thiết kế
Trong số các bản vẽ được chính thức bắt tay vào trùng tu, thêm da thêm thịt thì chỉ có Nàng Mây là nhận được phản hồi tuyệt đối tích cực về việc bản vẽ đạt đến độ chính xác của sự tiệm cận hoàn hảo so với mẫu thiết kế ban đầu. Thực tế cho thấy việc liên tiếp các mẫu thiết kế đồ sộ được “son phấn” gửi đến BTC nếu chỉ nhìn trên bản phác thảo thì rất “cảm hứng” và được đặt cọc sẽ làm nên chuyện. Còn nhớ tại năm 2017 trong số 6 tiết mục được chọn để giành lấy tấm vé theo chân H’hen Niê sang Thái Lan chinh chiến sau khi hoàn thành và trình làng thì ý kiến về việc xa rời bản gốc được đặt ra.
Câu chuyện từ bản vẽ đi ra sản phẩm đời thực… còn là cả một câu chuyện.
Khán giả vẫn hi vọng nhiều hơn ở một tác phẩm tuyệt vời như Phố Cổ, năm đó thậm chí nhiều “chuyên gia” còn đặt cược Phố Cổ sẽ về đích trong chặng đua nước rút vì câu chuyện văn hóa về một Hội An hoa lệ xuyên qua nhiều nền văn hóa khác nhau. Cho đến khi ra khâu hoàn thành thì có vẻ nó bị “kệnh” thậm chí là một bản sao không hoàn chỉnh như ban đầu. Điều này không thể tránh khỏi vì đơn giản cha đẻ của các tác phẩm này đang còn rất trẻ, thậm chí họ là những anh chàng, cô nàng sinh viên mang trong mình máu yêu nghệ thuật qua lăng kính của từng bức hình tạo khối thì việc “nặn” ra một bộ trang phục dân tộc mang tinh hoa, linh hồn Việt không phải là ngày một ngày đôi (chưa kể việc kinh phí). Không chỉ thế, cộng đồng yêu mến Phố Cổ năm đó còn tạo ra một làn sóng “tô son điểm phấn” cho nàng Phố bằng nhiều hoạt tiết lên đèn, đan xen hình ảnh về một phố Hội lên đèn về đêm.
Thậm chí, tác phẩm Bánh Mỳ mà H’hen Niê diện tại Miss Universe 2018 nếu so với bản gốc nó cũng đánh mất đi vẻ cá tính nhưng lại rất dung dị như ban đầu.
Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, thiết kế Bánh Mỳ đã biến tấu với những hình tượng khác nhau.
Bỏ qua việc kinh phí để hoàn thành tác phẩm so với khả năng của một NTK trẻ thì câu chuyện đưa ẩm thực vào thời trang có phải là một chiếc áo quá rộng hay không? Như cha đẻ của thiết kế Bánh Mỳ từng chia sẻ anh từng đau đầu và loay hoay trong việc kĩ thuật in ấn, in đi in lại rất nhiều lần cho ra chiếc bánh mì trên nền vải lụa và phẩm màu (mặc dù có sự hỗ trợ đắc lực từ BTC).
Video đang HOT
Hoa đăng sắc Việt chính là câu trả lời cho cho việc đồng ý sự sáng tạo của các NTK trẻ nhưng phải mang tính khả thi khi ra sản phẩm thật.
Một mùa giải mới lại đến, cuộc đua thời trang lại bắt đầu. Mặc dù chưa chính thức trình làng đầy đủ tất cả các tác phẩm nhưng thông qua hình ảnh mới nhất, một số bộ phận khán giả vẫn đang đoái hoài về câu chuyện mặt trái của truyền thông khi liên tục réo gọi những tác phẩm được cho là độc đáo và phá cách khi nó đang ở trong “file sketch” không chỉ mang ẩm thực bánh mỳ vào bản vẽ mà ý tưởng về cà phê đường phố, tòa nhà landmark 81 đã lộ diện.
Tác phẩm Cafe phin sữa đá đang nhận được rất nhiều lời kêu gọi vì tính độc đáo khi đang nằm ở bản phác thảo. Vậy làm thế nào để mang hình ảnh tách cà phê nhỏ giọt lên sân khấu biểu diễn khi công cụ để ra lò là vải và thủ thuật in màu (Ảnh trang chủ BTC Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam).
Công bằng mà nói đây là một tác phẩm đẹp nếu chỉ xét trên phương diện ý tưởng. Khán giả nhớ lại câu chuyện liệu Bản sắc Tây Nguyên có phải là một Phố Cổ thứ 2 hay không, đặc biệt liên hồn nhà rông là họa tiết công phu khi ra thành phẩm chính thức (Ảnh BTC Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam).
Và câu chuyện “cởi trói” cho sáng tạo phải song hành với tính thiết thực và khả thi
Cho đến nay, những tranh cãi xung quanh việc nên chọn cái gì để làm trang phục dân tộc Việt Nam vẫn chưa có hồi kết. Sẽ đến một lúc nào đó, công chúng trong nước lẫn quốc tế sẽ ngán ngẩm với chiếc áo dài mà năm nào Việt Nam cũng ra mắt bạn bè trên thế giới. Thế nên, cần phải có một sự thay đổi quyết liệt trong những kiểu trang phục dân tộc. Cũng đã có rất nhiều người đẹp giành được vị trí cao trong phần thi này bởi những bộ trang phục lấy ý tưởng từ một hình ảnh đặc trưng của đất nước họ, chứ không hẳn là cách tân quốc phục. Có thể nhận thấy đại diện của mỗi quốc gia thường chỉ chọn một hình ảnh tiêu biểu của đất nước để đưa vào trang phục. Chẳng hạn như tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2015, hoa hậu Thái Lan gây ấn tượng mạnh khi khoác lên mình chiếc váy lấy cảm hứng từ xe tuk tuk.
Đồng ý với quan điểm nên “cởi trói” khái niệm để mở bung mọi rào cản hạn chế sự sáng tạo. Nhưng ở đó vẫn phải đề cao công đoạn ra lò để khán giả có cái nhìn thiết thực hơn trên cuộc đua đòi hỏi tính công bằng và uy tín như tai sân chơi Tìm kiếm trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe. Vì hơn tất cả trang phục dân tộc không chỉ thể hiện ở bản vẽ hoặc bản phác thảo.
Theo Saostar
Những trang phục dân tộc ấn tượng vòng tuyển chọn cho Miss Universe
Sau khi phát động cuộc thi "Tuyển chọn trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2019" từ ngày 2/5, ban tổ chức tiết lộ, các thí sinh có sự phá cách và sáng tạo hơn hẳn các năm trước.
Á hậu Hoàng Thùy là đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2019. (Ảnh: BTC)
Đại diện ban giám khảo cho biết, phần lớn các bài dự thi đều chú trọng đến yếu tố độc đáo và kỹ năng trình diễn trên sân khấu, tạo bất ngờ cho khán giả chứ không chỉ đơn thuần là một bộ trang phục đẹp.
Với chủ đề cuộc thi năm nay là "Tinh hoa Việt Nam" cùng với đề cử đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2019 là Á hậu Hoàng Thùy, ban tổ chức mong muốn Hoàng Thùy có thể mang một trang phục dân tộc đặc sắc, thể hiện tinh thần, vẻ đẹp Việt Nam thời đại mới, tiếp nối thành công của những "Nàng Mây," "Hồn Việt" và " Bánh Mỳ" mà các đàn chị đã mang đến Miss Universe trước đó, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Lấy cảm hứng từ loại phương tiện di chuyển truyền thống Việt Nam, bài thi "Xe xích lô"của Nguyễn Quốc Việt gợi lên hình ảnh một Việt Nam xưa cũ giữa những phát triển ngày càng hiện đại của cuộc sống.
Xích lô từng là biểu tượng một thời ở các thành phố lớn Việt Nam, ngày nay đó là phương tiện được nhiều khách du lịch yêu thích vì ngồi trên xe có thể nhìn ngắm đường phố đúng chất Việt Nam nhất.
Với "Xe xích lô," Nguyễn Quốc Việt còn khéo léo khoe vẻ đẹp hình thể của đại diện Việt Nam, tạo điểm nhấn và sự độc đáo khi đặt bên cạnh các trang phục dân tộc khác nếu có cơ hội đến với Miss Universe 2019.
Bài thi "Chọi trâu" của Nguyễn Đăng Tùng gây ấn tượng khi thể hiện cách điệu chiếc đầu trâu đặt ở phần ngực, kết hợp đôi bốt cổ cao và tóc búi tròn với màu chủ đạo là đỏ vàng - màu cờ Việt Nam. Lấy ý tưởng từ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng, một trong những lễ hội truyền thống lâu đời ở Việt Nam, bài thi mang đậm yếu tố tín ngưỡng.
Chọn trang phục áo dài Nhật Bình được sử dụng cho bậc phi tần xưa làm cảm hứng chủ đạo, "Quốc sắc mẫu nghi" của Nguyễn Văn Toàn mang vẻ đẹp phá cách, thể hiện vẻ uy quyền của bậc mẫu nghi thiên hạ nhưng vẫn mang hơi thở hiện đại, phóng khoáng. Chất liệu dân tộc quen thuộc như nón quai thao, áo dài... cũng góp phần khiến bài thi thêm nổi bật.
Càphê phin là hình thức pha chế bình dân và đại chúng ở Việt Nam, được nhiều lứa tuổi ưa thích... và từ lâu đã thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế. Đó là lý do mà Trần Nguyễn Minh Đức mang bài thi "Càphê phin sữa đá" đến cuộc thi với mong muốn giới thiệu văn hóa uống cà hê của Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Bài thi đề cao yếu tố trình diễn với phần bật công tắc và rút dây xõa váy, tạo hiệu ứng giọt cà phê rơi xuống.
Từ câu chuyện truyền thuyết "Thánh Gióng" quen thuộc của người dân Việt Nam, Trương Kiều Vi đã tái hiện thành bài thi "Gióng" với hình ảnh tre làm nòng cốt, phối giữa màu xanh và vàng.
Vẻ đẹp nữ quyền thể hiện rõ qua phần lưng có hai con ngựa trời khổng lồ, cùng chiếc gậy tre và phần váy choàng bằng tre. "Đâu chỉ có đàn ông mới trở thành anh hùng cứu nước, phụ nữ cũng có thể!" là thông điệp mà Kiều Vi muốn gửi gắm qua bài thi này.
"Ngọc ngà sắc Việt" của Nguyễn Thị Yến Nhi lại là lăng kính thu nhỏ vẻ đẹp Việt Nam trên mọi miền tổ quốc, từ nét cổ kính bình dị qua khung dệt vải, ruộng bậc thang, chùa một cột đặc trưng của miền Bắc, đến sự hiện đại, sôi động, kiêu sa của miền Nam với những tòa nhà cao tầng như Landmark 81, Bitexco Financial Tower, chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà. Chỉ gói gọn trên một bản vẽ nhưng tất cả những nét đẹp Việt đều được thể hiện khéo léo và tỉ mỉ.
Ban giám khảo đánh giá, điểm chung của các thí sinh tham gia cuộc thi năm nay là sự trẻ trung, nhiều thí sinh còn đang học phổ thông. Nếu như năm ngoái, các thí sinh nam chiếm phần lớn thì năm nay, số lượng thí sinh nữ tham gia không hề thua kém, nổi trội về mặt ý tưởng và thiết kế.
Các thí sinh đã biết rút kinh nghiệm và chắt lọc ý tưởng từ hai mùa thi trước, vì thế chất lượng bài dự thi cũng tốt hơn, một thí sinh nộp nhiều bài thi có đầu tư về ý tưởng, khiến cuộc thi trở nên gay cấn và có tính cạnh tranh cao.
Được đề cử đại diện Việt Nam tham gia Miss Universe 2019, Á hậu Hoàng Thùy sẽ là người trực tiếp cùng hội đồng giám khảo tìm ra bộ trang phục dân tộc phù hợp với mình.
Cô chia sẻ: "Thùy hy vọng bộ trang phục chiến thắng sẽ hội tụ các yếu tố về thẩm mỹ, độc đáo, sáng tạo nhưng phải thể hiện được văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, Thùy có lợi thế về trình diễn nên Thùy mong sẽ thể hiện được kỹ năng này trên sân khấu, để khán giả khi nhìn thấy Việt Nam xuất hiện phải ngạc nhiên."
Đươc biết, ban tổ chức sẽ tiếp tục nhận bài dự thi đến hết ngày 15/06. Bên cạnh đó, vòng bình chọn dành cho khán giả cũng đã được mở, 05 bài dự thi được khán giả bình chọn nhiều nhất sẽ được vào thẳng Top 15, có cơ hội thuyết trình trước ban giám khảo./.
M.Mai
Theo vietnamplus.vn/
H'Hen Niê tuyển chọn trang phục dân tộc cho đại diện VN tại Hoa hậu Hoàn vũ Cuộc thi Tuyển chọn trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2019 chính thức quay trở lại với nhiều đổi mới, bắt đầu nhận ý tưởng và bản vẽ từ ngày 2.5. Sau thành công của cuộc thi Tuyển chọn trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe năm 2016 và 2017, cuộc thi...