Trang phục dân tộc bánh mì của H’Hen Niê có xứng đại diện Việt Nam?
Bộ trang phục dân tộc có tên Bánh mì, hay đúng hơn, chiếc bánh mì, có xứng đáng đại diện Việt Nam trong mắt quốc tế? Đây là chủ để tranh cãi nảy lửa sau khi bộ váy được công bố.
Trước khi Hoa hậu H’Hen Niê công bố Bánh mì là trang phục dân tộc (khác với “quốc phục”) chính thức tại Hoa hậu Hoàn vũ năm nay, bộ đồ đã gây tranh cãi vì chủ đề của nó. Sau khi công bố, cuộc tranh cãi càng bùng lên ở nhiều diễn đàn và các trang cá nhân.
Đây không phải là năm đầu tiên thí sinh Việt Nam tại Hoa hậu Hoàn vũ sử dụng trang phục dân tộc hoàn toàn mới so với áo dài thông thường. Trước đó từng có bộ Nàng mây của Á hậu Lệ Hằng vào năm 2016 và bộ Hồn Việt của Nguyễn Thị Loan vào năm 2017. Trong khi Hồn Việt không để lại nhiều ấn tượng, Nàng mây lại rất được khen ngợi vì kiểu dáng đẹp, ý nghĩa tôn vinh nghề mây tre đan truyền thống của Việt Nam.
Nhưng chưa bộ trang phục nào gây tranh cãi dữ dội như Bánh mì, từ khi công bố mẫu thiết kế dự thi vào năm 2017 đến khi chính thức được chọn với phiên bản mới nhất.
Bánh mì có xứng đáng đại diện Việt Nam?
Phản đối bộ Bánh mì, nhiều người đưa ra lý lẽ bánh mì có xuất xứ là sản phẩm của văn hóa ẩm thực Pháp, được Pháp đưa sang Việt Nam và du nhập vào văn hóa Việt Nam, chứ không nguyên gốc Việt Nam, nên không xứng đáng đại diện cho văn hóa Việt Nam.
Hoa hậu H’Hen Niê khi công bố váy Bánh mì là trang phục dân tộc của Việt Nam tại Hoa hậu Hoàn vũ 2018. Ảnh: Nguyễn Thành.
Đây là lý lẽ phổ biến nhất trên mạng xã hội. Một diễn đàn trích dẫn ý kiến của bà Nguyễn Thị Thúy Nga, chuyên gia đào tạo hoa hậu tại Việt Nam, đặt câu hỏi: “Bánh mì có bao giờ là đặc trưng ẩm thực của Việt Nam? Với cách nghĩ thô thiển như vậy thì sang năm chắc sẽ lại có trang phục phở, bún đậu mắm tôm, hay xích lô cũng nên”.
Nhiều độc giả lại cho rằng nếu có trang phục phở hay các món ăn truyền thống khác thì cũng rất thú vị, họ mong đợi được xem các mẫu thiết kế này.
Và trước ý kiến “bánh mì xuất xứ Pháp nên không thể đại diện Việt Nam”, có một luồng ý kiến đối lập. Theo họ, loại bánh mì nổi tiếng của Pháp có tên là “baguette”, thường có chiều dài đến 60-70 cm. Baguette là biểu tượng của ẩm thực Pháp, nhưng bánh mì Việt Nam ngày nay hoàn toàn không phải là baguette.
Bánh mì Sài Gòn, món ăn ngon rẻ 150 năm
Ở Sài thành có nhiều thứ ẩm thực ngon bổ rẻ nhưng thứ gần gũi và dễ dùng hơn cả là bánh mì. Món ăn này vừa đặc trưng, rẻ, ngon, tiện lợi, được thực khách sử dụng bất cứ lúc nào.
Đó là “bánh mì”, hay “banh mi” trong từ điển tiếng Anh Oxford, được dùng nguyên trạng chứ không phải “Vietnamese baguette” hay “Vietnamese bread”. Hơn nữa, từ điển Oxford chú thích “banh mi” được nướng với công thức và cách thức truyền thống của Việt Nam, với phần nhân đặc trưng thường gồm thịt, rau và tương ớt.
Năm 2014, BBC News từng có bài báo “Liệu bánh mì có phải là loại bánh kẹp ngon nhất thế giới?”. Tác giả khẳng định bánh mì Việt Nam là sản phẩm giao thoa của chính trị và văn hóa. Món ăn mang dấu ấn quá khứ thuộc địa của Việt Nam, nhưng cũng thể hiện sự sáng tạo của người Việt khi tái tạo chiếc bánh theo cách riêng, bổ sung phần nhân riêng và khiến nó trở nên ngon lành hơn cả bản gốc.
Hình ảnh chiếc bánh mì Việt Nam trên CNN trong một bài đánh giá du lịch công phu vào tháng 9 năm nay.
Video đang HOT
Mới đây nhất, hồi tháng 9, mục Du lịch của CNN cũng có bài viết về cuộc “truy tìm” chiếc bánh mì ngon nhất Việt Nam, thực chất là đánh giá những hiệu bánh mì ngon nhất ở Hội An. Bài báo nhắc đến một hàng bánh mì ở Hội An, nơi mà cách đây 7 năm, môt khách du lịch người Mỹ cầm máy quay phim ghé thăm, ăn bánh mì và ca ngợi: “Đây là chiếc bánh mì ngon nhất thế giới”.
Người đàn ông đó là đầu bếp nổi tiếng quá cố Anthony Bourdain. Lời khen đó đã đưa thương hiệu bánh mì Việt Nam trở nên nổi tiếng hơn nữa.
Trả lời Zing.vn, Hoa hậu H’Hen Niê từng nói: “Dù bạn đi đến nơi nghèo nhất ở miền Bắc và Tây Nguyên, hay những nơi xa hoa nhất của TP.HCM và Hà Nội, bạn đều sẽ thấy sự hiện diện của bánh mì. Với người nước ngoài, nhìn thấy bánh mì và phở là họ sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam. Vậy tại sao mình lại chối bỏ những thứ hiển nhiên trong cuộc sống?”.
Với độ nổi tiếng đó, khó có thể tước đi của bánh mì một vị trí trong văn hóa ẩm thực Việt Nam và nền văn hóa Việt Nam nói chung. Với xe tuk-tuk, Thái Lan làm nên một bộ trang phục dân tộc thắng giải tại Hoa hậu Hoàn vũ 2015. Xe tuk-tuk không phải tài sản riêng của Thái Lan mà có ở một số quốc gia khác, nhưng Thái Lan rất khéo léo biến chiếc xe này thành bản sắc của mình.
Bánh mì sao chép ý tưởng váy lẩu Tom Yum của Thái Lan?
Trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ lẫn những cuộc thi sắc đẹp khác, việc thiết kế trang phục dân tộc dựa trên món ăn nổi tiếng của quốc gia đã có tiền lệ.
Váy lẩu Tom Yum xuất hiện trên sân khấu Hoa hậu Hòa bình Thái Lan vào tháng 8/2018, trong khi thiết kế váy Bánh mỳ đã có từ giữa năm 2017. Ảnh: Miss Grand Thailand.
Không những thế, còn có những trang phục gây ấn tượng sâu sắc như váy sầu riêng của Thái Lan tại Hoa hậu Liên lục địa 2017 hay váy lẩu Tom Yum của một thí sinh ở Hoa hậu Hòa bình Thái Lan năm 2018.
Chính vì vậy, trên mạng xã hội Việt Nam, váy Bánh mì đã vấp phải nghi vấn sao chép ý tưởng của những bộ trang phục này, đặc biệt là váy lẩu Tom Yum với hình dáng khá tương đồng.
Nhưng đây lại là hiểu lầm cơ bản. Bởi, ý tưởng thiết kế Bánh mì đã được đưa ra vào giữa năm 2017, trong số 200 bản vẽ trang phục gửi về cuộc thi thiết kế của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Trong khi đó, đến tận tháng 7/2018, váy Tom Yum mới chính thức trình làng trên sân khấu Hoa hậu Hòa bình Thái Lan. Như vậy, khó có thể nói bộ trang phục nào mới là lên ý tưởng trước.
Chỉ tiếc một điều, Bánh mì xuất hiện sau, đến tận tháng 12 năm nay tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ, nên sẽ không tránh khỏi bị công chúng quốc tế so sánh. Và điều đó cũng cho thấy Bánh mì độc đáo ở Việt Nam nhưng không quá độc đáo so với mặt bằng quốc tế.
Sáng tạo hay kệch cỡm, đu bám?
Theo BTC Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, những năm về sau, BTC sẽ càng lựa chọn những mẫu thiết kế trang phục dân tộc có ý tưởng độc đáo và đột phá cho Hoa hậu Hoàn vũ. Khó có khả năng đại diện cuộc thi này quay lại với áo dài an toàn và quá quen thuộc. Bởi vậy, BTC cũng chuẩn bị tâm lý để đón nhận những cuộc tranh cãi mới.
Nhà thiết kế Tăng Thành Công viết trên trang cá nhân: “Tôi cảm thấy tôn trọng sự sáng tạo của những bạn trẻ và cách tiếp thu cái mới của Hoa hậu H’Hen Niê và ê-kíp. Từ ý tưởng đến thành phẩm là quá trình rất gian nan và khó khăn, không dễ dàng và đơn giản như vài cú gõ phím đâu”.
“Không thay đổi thì sẽ là thiếu sáng tạo. Khi sáng tạo thì bị nói là kịch cỡm, đu bám. Hãy ngưng phán xét và cổ vũ cho hoa hậu chinh chiến với niềm tự hào mang tên Việt Nam”, Tăng Thành Công nhắn nhủ.
Công chúng phản ứng khá tích cực với váy Bánh mì trên một bài đăng của Thái Lan. Ảnh: Chụp màn hình.
Giữa những luồng dư luận phức tạp tại Việt Nam, Bánh mì cũng đã được một số tài khoản chuyên theo dõi các cuộc thi sắc đẹp trên Instagram chú ý và tổng hợp lại cùng với trang phục dân tộc của các nước khác. Phản ứng của công chúng quốc tế là khá tích cực.
Một khán giả bình luận: “Trang phục dân tộc Việt Nam rất bắt mắt, độc đáo và ấn tượng”. Một khán giả khác viết: “Sáng tạo thật, khiến tôi thèm bánh mì quá”.
Mi Ly
Theo Zing
Trang phục bánh mì của HH H'Hen Niê: Ẩm thực đường phố Việt cần được truyền thông
Mới đây, trong tiệc chia tay để sang Thái Lan dự thi Hoa hậu Hoàn vũ 2018, Hoa hậu H'Hen Niê đã công bố lựa chọn bộ trang phục "bánh mì" để dự thi trang phục dân tộc tại cuộc thi. Lựa chọn này ngay lập tức gây nhiều tranh cãi.
Theo ê-kip của H'hen Niê, trang phục "bánh mì" được chọn vì nó là văn hoá ẩm thực lâu đời của người Việt.
Cũng khá nhiều khán giả đồng tình với quan điểm này: "Bộ bánh mỳ ý tưởng hay, đây trong những loại bánh đường phố nổi tiếng nhất thế giới. Tôi nghĩ lựa chọn này hợp lý. Chúc H'hen Niê may mắn".
Trang phục "bánh mì" được chọn vì nó là văn hoá ẩm thực lâu đời của người Việt.
Tuy nhiên, trước ý kiến này có khán giả cho chỉ rõ: "Bánh mỳ là 1 món ăn có nguồn gốc từ Phương Tây và người Hoa (Trung Quốc) du nhập vào nước ta từ những năm thế kỷ 19, sao lại chọn nó làm hình ảnh và gọi nó là Quốc Phục?
Trong khi VN chúng ta còn có rất nhiều thứ để làm hình ảnh biểu tượng? Thật quá khó hiểu với những người chẳng bao giờ tìm hiểu lịch sử nước nhà".
HH Thu Hoài cho rằng: Bánh mì không bao giờ có thể đại diện cho văn hoá Việt Nam!
Về bộ trang phục, HH Thu Hoài cho rằng: "Bánh mì không bao giờ có thể đại diện cho nền văn hoá Việt Nam và càng xa xỉ hơn nếu đặt cho nó cái tên quốc phục. Nó chỉ là một sáng tạo có phần độc đáo, lạ lùng, chứ rất khó làm tốt vai trò trợ giúp em tỏa sáng trên một sân chơi quốc tế.
Chưa nói tới việc nó không thể tôn lên vóc dáng, đường nét hay thần thái của em, sự phối kết hợp giữa các món đồ thậm chí còn kéo lùi nhan sắc của em xuống thấp hơn.
Làn da nâu, mái tóc tém kết hợp với chiếc nón lá và ổ bánh mì xếp xung quanh sẽ tạo ra hình tượng gì? Chắc chắn không giống hình tượng của một người đẹp Việt Nam cho được.!"
NTK Hà Duy hoàn toàn ủng hộ sự sáng tạo này
Trái ngược với HH Thu Hoài, NTK Hà Duy bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn bộ trang phục của Hoa hậu người Tây Nguyên:
"Mọi người thường đi theo lối mòn trang phục truyền thống phải là áo dài, phải là trống đồng, phải là Âu Lạc. Tôi nhớ trang phục truyền thống HHHV Thái Lan cách đây 2 năm là xe túc túc - đó đâu phải trang phục cầu kỳ đính kết của nước Thái.
Nhưng năm đó cô ấy đã đạt giải trang phục dân tộc đẹp nhất vì nó truyền tải thông điệp, giá trị văn hóa của đất nước đó. Tôi nghĩ đây là lựa chọn tuyệt vời nhất trong những lần đi chinh chiến của các người đẹp Việt".
HHHV Thái Lan với trang phục xe túc túc đã đạt giải trang phục dân tộc ấn tượng năm 2016
Giữa các thiết kế mang đặc tính dân tộc mà HH H'hen Niê từng "đắn đo", NTK Hà Duy nói: "Ngoài trang phục bánh mì tôi cũng để ý trang phục Hội An mang tính truyền thống cao.
Nhưng so với trang phục bánh mì thì không thể nào ấn tượng bằng vì trang phục này rất mới, mang màu sắc hiện đại và đúng tiêu chuẩn HHHV Việt Nam năm nay: một cô Hoa hậu tóc ngắn, da đen chứ không da trắng, mặt tròn, mắt to như cũ nữa".
Những bộ trang phục được đánh giá đậm truyền thống Việt Nam ...
... nhưng HH H'Hen Niê đã không lựa chọn
Chia sẻ về cách gọi "trang phục" hay "quốc phục", NTK Hà Duy cho biết thêm: "Bánh mì là món ăn đường phố nổi tiếng của Việt Nam, nó mang giá trị văn hóa riêng không phải nước nào cũng có.
Có thể, bánh mì là món ăn du nhập nhưng về Việt Nam sẽ mang màu sắc Việt vì nguyên liệu, cách làm hay đồ ăn kèm, ... thì cho đến nay nó vẫn là món ăn nổi tiếng của Việt Nam. Và vì nó nổi tiếng được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích thì tất nhiên chúng ta cần truyền thông rộng rãi hơn nữa".
Cùng quan điểm với NTK Hà Duy, Hoa hậu Đông Nam Á Phan Hoàng Thu cho biết: "Cư dân mạng mỗi người một ý không thể làm vừa lòng tất cả được. Nếu không thay đổi thì nói rằng: chẳng đặc sắc, không ấn tượng, .... và dù thế nào thì phần nhiều vẫn là chê. Quan điểm của tôi là ý tưởng hay, sáng tạo, xưa nay chưa ai dám làm hay dám đem trang phục như thế ra đấu trường quốc tế.
Có thể bánh mì không đại diện cho cả văn hóa Việt Nam nhưng nó đại diện cho ẩm thực đường phố dân giã - "rất Việt Nam". Chưa nói đến việc trang phục có đạt giải cao hay không nhưng ít nhất cũng đã gợi tò mò cho bạn bè quốc tế.
Tôi thấy tiếc khi thời điểm mình đi thi lại không có được những bộ trang phục đặc sắc như vậy. Vì ít nhất bạn cũng đã tạo được ấn tượng với bạn bè quốc tế và ban giám khảo. Thay vì chê trách chúng ta nên cổ vũ H'hen Niê. Chúc cô ấy thành công".
HH Đông Nam Á Phan Hoàng Thu thấy tiếc vì năm mình đi thi không có được trang phục dân tộc ấn tượng như thế
Theo Gia đình và Xã hội
Không hề lố, H'Hen Niê quá khôn ngoan khi chọn trang phục "bánh mì" để giành giải cao! Nhiều ý kiến cho rằng trang phục dân tộc của H'Hen Niê độc đáo nhưng không phù hợp bởi Bánh mì không thể đại diện cho văn hóa Việt Nam, điều này liệu có đúng? Lựa chọn "Bánh mì" làm trang phục dân tộc, đúng hay sai? Ngay sau khi H'Hen Niê công bố bánh mì là trang phục dân tộc được cô...