Trang phục của các dân tộc thiểu số: Nhiều nét độc đáo
Những bộ trang phục độc đáo
Bộ trang phục truyền thống được xem là vốn quý của mỗi đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với người Ca Dong, nam thường mặc trang phục là tấm vải choàng màu chàm, có viền sọc, hoặc màu đỏ có viền sọc xanh trắng quàng chéo từ vai bên này xuống hông bên kia. Trang phục truyền thống của phụ nữ Ca Dong thì đa dạng và sinh động hơn, gồm ruy băng buộc đầu, yếm, hai miếng vải choàng từ vai bên này xuống hông bên kia, từ vai kia xuống hông bên này, vải choàng thường có màu đỏ và trắng. Còn đối với váy thì phổ biến nhất là màu chàm, màu đen, thường dài tới giữa ống chân. Ruy băng buộc đầu thường bằng cườm có màu trắng, đỏ, vàng, tím, xâu theo hoa văn khác nhau…
Bà Đinh Thị Bằng (giữa) ở xã Sơn Mùa (Sơn Tây) giới thiệu về trang phục truyền thống của dân tộc Ca Dong. Ảnh: KIM NGÂN
Trang phục truyền thống của dân tộc Hrê gồm có hai loại, đó là bộ thổ cẩm và bộ vải thường. Trang phục của nữ gồm bộ váy áo thổ cẩm và bộ váy áo vải thường. Vải thổ cẩm nguyên gốc dệt chỉ có ba màu là đen, trắng, đỏ, trong đó màu đen làm nền chủ đạo. Người Hrê thích màu đen vì cho rằng đây là màu kín đáo, mạnh mẽ. Bộ trang phục của nam người Hrê gồm khố và bộ quần áo vải thường. Thân khố màu đen, có ba đường sọc màu trắng chính giữa, hai đường sọc màu đỏ hai viền. Hai đầu chiếc khố có năm đường hoa văn, nhưng không rõ nét như hoa văn của áo và có tua khoảng 15cm. Bên cạnh trang phục truyền thống, phụ nữ Hrê thích đeo trang sức làm bằng đồng, bằng bạc ở tai, cổ và cổ tay…
Với người Cor, do không có nghề dệt nên họ thường mua vải của các dân tộc khác về để tự may trang phục cho mình. Xưa kia, đàn ông người Cor thường đóng khố và ở trần, khố có màu xanh hoặc đen. Còn phụ nữ Cor mặc trang phục cộc tay, cổ tròn chui đầu và váy là một tấm vải hình chữ nhật có màu xanh hoặc đen được quấn quanh và giắt mối ở bên hông. Khi mặc trang phục lễ hội, trên đầu phụ nữ Cor thường có dải vải chít ngang, ở giữa thắt tua đỏ như cái mào gà thả xuống trước trán và dùng lược cài hình bán nguyệt thắt dải màu thả ra sau ót phủ xuống lưng…
Video đang HOT
PHẠM MINH ĐÁT
Phó trưởng Phòng Quản lý văn hóa (Sở VH-TT&DL)
Mang đậm bản sắc văn hóa
Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đang có nguy cơ bị mai một. Bà Hồ Thị Non, dân tộc Cor, ở thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) đã cất công tìm kiếm nguyên liệu, làm lại trang sức truyền thống cho thiếu nữ Cor. Bà Non chia sẻ, lớp trẻ giờ ít mặc trang phục truyền thống của đồng bào mình, bởi vậy tôi đã cố gắng truyền dạy cho thanh niên địa phương cách làm trang phục truyền thống để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của người Cor.
Bà Đinh Thị Bằng, ở xã Sơn Mùa (Sơn Tây), cũng lưu giữ cẩn trọng các loại trang sức, trang phục truyền thống của đồng bào Ca dong như: Rà Mần, áo choàng nữ, khố nam… “Vào dịp lễ hội, tôi lấy trang phục truyền thống cho con cháu mặc để giáo dục ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa, thể hiện niềm tự hào dân tộc”, bà Bằng nói.
Ba Tơ là địa phương hiện còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Hrê, tại Làng Teng, xã Ba Thành. Chị Phạm Thị Y Hòa, ở Làng Teng cho biết, cuộc sống hiện đại nên những trang phục may sẵn dần thay thế các trang phục dệt. Chính vì vậy, tôi cùng một số bạn trẻ sáng tạo nên những trang phục từ thổ cẩm với sắc màu đa dạng hơn như áo dài, trang phục công sở, khăn quàng, túi xách… để thổ cẩm Làng Teng luôn sống trong đời sống đương đại.
NTK Đức Hùng chia sẻ về áo dài tại buổi giao lưu văn hoá truyền thống giữa Việt Nam và Ấn Độ
Sáng 19/10, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình Toạ đàm "Bảo tồn văn hoá truyền thống thông qua trang phục truyền thống phụ nữ Việt Nam - Ấn Độ".
Xuất hiện trong chương trình, NTK Đức Hùng mang tới nhiều câu chuyện lịch sử cũng như hiểu biết của mình về sự hình thành phát triển của tà áo dài. Anh nói về sự thay đổi của tà áo dài Việt Nam qua các thời kì, từ thời nhà Nguyễn tới thời Pháp thuộc. Cách gọi tà áo dài cũng vì thế mà thay đổi nhiều, đến ngày hôm nay trở thành một hình ảnh thiêng liêng và là một sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.
NTK Đức Hùng chia sẻ về áo dài tại buổi giao lưu văn hoá truyền thống giữa Việt Nam và Ấn Độ
NTK Đức Hùng bày tỏ cảm xúc của bản thân khi nhắc về trang phục truyền thống của dân tộc: "Nhìn thấy tà áo dài ở đâu, ta nhìn thấy Tổ Quốc ở đó". Trang phục mang tính biểu tượng này được NTK Đức Hùng chia sẻ với những khách mời Ấn Độ có mặt trong phòng cũng như những khách mời gốc Việt khác, tâm trạng ai cũng rất đỗi hào hứng.
Buổi giao lưu tiếp tục với màn trao giải thưởng cho cuộc thi ảnh trực tuyến "Bảo tồn văn hoá truyền thống thông qua trang phục truyền thống phụ nữ Việt Nam - Ấn Độ". Và kết thúc bởi màn trình diễn trang phục áo dài và Sari đầy màu sắc và vô cùng ấn tượng, Hoa Hậu Ngọc Hân mang đến bộ sưu tập áo dài với những thiết kế đặc sắc.
Áo sơ mi của nam và nữ khác nhau thế nào? Khuy áo của đàn ông thường được thiết kế bên phải, phụ nữ thì đính kết bên trái. Sự khác nhau giữa trang phục của nam và nữ bắt nguồn từ vai trò khác nhau, sự phân chia giai cấp, tầng lớp trong giới quý tộc châu Âu. Khuy áo đàn ông và phụ nữ được đặt ở vị trí trái ngược thể...