Trang phục của BTS khi đến Nhà Trắng
Đến thăm Nhà Trắng và gặp gỡ Tổng thống Joe Biden, các thành viên nhóm BTS diện vest đen trang trọng.
Để gặp gỡ Tổng thống Joe Biden và thảo luận về sự gia tăng của tội ác căm thù chống người châu Á, các thành viên nhóm nhạc BTS đã diện trang phục từ thương hiệu quần áo nam Hàn Quốc – Tail Lovely.
Bảy thành viên của BTS đã diện trang phục của nhãn hiệu này vài lần trong quá khứ, bao gồm trên trang bìa của tạp chí Time, khi biểu diễn tại lễ trao giải Grammy 2022 và Giải thưởng Âm nhạc Mỹ năm 2021.
BTS đã có cuộc gặp gỡ Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Hk01.
“Thật vinh dự khi bộ đồ TAILORABLE được BTS diện trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tôi cầu chúc cho các bạn truyền tải thông điệp tốt để thế giới không còn sự phân biệt đối xử hay thù hận người châu Á, dân tộc thiểu số và người da đỏ”, thương hiệu này chia sẻ trên mạng xã hội.
Những người hâm mộ BTS đã bị ấn tượng bởi những bộ vest sành điệu. Hàng trăm người hâm mộ hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của ban nhạc bên ngoài Nhà Trắng.
Trang phục của Tail Lovely được BTS diện lên bìa tạp chí Time. Ảnh: Page Six.
Trang phục của Tail Lovely được BTS diện lên bìa tạp chí Tim e. Ảnh: Page Six.
Video đang HOT
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, các thành viên của nhóm nhạc Hàn Quốc được giới thiệu bởi Thư ký Báo chí Nhà Trắng mới – bà Karine Jean-Pierre. Bà còn nói đùa rằng báo chí đang háo hức chờ đợi BTS chứ không phải bà.
Trong buổi họp báo, Jung Kook nói: “Chúng tôi cảm thấy ngạc nhiên khi âm nhạc do các nghệ sĩ Hàn Quốc tạo ra lại tiếp cận được nhiều người trên khắp thế giới, vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa. Cảm ơn sự ủng hộ của ARMY (tên người hâm mộ của BTS). Chúng tôi tin rằng âm nhạc luôn là chất thống nhất tuyệt vời của mọi thứ”.
“Chúng ta đã bị tàn phá bởi sự gia tăng của tội ác thù hận gần đây, bao gồm cả tội ác thù hận của người Mỹ gốc Á. Để chấm dứt vấn đề, chúng tôi muốn nhân cơ hội này để nói lên tiếng nói của mình một lần nữa”, Jimin nói thêm.
Với tư cách là đại sứ thương hiệu toàn cầu của Louis Vuitton, BTS thường mặc trang phục của nhãn hiệu cao cấp châu Âu trên thảm đỏ. Gần đây, họ đã phối những món đồ thời thượng của Louis Vuitton trên thảm đỏ Grammy 2022, với những bộ vest có màu nâu chocolate, kem, xanh lam cùng áo sơ mi màu oải hương tươi sáng và các điểm nhấn hoa.
Bằng cách ủng hộ một thương hiệu Hàn Quốc tại sự kiện quan trọng này, BTS đã chứng minh rằng họ luôn ủng hộ văn hóa nước nhà.
Ngày 31/5, BTS có cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng để thảo luận về vấn đề tội phạm nhằm vào người gốc Á. Ảnh: NBC News.
Ngày 31/5, BTS có cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng để thảo luận về vấn đề tội phạm nhằm vào người gốc Á. Ảnh: NBC News.
Hàn Quốc sử dụng K-pop như một "vũ khí" chính trị đầy quyền lực?
Nhà Trắng đã đưa ra thông báo chính thức về cuộc gặp sắp tới giữa BTS và Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Đây là cuộc gặp nhằm thảo luận về vấn nạn phân biệt chủng tộc đối với người châu Á. Qua đó, có thể thấy rằng K-pop đã luôn và sẽ là một vũ khí chính trị quyền lực của những thiết chế chính trị Hàn Quốc hiện đại.
Mới đây, Nhà Trắng đã đưa ra thông báo chính thức về cuộc gặp sắp tới giữa BTS và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Đây là cuộc gặp nhằm thảo luận về vấn nạn phân biệt chủng tộc đối với người châu Á nhân dịp kỉ niệm Tháng Di sản của người Mỹ gốc Á và thổ dân Hawaii.
BTS sẽ có mặt ở Nhà Trắng và gặp gỡ Tổng thống Mỹ để bàn về vấn đề phân biệt chủng tộc đối với người châu Á.
Theo thông báo này, 7 chàng xứ sở kimchi sẽ tới thăm Tổng thống Joe Biden vào ngày 31/5 tới. Tại đây, họ sẽ phát biểu về 'tầm quan trọng của sự đa dạng và hòa nhập cũng như nền tảng của BTS với tư cách là những đại sứ truyền đi thông điệp về niềm hi vọng và sự tích cực trên toàn thế giới'.
Ngay sau khi thông tin được đăng tải, trưởng nhóm BTS - RM - cũng đã xác nhận thông tin với những người hâm mộ. Đồng thời, nam thần tượng khẳng định chuyến thăm này là vì mục đích tốt đẹp, hướng tới cả cộng đồng.
Vào năm 2017, BTS cùng công ty chủ quản đã bắt tay với UNICEF để lập nên chiến dịch chống bạo lực mang tên 'LOVE MYSELF'. Nhóm vẫn tiếp tục thực hiện cam kết với chiến dịch này vào năm ngoái. Kể từ đó, chiến dịch đã tiếp tục gây quỹ để giúp UNICEF với sứ mệnh chấm dứt bạo lực đối với trẻ em và thanh thiếu niên.
Sau việc nhóm BTS đóng góp 1 triệu USD cho phong trào Black Lives Matter, đây thực sự là một bước ngoặt của K-pop.
Năm 2016, khi Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm thành công bom hydro, Hàn Quốc đã chĩa vài chục chiếc loa xếp san sát về phía biên giới với Triều Tiên mở những bản nhạc màu mè của Apink hay Big Bang.
Tưởng như có gì đó lầm lẫn khi đáp trả tuyên bố đanh thép của nước láng giềng bằng những giai điệu xập xình như trong một buổi tiệc tùng trung học, nhưng phải nghe những lời ca ngọt như đường phèn - nào là 'Hãy để ta chỉ yêu nhau thôi, đừng gây lộn nữa', nào là 'Đôi khi chúng mình nghi kỵ và tranh luận, nhưng em vẫn cứ yêu anh' - ta mới thấy chẳng có lầm lẫn nào ở đây hết.
K-pop đã và sẽ luôn là một vũ khí chính trị của những thiết chế chính trị Hàn Quốc hiện đại, cũng như năm xưa rock 'n' roll là 'công cụ' gây mê mà phương Tây sử dụng để thu phục thanh niên ở những quốc gia đối địch.
Nhưng khác biệt ở chỗ: dù K-pop là 'một phiên bản hòa bình của bom nguyên tử', ta lại rất khó có thể tìm một ca khúc K-pop nào đó thẳng thừng và trần trụi thể hiện quan điểm chính trị.
Trong K-pop, không có cái kiểu Simon & Garfunkel lấy hẳn một bản tin thời sự với những sắc lệnh mới của tổng thống Johnson và những biến cố xã hội để làm nền cho bản nhạc của mình.
K-pop đã luôn và sẽ là một vũ khí chính trị của những thiết chế chính trị Hàn Quốc hiện đại
Các ngôi sao K-pop đa số hát về tình yêu, sự tự do - những giá trị phổ quát lúc nào cũng đúng và muốn hiểu sao cũng được. Into the new world (Bước vào thế giới mới) - đĩa đơn đầu tiên của SNSD - có thể được hát vang trong hết cuộc biểu tình này tới cuộc biểu tình khác, nhưng rõ ràng nó không được viết ra cho mục đích ấy.
Cá biệt lắm mới có một BTS. Họ có một ca khúc với chủ đề 'thìa bạc' đòi thay đổi trật tự xã hội bất công của Hàn Quốc nơi mà 'chim khướu' không thể có đôi chân bạc triệu của 'chim cò'. BTS thậm chí giễu nhại phát ngôn gây sốc của bộ trưởng Bộ Giáo dục trong một ca khúc khác. Thế nhưng, ngay cả trong những ca khúc như thế, ta vẫn thấy có sự tiết chế để không chỉ thẳng mặt ai đó.
Việc cộng đồng hâm mộ K-pop, không do ai sai khiến cũng không do ai thao túng đã trở nên thành một dạng 'vũ khí' vô cùng lợi hại của những người làm chính trị ở quốc gia này. Kết quả thực tế cho thấy, các chương trình mang tầm chính trị hay phi chính phủ khi có sự góp mặt của những ngôi sao K-pop đã tạo được tiếng vang và thành công ngoài mong đợi.
Đó là bởi vì bản thân vốn dĩ những ngôi sao đó đã sở hữu một lượng fan vô cùng đông đảo. Cộng đồng này sẽ luôn theo thần tượng của mình trong tất cả những sự kiện lớn nhỏ. Khi idol của họ được trao vinh dự lớn như đại diện cho cả một quốc gia thì điều đó còn gì tuyệt vời hơn.
Cùng với đó, những thần tượng này sẽ đóng vai trò và nói lên tiếng nói của thế hệ trẻ. Từ đó cầu nối giữa những sự kiện chính trị khô khan đã tới gần hơn với các bạn trẻ. Họ được nhìn thấy họ và có tiếng nói của họ trong mỗi bài phát biểu của thần tượng mình.
Người trẻ Trung Quốc vỡ mộng du học Đại dịch kéo dài, nạn phân biệt chủng tộc với người châu Á gia tăng ở các nước phương Tây khiến nhiều học sinh Trung Quốc giảm hứng thú đi du học, chuyển sang ôn thi gaokao. Khi dịch Covid-19 bùng phát tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) năm 2020, Nan Zhaojin đang theo học chương trình quốc tế tại một trường cấp...