Trạng nguyên Giáp Hải với bài họa ‘Vịnh bèo’ khiến sứ nhà Minh khâm phục
Trạng nguyên Giáp Hải là 1 nhà ngoại giao xuất chúng. Ông nổi tiếng với bài hoạ đối đáp lại bài “Vịnh bèo” của sứ nhà Minh tự cao tự đại khinh thường nước Việt bé nhỏ.
Nghè Cả, xã Dĩnh Kế, nơi thờ Trạng nguyên Giáp Hải
Vị trạng nguyên có tài ngoại giao
Theo gia phả và sách đá phát hiện ở Cốc Lâm – Dĩnh Trì – Lạng Phu, hiệu Tiết Trai, sau đổi tên là Giáp Trừng, sinh vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Quang Thiệu thứ 2 (1517) đời nhà Lê, mất năm Binh Tuất, niên hiệu Đoàn Thái nguyên niên (1586) đời Mạc Mậu Hợp, người xã Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhân (nay thuộc thành phố Bắc Giang). Thuở nhỏ, Giáp Hải được cha cho đi học hành, chu tất. Ông thông minh từ nhỏ, học một biết hai, ứng đối như thần. Tuy vậy, không ỷ lại vào sự thông tuệ của mình, Giáp Hải rất chăm chỉ dùi mài kinh sử. Tương truyền, Giáp Kế ngồi dưới lùm cây, đặtc chân lên 2 phiến đá đọc sách. Hòn đá chỗ Giáp Hải ngồi học còn in dấu hình bàn chân. Nhiều ngày mải mê học, khát nước thì múc nước giếng bên cạnh để uống, quên cả ăn. Buổi tối ông thường rang một túi hạt hồ tiêu, khi nào buồn ngủ thì lấy ra nhấm nháp cho miệng cay cay mà tỉnh ngủ. Tính tình mát dịu, nói năng nhẹ nhàng, khúc chiết, giỏi căn từ, học chừng “hết chữ” các ông đồ trong vùng, ông được cha cho lên kinh đô học. Đến khoa thi Mậu Tuất (1538) niên hiệu Đại Chính thứ 9, Thái Tông Mạc Đăng Doanh, Giáp Hải thi đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh, tức Trạng nguyên. Năm ấy ông 22 tuổi.
Năm 1540, tức là sau khi đỗ trạng được 2 năm. Thái Tông Mạc Đăng Doanh đột ngột qua đời, con là Mạc Phúc Hải Trừng, còn dân gian vẫn quen gọi là Trạng Kế.
Trong bối cảnh lịch lúc ấy, nhà Mạc bị nhà Minh o ép lấy cớ Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, nên nạn ngoại xâm rình rập trước ngõ. Để bảo vệ vương triều còn non trẻ, bảo vệ Lê dân thoát cảnh chiến trận và hoạ xâm lăng, nhà Mạc buộc phải có những nhượng bộ nhất định về biên giới. Lúc ấy nhà Minh sai sứ sang hạch sách nhà Mạc, nào đòi cắt đất, cống người vàng, nào sinh Mao Bá Ôn và Cừu Loan đem quân đóng ở cửa Nam Quan hỏi tội.
Do có tài văn chương, lại giỏi đối đáp nên Giáp Hải được Vua cử đi lãnh trách nhiệm ngoại giao tiếp các sứ giả nhà Minh và đã khéo léo dàn xếp ổn thoả vấn đề biên giới nên kẻ địch phải nể phục. Tương truyền, khi triều đình phải sai Giáp Hải lên cửa Nam Quan tiếp sứ, Mao Bá Ôn lại láo xược gửi sang cho triều đình nhà Mạc bài thơ “Vịnh bèo”, có ý khinh nhân dân Việt như bèo bọt. Giáp Hải lập tức đáp lại một bài hoạ vô cùng đanh thép. Dưới đây là hai bài xướng, hoạ.
Bài xướng của Mao Bá Ôn: “Bèo mọc trong ruộng nước nhỏ như cái kim, rễ bám vào đâu không ai biết, không ăn sâu. Bèo đã không gốc rễ, không có lá, không có cả cành. Tuy rằng họp đấy nhưng tan rã cũng rất mau, chỉ một trận là ra hồ, ra bể, không ai còn thấy vết tích nữa”. Ngụ ý khinh dân ta hèn kém, không có nguồn gốc, chỉ đánh một trận là tan như bèo.
Bài hoạ của Giáp Hải: “Bèo kết lại với nhau dày đặc như vây gấm, dù cái kim chui qua cũng không lọt, cành rễ liền nhau, mọc chằng chịt ăn rất sâu, thường cùng đám mây trắng xanh vẻ đẹp trên mặt nước. Và làm cho vầng hồng kia cũng không sao chiếu xuống được đáy nước. Ngọn sóng dù lớn đến đâu cũng không phá nổi, gió thổi mạnh thế nào cũng không làm chìm nổi bèo. Ở dưới có nhiều cá rồng ẩn nấp, dù tài câu của Lã Vọng cũng khó thả câu được”. Ngụ ý nói dân ta sống đông đúc như vảy gấm dệt, đoàn kết chặt chẽ, có thế độc lập của mình, không sợ ngoại xâm. Nhân tài nhiều như cá, dù kẻ địch có tướng giỏi cũng không làm gì nổi.
Xem bài hoạ, họ Mao và họ Cừu không dám tiến quân vào cõi nước ta.
Video đang HOT
Bài hoạ “Vịnh bèo” nổi tiếng của Giáp Hải xuất hiện trong bối cảnh này đã phần nào minh chứng cho tài ngoại giao xuất chúng của ông.
Trạng nguyên Giáp Hải với bài hoạ ‘Vịnh bèo’ khiến sứ nhà Minh khâm phục
Vị quan chính trực, thanh liêm
Ngoài tài ngoại giao, Giáp Hải còn được triều đình cử làm Đề Điệu cho nhiều kỳ thi hương và giám sát việc thi cử hết sức nghiêm ngặt.
Năm 1558 đời Tuyên tông Mạc Phúc Nguyên, niên hiệu Quang Bảo thứ 5, Giáp Hải được cử làm Đề Điệu cho kỳ thi này có thí sinh khởi xướng chống trường thi, Giáp Hải đã kiên quyết xử lý để làm gương cho các kỳ thi khác.
Năm 1573, ông được cử giữ chức Tuyên phủ đồng tri, lên Nam Quan thuộc Lạng Sơn cùng quan lại nhà Minh thương nghị giám sát biên giới. Với những lý lẽ sắc bén, giải pháp thông minh khiến người Minh phải nể phục, kính trọng, thường chỉ gọi ông là Giáp Tuyên phủ chứ không gọi tên. Ông là người giỏi bang giao từ mệnh đã 5 lần được triều đình giao cho trọng trách đi sứ, 3 lần nắm ấn quan to. Ngoài việc bang giao, mỗi lần tiếp sứ hay mỗi lần đi sứ, ông thường có thói quen làm thơ ghi lại, sau tập hợp thành “Ứng đáp bang giao tập”, trong đó có những câu thơ cảm tác như: Hoàng thu thuỷ ác đương triều sủng/ Phi mã khinh cân thượng quốc tân. Nghĩa là: Cờ vàng kiệu tía được triều cưng/ Ngựa béo áo cầu khách thượng quốc.
Năm 1577, Thượng thư Bộ Hộ kiêm Đô ngự sử là Giáp Trừng vin cớ thấy sao chổi xuất hiện đã dâng sớ khuyên Vua Mạc Hợp 6 điều “Lễ vật dùng tế lễ phải thành kính, cẩn thận. Nếu Vua có lòng nhân, thì bề dưới không kẻ nào không nhân. Nứớc nào cả vua tôi trên dưới đều chạy theo mối lợi thì nước ấy sẽ nguy vong. Quốc gia lụn bại do quan tham. Nước nương tựa vào dân. Quân muốn thắng trận thì các tướng phải hoà hợp với nhau. Mạc Mậu Hợp nhận nhưng không làm theo ý tờ sớ này. Để xoa dịu, ngày 21/2/1578 Mạc Mậu Hợp “phong thêm hàm thiếu bảo cho Thượng thư Bộ Lại, Tuân quận công Giáp Trừng. Giáp Trừng cố từ không nhận nhưng Mạc Mậu Hợp không cho từ”. Niên hiệu Quang Hưng thứ2 (1579) tháng 3, Mạc Mậu Hợp thang Giáp Trừng lên chức Binh Bộ Thượng thư, Chưởng lục Bộ sự, nghĩa là nắm quyền hành công việc của tất cả 6 Bộ trong triều là: Lễ, Lại, Công, Hình, Bộ, Binh (ngoại giao, nội vụ, công thương, tư pháp, nông, lâm, an ninh quốc phòng).
Năm 1581, Giáp Trừng vào triều yết kiến xin về quê. Nhưng sau đó Mạc Mậu Hợp “lại ban chỉ dụ gọi Thiếu bảo Luân quận công Giáp Trừng ra nhận chức và tham bàn chính sự trong triều giúp quyết đoán cơ mưu quân sự, cần phải nghĩ yêu nước quên nhà”. Trong dịp này, nhân có mưa bão lớn, Thiếu bảo Giáp Trừng dâng sớ lên Mạc Mậu Hợp, hiến kế giữ nước, trong đó có những lời tâm huyết như: “Hiện nay những lính mới tuyển vào các doanh phần nhiều khí giới chưa tinh nhuệ, kỹ thuật chiến đấu chưa tinh, thuyền bè chưa chỉnh đốn, lại gặp thiên tai cảnh cáo chính là lúc đáng sợ nhất. Cho nên những chính sách trị an và tu chỉnh, không thể không rất cẩn thận. Nên nghiêm minh pháp luật, thu vén kỷ cương, giữ vững nơi bờ cõi, tu sửa các thành quách, luyện tập binh mã, chỉnh bị khí giới, đóng thuyền dựng trại, định phiên thường trực, đúng kỳ phải tới, ban hiệu lệnh, hàng ngày tập luyện, cốt cho thật giỏi, chờ thời cơ sẽ phát động. Lại cần bồi dưỡng gốc nước cố kết nhân tâm, hậu đãi dân mà không bắt dân khốn, giúp đỡ dân mà không bắt dân mệt, không nên dùng hết sức dân, nên giảm bớt sự phục dịch của nhân dân. Đó là kế sách trị bình vậy”. Mạc Mậu Hợp xem xong tờ sớ này liền ban lời uý dụ Giáp Trừng và triệu tới kinh sư để làm việc tại triều đường.
Trạng nguyên Giáp Hải, khi làm quan chính trực, thanh liêm, được Nhà Vua sủng ái tin dùng, các bạn đồng triều kính phục. Thời gian làm quan của ông trước sau 5 lần giữ chức Thượng thư, ba lần giữ chức Đài ấn, được phong tước Thái bảo Sách quốc công. Ông về nghỉ hưu không được bao lâu thì mất vào tháng 12/1586, tại quê hương làng Dĩnh Kế, dân quen gọi là núi Ông Trạng. Các dấu vết về giếng Ông Trạng, chân Ông Trạng, miếu Ông Trạng vẫn còn mãi đến sau này.
Một con người sáng danh trong lịch sử như vậy nhưng rất tiếc, do điều kiện lịch sử và chiến tranh, lăng mộ, đền thờ ông đã bị Pháp phá huỷ từ năm 1949 – 1950.
Theo Xahoi
Vụ người dân đuổi theo cướp bị sát hại: Tang thương một gia đình
Chưa hết nguôi ngoai vì đứa con trai lớn mới mất sau vụ tai nạn giao thông, chị Đặng Thị Vụ lại nghe tin sét đánh ngang tai khi biết tin chồng mình trong lúc đuổi theo cướp đã bị sát hại dã man.
Tìm nhà anh Trần Văn Đạt (SN 1971), ở thôn Mỹ Lộc, xã Yên Phương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nạn nhân trong vụ đuổi theo cướp bị sát hại dã man, hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi nhận được thật đau đớn, những gào khóc xé lòng của vợ nạn nhân và 2 đứa con thơ dại đang bấu víu vào nhau như cố gắng tìm một điểm tựa.
Trước đó vào khoảng 11h30' ngày 9/10, sau khi phát hiện ra tên cướp đang trộm xe máy nhà mình, anh Đạt đã mượn theo xe máy đuổi theo, đến địa phận thôn Đại Vương Thượng, xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam thì anh Đạt bị nhóm cướp này ra tay sát hại.
Hàng xóm láng giềng đến chia sẻ với gia đình chị Vụ
Theo như gia đình nạn nhân kể lại, vào khoảng thời gian trên, anh Đạt đang nằm nghỉ trưa ở nhà, thì bất ngờ nghe đứa con trai là Trần Văn Thường (đang học lớp 6) chạy lên tầng 2 tri hô "cướp, cướp".
Nghe thấy đứa con tri hô, anh Đạt ngay lập tức chạy xuống dưới nhà thì phát hiện thấy một nam thanh niên ngồi trên xe mình phóng đi. Anh Đạt liền chạy sang nhà hàng xóm mượn một chiếc xe đuổi theo kẻ trộm xe nhà mình.
Đuổi theo đến địa phận thôn Đại Vương Thượng, xã Thanh Nguyên, huyện Thanh liêm, tỉnh Hà Nam thì anh Đạt chặn tên cướp, trên xe lúc này có 2 người, và một đối tượng đi xe phía sau, anh Đạt liền lấy một cây gỗ lao vào xe hai tên cướp đi trước khiến đối tượng bị ngã ra đường. Thấy đồng bọn của mình bị ngã, đối tượng đi sau phi thẳng xe vào người anh Đạt khiến anh bị ngã đập đầu xuống đường.
Ông Trần Văn Vượng, chú ruột anh Đạt kể lại sự việc
Chưa dừng lại ở đó 2 tên cướp còn dùng phớ chém liên tục nhiều nhát vào người anh Đạt khiến anh bị thương nặng. Mặc dù đã được người dân đưa đi cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng, anh Đạt đã tử vong trên đường đến bệnh viện.
Theo ông Trần Văn Vượng (SN 1956), chú ruột của anh Đạt cho biết: "Người dân gần hiện trường kể lại, thằng Đạt vừa đuổi theo vừa tri hô "cướp, cướp". Lúc xảy ra vụ việc, người dân gần đấy chạy ra can ngăn và ứng cứu, nhưng có 2 tên cướp giơ phớ lên đe dọa ai đến gần xẽ chém chết".
Ông Vượng cũng cho biết, lúc thấy anh Đạt lấy xe máy đuổi theo bọn cướp, ông Vượng và một người nữa cũng lấy xe chạy theo phía sau, nhưng chạy được khoảng 3km thì không đuổi kịp, nên ông quay về, lúc đấy cũng chỉ nghĩ anh Đạt sẽ không đuổi kịp nên sẽ quay về. Vừa về nhà được hơn 10 phút thì ông Vượng nhận được điện thoại của một người họ hàng dưới xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm báo rằng anh bị cướp chém.
Ngay khi nhận được điện thoại, ông Vượng liền báo cho mọi người trong nhà, đồng thời chạy xe máy thẳng xuống hiện trường vụ việc. "Đến nơi thì tôi không thể tin vào mắt mình nữa, cháu tôi nó nằm gục trên vũng máu" - ông Vượng xót xa.
Chị Đặng Thị Vụ thất thần trước cái chết oan uổng của chồng mình
Ngồi thất thần, khuôn mặt đờ đẫn như người mất hồn, chị Đặng Thị Vụ (SN 1972), vợ anh Đạt vẫn không thể tin nổi sự việc vừa xảy ra. Chị cũng không ngờ rằng tai ương, bất hạnh lại liên tục giáng xuống gia đình chị.
Chưa hết nguôi ngoai sau sự ra đi của đứa con đầu là Trần Văn Thông sau một vụ tai nạn giao thông, cả gia đình gắng gượng vượt qua nỗi đau tưởng chừng như không thể bù đắp nỗi, thì tai họa lại tiếp tục giáng xuống, lúc thấy ông Vượng trở về, chị cũng nghĩ là anh Đạt không đuổi kịp sẽ quay về, nào ngờ anh đã mãi ra đi.
Gia đình có 5 người, nhưng trong vòng 2 năm, đã mất đi 2 người quan trọng nhất, người phụ nữ ấy cứ gào khóc trong nỗi tuyệt vọng, hai bàn tay cứ bám chặt vào nhau như cố gắng tìm lấy một điểm tựa, bên cạnh là hai đứa con khóc lóc khi mất đi người cha, trụ cột gia đình.
Trong dòng nước mắt nghẹn ngào, chị Vụ cho hay: "Giờ chỉ còn 3 mẹ con tôi bơ vơ trong ngôi nhà, sao số phận gia đình tôi khổ như vậy. Cháu lớn mới mất cuối năm ngoài vì tai nạn giao thông, giờ lại tới lượt chồng tôi, thử hỏi làm sao 3 mẹ con tôi có thể vượt qua được nỗi đau này.".
Theo một số hàng xóm gia đình anh Đạt cho biết, anh Đạt vốn là người hiền lành, được hàng xóm quý mến. Chiếc xe bị cướp của gia đình anh Đạt dùng để chạy xe ôm, đó là phương tiện chính để nuôi sống gia đình trong suốt thời gian qua.
Đức Văn
Theo Dantri
Nghi vợ ngoại tình, ông lão 85 tuổi cầm dao chém chết vợ Sau khi cầm dao chém 41 nhát dao vào người đầu ấp tay gối hàng chục năm trời vì nghi vợ ngoại tình, ông Tài định tự tử nhưng không thành. Vụ việc trên xảy ra vào khoảng 5h sáng ngày 3/6, tại thôn Hậu, xã Yên Khánh, Ý Yên. Khi đó, người dân thôn Hậu nghe tiếng kêu la thất thanh phát...