Trăng mật ngọt ngào của chồng với… cô giúp việc
“ Sao đấy chị, anh đi đâu ạ?”. “Tôi phải hỏi cô câu ấy mới phải. Đi đâu mà lại có dép ở đây à?”.
Chỉ mất vài giây, cô đã “túm” được anh đang trốn trong phòng tắm ra.
Đến giờ, 2 năm đã qua đi, song kí ức về tuần trăng mật “ngọt ngào” của chồng và cô giúp việc vẫn mãi là kỉ niệm đau đớn tột cùng mà cô phải chịu đựng trong đời.
Đêm đầu tiên trong tuần trăng mật ở Đà Nẵng, đang mơ màng ngủ, cô quờ tay sang không thấy chồng đâu, ngó nghiêng trong phòng tắm cũng không có ánh điện.
Cô vơ vội điện thoại gọi vào máy anh, sau một hồi chuông dài, anh cũng nhấc máy và bình thản trả lời: “Hai mẹ con ngủ trước đi, anh đang xem bóng đá ở quán cafe ngay cạnh khách sạn. Xem ở phòng sợ làm em với con tỉnh giấc”. Yên tâm, cô lại ôm con ngủ tiếp.
Đêm thứ 2, sau cả ngày dài đi chơi thấm mệt, 9 giờ tối bé Nấm đã lăn ra ngủ. Thấy chồng đang cắm cúi ôm Ipad, cô rủ chồng đi ngủ nhưng anh không đi, bảo vợ: “Em với con ngủ trước đi, anh chưa buồn ngủ. Anh đọc báo lúc nữa đã”.
Anh sang phòng bên cạnh ngủ cùng cô giúp việc (ảnh minh họa).
Cô lại quay sang ôm con và nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ, không bận tâm đến anh nữa. 12 giờ đêm, bé Nấm tự nhiên lại tè dầm. Bình thường ở nhà, bé đã không còn tè đêm nữa nên cô không đóng bỉm cho Nấm, chắc hẳn do cả ngày đi chơi, bé Nấm uống nhiều nước quá, lại đi ngủ sớm nên hôm nay mới tè dầm ướt hết đệm.
Vẫn nghĩ chồng lại đi xem bóng đá ngoài quán cafe như đêm qua nên cô tự tay thay quần áo cho bé rồi gọi điện xuống lễ tân nhờ họ đổi ga giường cho. Xong đâu đấy, Nấm lại lăn ra ngủ ngon lành, lúc ấy cô mới cầm điện thoại gọi cho anh. Anh không bắt máy, sốt ruột, cô vừa mở cửa phòng đi ra ngoài vừa tiếp tục nhấn nút gọi lại.
Đêm khuya, khách sạn yên ắng, vì vậy mà cô nghe được tiếng chuông điện thoại quen thuộc của chồng khẽ vang ra từ ngay phòng bên cạnh – phòng của Liên – giúp việc nhà cô đi du lịch cùng hai vợ chồng để đỡ đần cô chăm sóc bé Nấm.
Lần thứ 3, anh vẫn không nghe máy, cô áp tai vào cánh cửa phòng giúp việc, nghe rõ mồn một từng hồi chuông đang kêu to dần. Lúc ấy, lòng cô như có lửa đốt, vừa gọi điện cho chồng, cô vừa đập của phòng: “Mở cửa ngay, anh có ra không, tôi nghe thấy tiếng chuông điện thoại anh đang đổ rồi. Ra ngay!”.
Video đang HOT
Bất chấp những tiếng đập cửa liên hồi của cô, một lúc sau Liên mới ra mở cửa, vẻ mặt hốt hoảng: “Sao đấy chị, anh đi đâu ạ?”. “Tôi phải hỏi cô câu ấy mới phải. Đi đâu mà lại có dép ở đây à?”. Chỉ mất vài giây, cô đã “túm” được anh đang trốn trong phòng tắm ra.
Hôm ấy, cả khách sạn nơi cô nghỉ được một phen náo loạn chứng kiến màn đánh ghen của cô. Cô gào khóc, cào cấu anh, anh thì đứng như trời trồng không phản kháng. Mãi đến khi nghe tiếng bé Nấm khóc trong phòng, cuộc đánh ghen mới chấm dứt.
Trong cơn hoảng loạn, căm hận, cô thu dọn đồ đạc đòi ôm con về nhà ngay trong đêm nhưng rồi nghe anh can ngăn, cô mới ở lại. Cả đêm ấy, cô chìm trong những giọt nước mắt.
Đến giờ, 2 năm đã qua đi, song kí ức về tuần trăng mật “ngọt ngào” của chồng và cô giúp việc vẫn mãi là kỉ niệm đau đớn tột cùng mà cô phải chịu đựng trong đời (Ảnh minh họa).
Tuần trăng mật của cô đã kết thúc sớm hơn kế hoạch đến 3 ngày. Ngay sáng sau đêm phát hiện ra sự thật động trời của chồng và giúp việc ấy, cô ôm con ra sân bay về nhà. Anh cũng buộc lòng phải đi theo cô, riêng Liên thì anh chẳng dám nhòm ngó đến nữa.
Cô và anh cưới nhau khi bé Nấm của hai người đã được gần 2 tuổi. Trong 7 năm yêu nhau, họ đã sống chung với nhau 3 năm. Bỗng một ngày cô phát hiện mình đã có bầu. Lúc ấy cô đang học văn bằng 2, anh thì đi công tác triền miên nên cả hai quyết định sẽ sinh con và đợi con lớn sẽ tổ chức đám cưới. Họ chỉ kịp đi đăng ký kết hôn để bé Nấm ra đời có đầy đủ tên bố mẹ trong giấy khai sinh.
Đám cưới của anh và cô diễn ra cách tuần trăng mật vỏn vẹn 1 tuần. Nhìn anh và cô tươi cười bế con chụp ảnh cưới mà ai cũng thầm ghen tị với hạnh phúc trọn vẹn của gia đình cô. Cưới nhau xong, vợ chồng cô lên kế hoạch đi nghỉ tuần trăng mật miền Trung khoảng 5 – 6 ngày.
Anh bảo: “Em đã vất vả, thiệt thòi nhiều rồi, chẳng mấy khi có cơ hội xả hơi, lần này cả nhà đi, cho Liên đi cùng nữa trông nom Nấm cho em đỡ mệt”. Cô nghe lời anh, lên kế hoạch, đặt vé, phòng khách sạn cho tuần trăng mật 4 người.
Liên kém cô 2 tuổi, là một người họ hàng xa ở quê cô, lên giúp việc cho nhà cô kể từ khi cô sinh bé Nấm. Chưa bao giờ trong đầu cô xuất hiện 2 chữ nghi ngờ về mối quan hệ giữa chồng và giúp việc.
Vì lẽ anh thường xuyên đi công tác xa nhà, những lần anh về với hai mẹ con, anh chỉ quấn quýt bên cô và con suốt ngày. Hơn nữa, Liên cũng chẳng phải cô gái trẻ trung, xinh xắn, lại luôn tỏ ra chăm chỉ, tận tâm với công việc gia đình cô.
Từ lúc xảy ra sự cố ngay trong tuần trăng mật ấy, trong đầu cô luôn tưởng tượng ra cảnh chồng mình và giúp việc trên chiếc giường khách sạn, dù chẳng tận mắt chứng kiến. Rồi cô lục lại tất cả kí ức suốt 2 năm Liên bước vào nhà cô, cố phân tích xem mối quan hệ mờ ám giữa họ liệu đã bắt đầu từ lúc nào.
Nhưng rồi, càng nghĩ cô càng rối loạn và bế tắc. Chỉ có một dấu hiệu khả nghi duy nhất đó là đêm đầu tiên ở khách sạn, khi anh nói đi xem bóng đá ở quán café, giờ cô mới cay đắng biết đêm đó anh cũng sang phòng giúp việc. Còn lại tất cả đều mù mờ trong cô. Tình yêu 7 năm của cô, đám cưới viên mãn mới tuần trước, cô vẫn còn say men hạnh phúc, vậy mà…
Ngay khi đặt chân về đến nhà, cô ngồi vào bàn soạn đơn ly hôn và đưa cho anh. Khác hẳn với không khí im lặng trên chuyến bay của hai người, cầm tờ đơn ly hôn, anh van xin cô tha thứ, thề thốt đó là lần duy nhất sai phạm, hứa hẹn sẽ không bao giờ làm khổ hai mẹ con nữa.
Cô cười nhạt trước những lời thanh minh của anh, vì cô biết đó chắc chắn không phải sự thật, mà sự thật thế nào, cô cũng chẳng muốn truy đến cùng nữa vì càng biết sẽ chỉ càng đau thôi.
Chỉ trong một ngày, cô đã kịp dọn hết đồ đạc của hai mẹ con về nhà ông bà ngoại, nhưng phải mất vài tháng sau cô mới hoàn tất được thủ tục ly hôn với người chồng vừa tổ chức đám cưới được ít ngày.
Đến giờ, 2 năm đã qua đi, song kí ức về tuần trăng mật “ngọt ngào” của chồng và cô giúp việc vẫn mãi là kỉ niệm đau đớn tột cùng mà cô phải chịu đựng trong đời. Đôi lúc, những kí ức buồn ấy vẫn ám ảnh cô, mỗi lúc ấy, cô lại tìm cách đưa con đi chơi đâu đó. Niềm vui bên con luôn là bài thuốc giải tỏa mọi muộn phiền trong cô…
Theo NLĐ
"Ở nhà đủ mọi thứ phải lo, làm sao mà em vào đây hầu được..."
Mẹ tôi nằm viện hơn 1 ngày trời mà không thấy bóng dáng cô con dâu đâu cả. Khi tôi hỏi sao đến giờ em mới vào thì cô ấy sẵng giọng: "Ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà em vào đây hầu được".
Tôi là con trai trưởng trong nhà, trên tôi là 2 chị gái đã đi lấy chồng xa, dưới tôi là một cậu em đang làm việc trong Sài Gòn. Bố tôi mất từ mấy năm trước, mẹ tôi năm nay gần 60 nhưng do hồi trẻ vất vả, trông gầy yếu và già hơn tuổi rất nhiều. Tôi thương mẹ lắm, tôi biết những gì mẹ đã trải qua và đã hy sinh vì chúng tôi.
Mặc dù yếu, nhưng 6 năm qua, từ ngày tôi lấy vợ, mẹ tôi chưa bao giờ để vợ chồng tôi phải lo lắng. Dù ốm đến mấy, mẹ tôi vẫn cố dậy giặt giũ lấy quần áo của bà. Không ăn được cơm, mẹ chủ động bảo tôi mua cho bà ít cháo ăn liền. Tôi bảo vợ nấu cháo cho mẹ, mẹ liền xua tay bảo không cần thiết. Bà nghĩ vợ tôi bận việc, đi làm về đã mệt lại con cái nữa (vợ chồng tôi có một bé gái 4 tuổi) nên bà không muốn con dâu thêm vất vả. Ý của mẹ, tôi rất hiểu, bà lúc nào cũng lo nghĩ cho con cái.
Một tuần trước, mẹ tôi phải nhập viện. Thời tiết lúc đó nồm, sàn nhà trơn ướt, mẹ tôi sợ con gái tôi ngã nên lúi húi ngày lau nhà 2 - 3 lần. Cuối cùng bà là người ngã trước. Mẹ tôi do ăn uống kham khổ lâu ngày thành ra xương cốt vừa giòn vừa loãng. Cú ngã khiến mẹ tôi nằm ngất ở sàn nhà, cho tới khi tôi đi làm về nhìn thấy, vội vã gọi xe cấp cứu chở mẹ đi viện.
Cả đêm tôi lo lắng không ngủ được, gọi hết cuộc điện thoại này tới cuộc điện khác cho vợ, các chị và em trai. Đến khi bác sĩ nói mẹ tôi bị gãy cổ xương đùi, bà ngất do quá đau chứ không nguy hiểm đến tính mạng, lúc này tôi mới thở phào.
Gần nửa đêm hôm đó, vợ chồng hai chị gái tôi đã hớt hải chạy tới bệnh viện thăm mẹ. Có các chị ở bên, tôi yên tâm về nhà thay quần áo và ăn tối. Vợ tôi lúc này đang ôm con ngủ. Cơm canh úp trên bàn lạnh ngắt khiến tôi không thể nuốt được. Khi nằm lên giường, vợ tôi quay sang hỏi "Mẹ có sao không anh?". Tôi thuật lại mọi chuyện cho vợ nghe, cô ấy gật gù rồi ngủ tiếp. Nằm trằn trọc cả đêm, tôi xót mẹ đến mức không ngủ được. 5 giờ sáng, tôi lật đật dậy vào viện xem mẹ đã tỉnh chưa.
Tôi ngồi chưa ấm chỗ thì em trai tôi đã xuất hiện ở cửa. Em trai tôi bảo vừa nghe tin mẹ ngã phải vào viện, em ấy bỏ hết công việc, mua vội vé máy bay để về. Vừa nhìn thấy mẹ nằm trên giường, em ấy đã lao vào cầm tay bà, mắt rưng rưng chực khóc. Chị gái tôi phải vỗ vỗ vai, em mới bình tĩnh lại.
Suốt cả ngày hôm đó, con dâu của mẹ là vợ tôi không hề xuất hiện. Đến bữa cũng là chị gái tôi đi mua đồ ăn cho cả 4 người chúng tôi (hai anh rể đã về đi làm). Mẹ tôi tỉnh lại nhưng chưa ăn được gì, chỉ truyền nước và đạm. Chiều tối, tôi gọi điện cho vợ tôi hỏi cô ấy bận việc gì mà không đến thăm mẹ? Vợ tôi bảo vừa đi làm về, nay cô ấy nhiều việc quá, tối cô ấy vào.
Tôi động viên 2 chị gái và em trai về nhà tôi nghỉ tạm. Nhưng cả ba không đồng ý. Em trai tôi bèn thuê một căn phòng khách sạn gần bệnh viện để hai chị ở.
Chờ cả tối không thấy vợ, tôi lại gọi điện thì được biết vợ tôi đang cho con ăn. Tôi rất bực bội, cô ấy có thể vào viện thăm mẹ và cho cả con gái chúng tôi đi theo. Vậy nhưng mẹ tôi nằm viện hơn một ngày rồi mà chẳng thấy con dâu xuất hiện. Thử hỏi tôi ăn nói thế nào được với mẹ, hai em và các chị? Tôi sẵng giọng hỏi: "Em làm con dâu kiểu gì vậy? Mẹ chồng nhập viện mà cả ngày trời không thấy mặt?". Vợ tôi càu nhàu bảo chờ chút, đi gửi con rồi vào. Tôi bảo vợ cho con vào thăm bà nội. Vợ tôi nói bệnh viện đầy bệnh tật, cho trẻ con vào để lây à?
Vì có mẹ và em trai ở bên nên tôi không tiện cãi nhau với vợ. Tôi cúp máy chờ đợi. Gần 2 tiếng sau mới thấy vợ tôi có mặt, trong khi từ nhà tôi đến viện chỉ khoảng 20 phút. Giận quá nên tôi hỏi "Em làm gì mà giờ này mới vào?". Thật không ngờ vợ tôi liền quay sang vặc lại: "Ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà em vào đây hầu được. Nói rồi mà, bảo đừng làm mà cứ cố, giờ lại thành ra khổ con khổ cháu".
Tôi ngỡ ngàng nhìn vợ, cả em trai tôi cũng giật nảy mình. Chưa nói đến việc phải hầu, trách nhiệm vợ tôi phải có mặt trong bệnh viện là điều đương nhiên. Huống chi có y tá, hộ lý và hai chị gái tôi ở đó, đâu đến lượt vợ tôi phải xắn tay vào chăm sóc mẹ.
Không chờ tôi nói thêm gì, vợ tôi đi vào phòng bệnh liền nhìn thấy em trai tôi. Cô ấy ngại ngùng lại gần dùng giọng nhỏ nhẹ hỏi mẹ tôi đã đỡ chưa? Bà đã ăn được gì để cô ấy đi mua?
Bực tức vì lời vợ nói, tôi xông vào nắm tay kéo vợ ra khỏi phòng bệnh. Vợ tôi liên tục hỏi tôi làm gì thế? Em trai tôi cũng ngơ ngác nhìn vợ chồng tôi. Nhưng tôi không nói không rằng nhét cô ấy vào taxi, chạy thẳng về nhà mẹ vợ. Đến cửa, tôi kéo thẳng vợ xuống đưa vào giao tận tay mẹ vợ. Tôi nói với mẹ vợ: "Con trả lại con gái cho mẹ. Con không thể chấp nhận được một người vợ vô lễ với mẹ đẻ của con. Mẹ dạy lại cô ấy giúp con". Sau đó tôi bỏ về, mặc kệ lời xin lỗi trong nước mắt của vợ.
Mấy hôm nay, mẹ tôi vẫn ở trong viện, các chị gái tôi luân phiên chăm sóc bà. Con gái tôi đã được bà ngoại đón về bên kia, mẹ vợ cũng bảo tôi tha thứ cho sai lầm của vợ tôi nhưng tôi vẫn rất bực. Tôi muốn để vợ có thời gian suy ngẫm lại bản thân. Tôi nên làm gì thời gian sau để cô ấy hiểu rằng phận làm con dâu thì phải tôn trọng và đối xử tử tế với mẹ tôi?
Theo Afamily
Người đàn bà quá máu lạnh! Mỗi lần nghe con trai chưa đầy bốn tuổi hỏi mẹ đâu là lòng tôi như xát muối. Thằng bé nhớ mẹ, cả nhà xót xa, tìm mọi cách bù đắp cho con, nhưng có lẽ trên đời không gì có thể thay thế được tình mẹ... Học xong đại học, tôi làm nhân viên ở một ngân hàng. Cha mẹ tôi có...