Trang mạng quốc phòng Mỹ đánh giá cao ngư lôi chống ngầm của Nga
Shkval được phát triển vào những năm 1960 của thế kỷ 20 như là vũ khí để tiêu diệt nhanh các tàu ngầm trang bị tên lửa của NATO, có thể mang đầu đạn hạt nhân đến mục tiêu với tốc độ “chưa từng có.”
Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Dmitry Donskoi của Nga. (Ảnh: TASS/TTXVN)
Trang mạng quốc phòng National Interest của Mỹ ngày 14/9 có bài viết cho rằng tốc độ ấn tượng của loại ngư lôi chống ngầm Shkval mà Nga chế tạo có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện hải chiến.
Ngư lôi Shkval chỉ được biết đến vào giữa thập niên 1990, dù thực tế ngư lôi này được phát minh ra từ thời Xô Viết.
Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, các tàu nổi và tàu ngầm đạt tốc độ không quá 50 hải lý/giờ, song ngư lôi Shkval có thể đạt tới tốc độ 200 hải lý/giờ (tương đương 370 km/h).
Không giống như các ngư lôi khác, ngư lôi này được đẩy bằng động cơ tên lửa.
Các nhà phát triển đã có thể giảm đáng kể sức cản của nước tác động lên ngư lôi nhờ chế độ siêu bong bóng (supercavitation), theo đó các bong bóng hình thành xung quanh ngư lôi, nhờ đó, Shkval di chuyển trong khoảng bong bóng.
Ngư lôi được trang bị đầu đạn hạt nhân, đảm bảo có thể diện gọn mục tiêu.
Video đang HOT
Bài viết cho rằng cái gọi là “ ngư lôi siêu bong bóng” này sẽ cho phép “chinh phục cả thế giới chỉ sau một đêm.”
Ban đầu, Shkval được phát triển vào những năm 1960 của thế kỷ 20 như là vũ khí để tiêu diệt nhanh các tàu ngầm trang bị tên lửa của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Shkval mang đầu đạn hạt nhân đến mục tiêu với tốc độ “chưa từng có.”
Đầu đạn mới của ngư lôi siêu bong bóng có thể di chuyển nhanh đến khu vực có mục tiêu, sau đó nó chạy chậm lại để xác định chính xác mục tiêu.
Loại ngư lôi này phát ra tiếng động lớn và có thể giúp phát hiện ra vị trí con tàu đã phóng nó đi, tuy nhiên tốc độ 200 hải lý/h cùng đầu đạn hạt nhân hoàn toàn có thể khỏa lấp nhược điểm này trong điều kiện chiến tranh trên biển./.
Theo (Vietnam )
Lý do Nga "cất công" đưa Su-35, Su-57 đến Syria xa xôi: "Học" theo Mỹ chưa bao giờ là điều thừa thãi?
Hôm 10/9, không quân Nga được cho là đã triển khai tiêm kích Su-35 tới miền Nam Syria, ngăn chặn kế hoạch tấn công của Israel.
Không quân Nga đóng vai trò quan trọng trong việc lật ngược tình thế ở Syria.
Không quân Nga đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu quý giá ở chiến trường Syria. Trên thực tế, phần lớn các phi công chiến đấu của nước này đều đã từng thực hiện nhiệm vụ bay ở Syria, Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu tuyên bố trong một hội nghị quân sự.
"Những con số đã nói về chính họ tại đây", ông Shoigu nói với tờ Red Star. "98% phi hành đoàn vận tải hàng không và 90% phi hành đoàn chiến thuật và quân sự, cùng với 60% đội bay tầm xa đã tham gia vào các hoạt động nói trên. Hơn nữa, gần 1/3 các chuyên gia phòng không đã trui rèn thành thạo và trở nên chuyên nghiệp hơn trong các nhiệm vụ ở Syria".
Sự can thiệp của Nga vào cuộc chiến Syria đã chứng tỏ bản lĩnh quân sự của nước này, đặc biệt là trong việc giúp chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad lật ngược tình thế trước khủng bố, theo National Interest.
Trong khi Hezbollah và Iran giữ vững trên chiến trường mặt đất cùng với quân đội Syria, Nga đã liên tục xuất kích yểm trợ từ trên không chống lại phiến quân.
Nga đã có cơ hội thử nghiệm nhiều máy bay, bao gồm máy bay chiến đấu Su-35, máy bay ném bom chiến lược Tu-160, máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 và nhiều loại tên lửa cũng như bom thông minh khác nhau.
Thử nghiệm như vậy được cho là điều cần thiết. Trước đó, thông tin từ National Interest cho biết, quân đội Nga từng thừa nhận có vấn đề về các thiết bị quân sự của mình, chẳng hạn như bom thông minh đã bỏ lỡ mục tiêu ở Syria vì chưa bao giờ trải qua điều kiện sa mạc khi đang thử nghiệm ở Nga.
Quân đội Mỹ cũng có một số loại vũ khí được chứng minh là chỉ tốt trong phòng thí nghiệm thay vì trên chiến trường.
Chiến đấu cơ F-22 và F-35, bom thông minh và tên lửa không đối không của Mỹ được thể hiện hữu hiệu như hiện tại đều đến từ các bài học kinh nghiệm đau đớn trong các cuộc chiến tranh từ hàng thập kỷ trước, khi các thiết bị và chiến thuật chiến đấu trên không của Mỹ vẫn còn nhiều hạn chế.
Các cuộc chiến trong quá khứ ở châu Á đã khiến quân đội Mỹ bị tổn hại nghiêm trọng trong suốt một thập kỷ, nhưng nó đã cho Lầu Năm Góc cơ hội trải qua những thách thức của chiến tranh trên không thời hiện đại, đối mặt với tên lửa phòng không, bom thông minh và tác chiến điện tử. Cái giá phải trả là hơn 3.700 máy bay Mỹ bị phá hủy, cộng thêm 5.000 máy bay trực thăng khác.
Các vũ khí tiên tiến của Nga như Su-35 hay Su-57 đều đã có những thử nghiệm ở Syria.
Sự can thiệp vào Syria của Nga lại rẻ hơn rất nhiều. Có khoảng hai chục máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng Nga được ghi nhận thiệt hại bởi hỏa lực hoặc tai nạn, bao gồm cả máy bay do thám Il-20 bị vô ý bắn nhầm gần đây bởi không quân Syria.
Đổi lại, Moscow có thể xoay vòng một số lượng lớn máy bay qua Syria để tích lũy kinh nghiệm, sau đó chuyển các phi hành đoàn trở về Nga.
Máy bay ném bom Tu-160 và Tu-95 của Nga đã phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu của phiến quân ở Syria. Quân đội Syria, cùng với các đồng minh Iran và Hezbollah đã nhận được sự hỗ trợ dồi dào trên không từ máy bay tấn công Su-24, Su-25 và Su-30, cũng như trực thăng Mi-24 và Mi-28.
Ngoài ra, một số thiết bị tinh vi nhất của Nga, đáng chú ý là máy bay chiến đấu Su-57 và Su-35, đã xuất hiện trong một vài nhiệm vụ nhẹ nhàng trên bầu trời Syria.
Hôm 10/9, không quân Nga được cho là đã triển khai tiêm kích Su-35 tới miền Nam Syria, ngăn chặn kế hoạch tấn công của Israel. Theo đó, phi đội Su-35S được tức tốc triển khai sau khi có thông tin cho rằng các chiến đấu cơ của Israel xuất hiện trong khu vực này như một động thái đáp trả Iran, theo Avia.Pro.
Để làm được những điều trên không phải đơn giản. Quân đội Nga phải thành thạo nhiều nhiệm vụ khác nhau. Cơ khí, thiết bị bảo trì và vật tư phải được vận chuyển từ Nga đến Syria.
Đội điều khiển mặt đất đã phải lập kế hoạch và điều phối các nhiệm vụ trong một môi trường đa quốc gia hỗn loạn, trong khi các đội chỉ huy trên chiến trường phải tiến hành các cuộc không kích một cách chính xác.
Đối với Mỹ, quốc gia đã thực hành chiến tranh trên không ở nước ngoài kể từ Thế chiến I, đây là một hướng đi khá cũ kỹ. Nhưng đối với Nga, đây là một trải nghiệm mới, và nó sẽ giúp cho không quân Nga tự tin hơn và điêu luyện hơn, tạp chí National Interest nhận định.
Theo nguoiduatin
Báo Mỹ: Nhờ 'mối đe dọa Nga', Ba Lan bỗng chốc hóa thành viên chủ chốt của NATO Ba Lan có một vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong trường hợp xảy ra đụng độ giữa NATO và Nga - theo truyền thông Mỹ. Để cố gắng ngăn chặn mối đe dọa quân sự từ Nga và những nỗ lực của Matxcơva nhằm làm suy yếu nền dân chủ châu Âu, Ba Lan đang dần trở thành thành viên...