Trang Hạ: “Đừng vô tình, vô tâm nữa”
Bằng lối lập luận sắc sảo, Trang Hạ cho rằng: “Phụ nữ thường phải diễn những vai mà họ không bao giờ từ chối được trong ngày Tết”.
Là nhà văn nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn với nhiều phát ngôn gây sốc, mới đây Trang Hạ vừa tạo ra một cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng qua bài viết “Tết là dịp để đàn ông Việt vô tâm nhất trong năm!” Bằng lối lập luận sắc sảo, Trang Hạ cho rằng: “Phụ nữ thường phải diễn những vai mà họ không bao giờ từ chối được trong ngày Tết”. Và như một cơ duyên, sau khi xem bộ phim ngắn cảm động “ Giao thừa của mẹ”, Trang Hạ đã ngay lập tức viết tiếp và chia sẻ những suy nghĩ của mình.
Con đường từ “vô tâm” tới “vô cảm”
Bạn ơi, “vô tâm” đang là từ khóa vô cùng hot của mùa Tết này! Nhưng không phải ngẫu nhiên ngay từ khi viết kịch bản trong cơn gió mùa, khi quay clip này từ ngày sang đêm, bối cảnh và câu chuyện đưa về vùng quê Bắc Bộ!
Ở đâu đó có những người phụ nữ tân thời quá sung sướng nên chẳng còn bận tâm tới những người phụ nữ truyền thống đang chật vật sống trong căn nhà của chính mình! Ở đâu đó có cả những người thảnh thơi vô tâm ở bên nỗi niềm của chính những người sống quanh ta.
Nhưng dứt khoát cái rãnh sâu “vô tâm” ấy không nên là của những người thân trong gia đình dành cho người mẹ của mình!
Thế nhưng, ở đâu đó, bạn có đôi cánh là vé máy bay giá rẻ nên bay được ra biển nghỉ Tết, mà quên rằng ít nhất 45% người dân Việt vẫn cắm cúi dưới những mái nhà, những người đàn bà cả đời chỉ biết lo cho chồng con chứ không có cơ hội đặt chân lên cái tàu bay. Nghĩa là mấy chục triệu người cái Tết thảnh thơi chỉ là một ước muốn xa vời!
Và bạn trông chờ tiền thưởng Tết mà quên rằng, có những người phụ nữ làm lụng cả mười tiếng mỗi ngày mà Tết không có thưởng, chỉ có lo toan, và nụ cười chỉ là để cho người thân an lòng!
Nên khi chọn từ khóa đắt giá cho đoạn phim ngắn chào Tết mong thức tỉnh sự quan tâm của mọi người tới mẹ, tới người phụ nữ nội trợ, chúng tôi đã chọn từ khóa “vô tâm”.
Từ “vô tâm” tới “vô cảm” chỉ còn cách nhau có đoạn ngắn thôi!
Phim ngắn Tết “Giao thừa của mẹ” do nhãn hàng Bảo Xuân sản xuất đã khơi nguồn cảm xúc để Trang Hạ viết tiếp những trăn trở về người phụ nữ Việt.
Video đang HOT
Hôm qua có bạn trí thức online còn phản bác Trang Hạ rằng: Tại sao lại nói đàn ông chúng tôi vô tâm? Đàn bà tự bày ra cỗ bàn phức tạp chứ! Tại sao Tết không làm miếng bánh mì thô đơn giản quệt trứng cá tầm với ly vang ngoại là xong! Giò chả bánh mì nem rán làm gì rồi lại kêu ca chê bai đàn ông?
(Chai vang ấy, chắc giá cũng phải ngàn đô, mới xứng với miếng bánh mì thô quệt trứng cá?)
Những cuộc đời sang chảnh không bao giờ nghe nổi tiếng lăn rơi của những giọt nước mắt người đàn bà vất vả, họ chỉ nghe thấy nhã nhạc!
Nói vậy thôi, Trang Hạ chưa bao giờ giận ai và ghét ai, chỉ thấy cảm thương không hết!
Nếu bạn cũng cảm động, cũng cảm nhận được sâu sắc nỗi vất vả cô đơn của người phụ nữ trong chính ngôi nhà mình, trong chính dịp lễ Tết quây quần cùng gia đình, thì cảm ơn bạn!
Nếu bạn nhìn từ những cuộc đoàn tụ mà con cái cắm mặt vào smartphone không rời, những giao thừa mà mọi màn hình đều bật sáng trước mặt mọi người trừ người mẹ, đã ai ngồi im ngắm nhìn mẹ, hay đi theo mẹ trong nửa ngày để xem mẹ đang đi quanh nhà làm những việc gì? Bạn có nhận ra, “vô tâm” đôi khi chỉ là, chúng ta đã mặc nhiên coi sự vất vả của những người phụ nữ là giá trị sống của họ?
“Chỉ cần share thôi, để mình đừng vô tình, vô tâm nữa”
Có thể cô gái trong phim may mắn. Cô ấy có mẹ vẹn nguyên vào phút cuối. Và hiểu ra cuộc sống vô thường đến mức nào.
Nhưng có thể, có những thứ rất quý giá sẽ mất đi vĩnh viễn vào lúc bạn vô tâm với người phụ nữ quan trọng nhất trong gia đình nhỏ bé!
Trang Hạ cùng con trai gói bánh chưng
Năm 2015, Trang Hạ có rất nhiều hoạt động truyền thông để khơi dậy sự quan tâm của cộng đồng với sự vất vả khi những người phụ nữ gần như bị gắn “ xã hội chức” thành “thiên chức”.
Bạn cứ yên tâm rằng, phim ngắn này – về Tết – không chạy theo thị hiếu méo mó như những thứ mà xã hội này mong đợi từ truyền thông! Vẫn có một “happy ending” – kết thúc vẹn toàn như những gì chúng ta vẫn luôn mong chờ được đón nhận từ một năm mới!
Có lẽ là, chỉ cần share thôi, để mình đừng vô tình vô tâm nữa!
Được biết, phim ngắn “Giao thừa của mẹ” đã gây nguồn cảm hứng để Trang Hạ viết ra những chia sẻ này là bộ phim do nhãn hàng Bảo Xuân sản xuất.
Có mặt trên thị trường từ năm 2010, Bảo Xuân là sản phẩm giúp chị em phụ nữ Việt chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, kéo dài tuổi xuân và gìn giữ hạnh phúc gia đình, bằng cách bổ sung, cân bằng nội tiết tố nữ một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Đây không phải là lần đầu tiên Bảo Xuân sản xuất những thước phim ngắn như thế này. Thời gian qua, Bảo Xuân cũng đã làm nhiều bộ phim ngắn hướng tới phụ nữ “nức lòng” người xem, chẳng hạn như phim ngắn “Thư gửi con gái khi về nhà chồng” hay “Người mẹ không bao giờ nói yêu con”.
Theo_Eva
"Thu nhập trăm triệu/tháng" vẫn ăn bánh mì từ thiện
Năm 2015, ngành xổ số có doanh thu lên đến 3 tỷ USD - tức hơn 66 nghìn tỷ đồng - một con số khủng khiếp, trong đo co không it la tư mồ hôi của những người bán vé số dạo. Ở ĐBSCL, xổ số nộp ngân sách vô địch, nhưng những người bán vé số vẫn bị rẻ rúng, coi khinh, phai nhân banh mi tư thiên
Ây vây ma ơ An Giang vân co chuyện người bán vé số không được vào nhà vệ sinh. Ở Tiền Giang, sếp ngành tài chính nói, vé số dạo thu nhập tốt, nhờ vé số mà nhiều người thành thạc sĩ, tiến sĩ. Ông nói, có người tàn tật "bán một ngày 3.000 tờ" - tức thu nhập cả trăm triệu đồng tháng.
Ông này đích thị là "thánh chém gió" bởi, người bán vé số thực chất khổ hơn ăn mày. Ăn mày không bị cướp, còn người bán vé số, bị cướp như cơm bữa, phai giât gâu va vai, chay ăn tưng bưa.
Người bán vé số nhận bánh mì ở thành phố Tân An.
Sáng tinh mơ 25.1, anh kỹ sư xây dựng Phạm Hoài Phong (30 tuổi, công tác tại Công ty Công trình đô thị Tân An, thành phố Tân An, Long An) cùng một số bạn trẻ đẩy thùng bánh mì ra trước sân một doanh nghiệp trên đường Mai Thị Tốt. Một bạn trẻ khác chở thêm bình nước loại 20 lít đặt dưới thùng bánh mì. Anh Phong và các cộng sự dán phía trước thùng dòng chữ "Từ thiện, miễn phí: Một người - một ổ".
Xong việc, cả nhóm... lót dép ngồi hóng khách. Vài người vé số đi ngang, nhìn thùng bánh mì một cách lạ lẫm. Chần chừ nửa muốn lấy, nửa e dè, họ bỏ đi luôn.
Anh Phong và nhóm bạn vội chạy theo, giải thích, "mời chú ăn bánh mì". Một người đàn ông trung niên đi xe lăn "xung phong" nhận bánh. Và ông ăn luôn tại chỗ, ngon lành. Như thấy "thiếu thiếu" gì đó, một bạn trong nhóm anh Phong tốc hành đi mua thêm mấy hộp sữa đặc. Bánh mì chan sữa, người bán vé số ngon miệng hơn. Các thành viên cũng cùng ăn với người bán vé số.
Anh Phong chia sẻ: "Câu lạc bộ Thiện Tâm của mình có hơn 70 thành viên, hoạt động bằng tiền túi được vài năm nay, định kỳ hàng tháng đi thăm và tặng quà cho người nghèo một lần. Ai cũng phải làm việc nên tụi mình trao đổi qua mạng xã hội. Mấy hôm nay, chúng tôi rất đau trước việc người bán vé số bị phân biệt đối xử. Chúng tôi bàn với nhau mỗi ngày mua 100 ổ bánh mì tặng người bán vé số. Ngoài sữa, các bạn trong nhóm sẽ tự làm thêm đồ chua, muối tiêu để các cô chú vé số đổi vị". Thấy tôi nhìn người bán vé số phải ngồi xuống mới lấy được nước "dáng có vẻ không đẹp", anh Phong giải thích ngay: "Tủ bánh phải thấp vì có nhiều cô chú phải đi xe lăn. Do đó, thùng nước bên dưới sẽ hơi thấp một chút, người lành lặn phải ngồi nhưng người đi xe lăn sẽ thuận tiện..."
Đang dở câu chuyện, anh Phong... xem đồng hồ và cáo lỗi vì thứ Hai phải chào cờ, đi làm sớm.
Một thành viên trong nhóm anh Phong, sinh viên Huỳnh Phương Vũ Trụ, được giao nhiệm vụ dọn thùng sau khi hết bánh cho biết, cả nhóm quyết định tết này sẽ có chương trình "Ăn Tết cùng người vé số": "Tụi em đã chuẩn bị quà Tết xong hết rồi. Ngoài đồ khô ăn Tết, tụi em đã chuẩn bị một nồi thịt kho tàu khổng lồ, biếu các cô chú vé số xa quê ở lại ăn Tết với tụi em".
Những bạn trong câu lạc bộ Thiện Tâm cho biết, người bán vé số trăm phần trăm có cuộc sống khó khăn, một tháng bán 3.000 tờ vé số, kiếm hơn 3 triệu đồng không phải là chuyện dễ. "Tụi em đi theo những người bán vé số, biết nhiều người sống tạm bợ. Sang lắm là thuê nhà giá rẻ, có khia 2 - 3 hộ ở ghép vì không có tiền. Họ xài lò xô, đốt dầu, muốn có nồi thịt kho tàu ăn Tết thì lò xô làm sao mà nấu. Anh em bàn nhau, ngoài quà tết, mỗi người bán vé số còn được biếu một hộp thịt kho tàu. Dù họ ở nhà thuê hay ở tạm gầm cầu thì cũng được một chút hương vị ngày tết" - một thành viên câu lạc bộ Thiện Tâm nói.
Cũng trong sáng 25.1, các bạn trẻ này đã trao 150 phiếu tặng quà tết cho người bán vé số ở thành phố Tân An, theo tiêu chí "ưu tiên người già và người tàn tật", mỗi phần quà trị giá 400.000 đồng. "Nhóm tụi em đâu có ai giàu. Thôi thì người nghèo thương nhau, chứ quan chức vé số họ không hiểu đâu. Nhà báo mà không chê tụi em nghèo, mời ngày 28 Tết cùng tụi em ăn tết với các cô chú vé số" - một bạn trẻ rủ rê.
Nhìn ánh mắt của các bạn, tôi chắc rằng, cái tết năm nay của người bán vé số ở đô thị nhỏ xíu Tân An sẽ ấm áp hơn. Ấm, không chỉ từ nồi thịt kho tàu nóng hổi do các bạn tự nấu, mà còn ấm vì xã hội có lạnh lẽo thì lòng tốt vẫn nở hoa.
Tôi không giàu. Các bạn cho tôi cùng "ăn tết vé số" nhé!
Theo_Eva
Lần đầu thử nghiệm ghép đầu người - Tại sao không? Hiện việc ghép đầu người còn gây nhiều tranh cãi song theo GS.TS Trịnh Hồng Sơn : "Việt Nam cũng đang chuẩn bị cho ca ghép đầu lần đầu tiên" (?). Như báo chí đã đưa tin, GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết: Mặc dù y học quốc...