Trắng đêm tìm nạn nhân bị “bác sỹ vứt xác”
Trong cái lạnh dưới 20 độ C, đội thợ lặn cùng gia đình nạn nhân bị “bác sỹ vứt xác” vẫn miệt mài tìm kiếm gần như suốt đêm qua (24/10).
Bắt đầu từ chiều tối qua (24/10), gần 20 thợ lặn chuyên nghiệp đã được thuê tìm kiếm nạn nhân dọc sông Hông đoạn gần cầu Thanh Trì. Trong đó, có một đội thợ lặn do Bệnh viện Bạch Mai (nơi bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường công tác) thuê đến.
Trước việc tìm kiếm nạn nhân mấy ngày qua không thấy, một số người cho rằng nhiều khả năng thi thể bị chìm xuống đáy chưa nổi lên. Bởi lẽ nạn nhân bị ném xuống sông khi đã chết, đây lại đang là thời tiết giá lạnh, thi thể rất dễ chìm. Vì thế nên công tác tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn.
Miệt mài tìm kiếm trong đêm giá lạnh
Bên cạnh lực lượng chức năng và người nhà nạn nhân, nhiều người dân sống gần cầu Thanh Trì cũng đã kéo ra dõi theo đoàn thợ lặn dưới sông. Theo đó, từ chiều đến đêm qua, khu vực bờ sông gần cầu Thanh Trì luôn có rất đông người tụ tập ngóng nhìn. Gần 10h đêm qua, một số lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Bạch Mai cũng đã có mặt tại cầu Thanh Trì.
Trước đó, trả lời báo chí, ông Đỗ Doãn Lợi, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng trong điều tra vụ án. Bệnh viện Bạch Mai cho rằng không có trách nhiệm trong việc quản lý đối với bác sỹ Tường ngoài giờ hành chính. Ban Giám đốc bệnh viện cũng không biết bác sĩ Tường mở thẩm mỹ viện. Nhưng chiều qua, cơ quan này vẫn thuê thợ lặn tìm kiếm nạn nhân.
Video đang HOT
Một số người theo dõi cuộc tìm kiếm không giấu được sự thương cảm với người xấu số
Những ngày qua, gần 20 người trong gia đình nạn nhân (cả trẻ em) vẫn thường xuyên có mặt xung quanh khu vực tìm kiếm. Một người nhà của nạn nhân cho biết mấy hôm nay, gia đình đã thuê 6 thuyền đánh cá với giá 30 triệu/ngày, liên tục rà soát trên mặt sông. Nhiều người thân nạn nhân còn ăn ngủ luôn trên thuyền cùng ngư dân. Đến nay, phạm vi tìm kiếm đã mở rộng tới tận cửa sông các tỉnh xung quanh.
Những ngày qua, cảnh sát giao thông đường thủy và cảnh sát hình sự Hà Nội cũng đã tích cực tìm kiếm thi thể nạn nhân nhưng chưa có kết quả.
Trước đó, Thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy (PC68 – Công an TP. Hà Nội) cho biết, đã huy động một xuống đi dọc sông tìm kiếm liên tục dọc sông mấy hôm nay. Cơ quan công an cũng đã thông báo cho các chủ phương tiện và ngư dân trên sông để kịp thời phát hiện, thông báo.
Rất nhiều người đã tụ tập 2 bên bờ sông theo dõi cuộc tìm kiếm
Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (PC45 – Công an TP. Hà Nội) cho biết đã thông báo cho công an các tỉnh thành lân cận như Hà Nam, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên đề nghị sẵn sàng phối hợp tìm kiếm thi thể người phụ nữ xấu số.
Quá nửa đêm, một số cán bộ đội CSHS, cán bộ bệnh viện Bạch Mai và người thân nạn nhân mới ra về. Một số thợ lặn được cắt cứ ở lại túc trực bên mép sông. Ho căng một tấm lưới ngang khúc sông phía dưới, hy vọng thi thể nạn nhân nếu nổi lên sẽ vướng vào lưới.
Đến sáng nay (25/10), mọi nỗ lực tìm kiếm chị L.T.T.H (nạn nhân vụ vứt xác) vẫn vô vọng.
Như đã đưa tin, PC45 – Công an TP. Hà Nội đang điều tra vụ án “thẩm mỹ viện làm chết khách hàng rồi phi tang”. Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường, giám đốc bệnh viện đã bị bắt giữ và khởi tố về tội “giết người”. Nạn nhân là chị Lê Thị T.H. (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), người đến trung tâm thẩm mỹ của ông Tường để nâng ngực. Theo kết quả điều tra bước đầu, ngày 19/10, sau khi được bác sỹ Tường cùng một số nhân viên ở Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường hút 11 ống mỡ ở bụng (loại 50cc), bơm lên ngực, chị H. đã tử vong. Ông Tường cùng một nhân viên bảo vệ mang xác chị H. đưa lên cầu Thanh Trì rồi ném xuống sông Hồng phi tang.
Theo Khampha
Y án 20 năm tù với cựu chủ tịch Vinashin
TAND Tối cao xét thấy không có căn cứ để giảm nhẹ hình phạt và mức tiền bồi thường (hơn 500 tỷ đồng) cho bị cáo Phạm Thanh Bình nên giữ nguyên phán quyết của án sơ thẩm.
Cấp phúc thẩm tiếp tục tuyên ông Bình phạm tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, án phạt 20 năm tù. Cựu tổng giám đốc Vinashin nhăn nhó, mệt mỏi khi bị bác toàn bộ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cùng tiền bồi thường.
7 đồng phạm với ông Bình cũng bị bác toàn bộ nội dung chống án tương tự. Trong khi nghe phán quyết, cả 8 cựu quan chức đều buồn bã. Phía sau, người thân của họ bật khóc.
HĐXX nhận định, hành vi phạm tội của các bị cáo rất nguy hiểm, diễn ra ở nhiều địa phương, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tài sản nhà nước, gây dư luận xấu trong xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư.
Trong lời nói sau cùng, cựu tổng giám đốc Vinashin đã ngỏ lời xin lỗi toàn thể nhân viên. Ảnh: Việt Dũng
Bản án xác định bị cáo Phạm Thanh Bình được giao trọng trách rất lớn, quản lý một tập đoàn kinh tế trọng điểm nhưng không làm tròn nhiệm vụ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện phạm tội. Trong các sai phạm tại dự án mua tàu Hoa Sen, Nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định) và Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân (Quảng Ninh), cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình được xác định là người tổ chức, giữ vai trò quyết định. Việc làm của ông Bình gây thiệt hại về tài sản rất lớn, thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Theo cơ quan xét xử, bị cáo Trần Văn Liêm (nguyên Trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương) với cương vị chủ dự án mua tàu cao tốc Hoa Sen biết chưa đủ thủ tục đầu tư nhưng vẫn nghe theo chỉ đạo của bị cáo Bình để trực tiếp tổ chức, điều hành thực hiện dự án. Ông Liêm bị giữ nguyên mức phạt 19 năm tù cùng tiền bồi thường 495 tỷ đồng.
Bị cáo Tô Nghiêm (nguyên Chủ tịch Công ty TNHH Công nghiệp tàu thủy Cái Lân, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà, Quảng Ninh) tiếp tục bị phạt 18 năm, bồi thường hơn 16 tỷ đồng. Bị cáo được xác định là chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân trực tiếp đi khảo sát thiết bị máy móc, biết rõ là cũ nhưng vẫn cùng ông Bình cho nhập về. Khi nhà máy chưa lắp đặt xong, chưa chạy thử đã ký nghiệm thu, bàn giao thanh toán hết tiền bảo trì cho đối tác nước ngoài.
Mức phạt 16 năm tù, bồi thường gần 14 tỷ đồng được cấp phúc thẩm giữ nguyên với bị cáo Nguyễn Văn Tuyên (nguyên Giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh). Đây được cho là người khởi xướng và chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng, phạm tội với vai trò đồng phạm.
Cả 8 người chống án đều bị bác đơn.
Bị cáo Trịnh Thị Hậu (nguyên Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy) bị xác định trực tiếp ký duyệt giải ngân trong các dự án Nhà máy nhiệt điện sông Hồng, dự án tàu Bình Định Star. Riêng trong dự án tàu Hoa Sen, bị cáo đã chuyển tiền đặt cọc và ký công văn bảo lãnh cho Công ty Viễn Dương, giữ vai trò thứ yếu. Bị cáo nữ duy nhất của vụ án này bị phạt 14 năm tù.
Hoàng Gia Hiệp (nguyên Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV CNTT, giám đốc Công ty cho thuê tài chính CNTT) bị quy kết chịu trách nhiệm ký hợp đồng cho Công ty Viễn Dương vay tiền mua tàu Hoa Sen. Hành vi của bị cáo đồng phạm với bị cáo Bình, Liêm nhưng giữ vai trò thứ yếu, lĩnh án 13 năm tù.
Bị cáo Trần Quang Vũ (nguyên Tổng giám đốc Vinashin, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Nam Triệu) biết tàu Bạch Đằng Giang là tài sản thế chấp cho công ty tài chính nhưng vẫn quyết định thanh lý, nhượng tài sản không đúng thẩm quyền, trình tự pháp luật quy định gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản. Người kế nhiệm ông Bình tại Vinashin này bị phạt 11 năm tù, bồi thường hơn 24 tỷ đồng.
Mức phạt 10 năm cùng tiền bồi thường gần 10 tỷ đồng được cấp phúc thẩm tiếp tục áp dụng với bị cáo Đỗ Đình Côn (nguyên Kế toán trưởng, Phó tổng giám đốc Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh). Người này bị xác định biết dự án chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai nhưng vẫn làm theo chỉ đạo của Tuyên, hợp thức hoá thủ tục vay vốn ngắn hạn từ ban tài chính tập đoàn Vinashin và làm giả hồ sơ vay hơn 42,8 tỷ đồng.
Theo VNE
Cảnh báo 'amip ăn não người' từ nước muối nhỏ mũi tự pha Có ít nhất 2 bệnh nhân ở Mỹ đã tử vong sau khi dùng dung dịch nước muối tự pha để súc rửa mũi, theo báo cáo mới nhất từ một cuộc điều tra các ca tử vong của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Mỹ. Nạn nhân đã qua đời là một người đàn ông 28 tuổi và một phụ nữ...