Trắng đêm dâng lễ chùa Bà ngày rằm tháng Giêng
Hàng trăm nghìn người từ khắp nơi đổ về chùa Bà Thiên Hậu dâng lễ trong đêm 14 cho đến tận sáng ngày rằm tháng Giêng (24/2). Sân chùa, chánh điện, nơi phát lộc… đều chật kín người, khói nhang nghi ngút.
Lễ hội rằm tháng Giêng là lễ hội truyền thống của người Hoa tại thành phố Thủ Dầu Một. Đi lễ chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu đầu năm đã trở thành truyền thống, một nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh đặc sắc. Đó là ngày để con cháu tri ân hướng về cội nguồn, ông bà, tổ tiên của mình để gửi gắm những mong muốn và cầu một năm mới bình an, may mắn.
Sân chùa chật kín người hành hương, khói nhang nghi ngút
Theo quan niệm của nhiều người, đi lễ buổi sớm trong ngày rằm tháng Giêng sẽ gặp nhiều may mắn. Nhiều khách thập phương hành hương về chùa Bà vào thời điểm 12 giờ đêm tạo thành biển người đông đúc. Để đảm bảo trật tự nơi tôn nghiêm, thuận tiện việc dâng lễ, ban tổ chức đã bố trí lực lượng, hướng dẫn bà con lối ra vào một cách hợp lý theo quy định. Mỗi người chỉ thắp một nén nhang.
Trên tay cầm một nén nhang giơ cao, dòng người đông đúc chen chân vào chánh điện
Anh Nguyễn Văn Tuấn (Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, năm nào gia đình cũng đi lễ sớm ngày 15 tháng Giêng. Cầu may mắn đầu năm có nhiều nội dung nhưng quan trọng nhất là cầu sức khỏe, vì có sức khỏe thì mới làm được những việc khác.
Video đang HOT
Sau khi dâng lễ, mỗi người đều được thỉnh lộc về nhà. Nhiều người cho rằng thỉnh lộc cũng như là “vay” của Bà để về làm ăn. Trong năm mà làm ăn may mắn, tài lộc được khấm khá thì năm sau dâng lễ Bà gấp đôi.
Xếp hàng dài để chờ được phát bông và lộc
Các bạn trẻ cũng tranh thủ đốt nhang vào lễ Bà.
Hòa chung với dòng người tấp nập đến dâng lễ chùa Bà, các dịch vụ đồ cúng không kém phần nhộn nhịp. Theo ghi nhận của PV Dân trí trên một số tuyến đường quanh chùa Bà như Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Du, Yersin… và đặc biệt ngay vị trí trước cổng chùa Bà, hàng chục gian hàng bày bán nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu của khách thập phương.
Những lồng chim phóng sinh luôn sẵn sàng phục vụ khách hành hương
Anh Châu văn Long, khách thập phương chia sẻ ” Năm nào tôi cũng dẫn gia đình đến dâng lễ Bà, nhưng tôi thấy năm nay các mặt hàng đồ cúng lễ không còn đắt đỏ, chặt chém như những năm trước”.
Những ngày lễ hội cũng kéo theo những dịch vụ ăn khác như vé số, đồ ăn nhanh, nước uống…
Theo Dantri
Biến tướng dùng tiền mặt đổi bao lì xì giấy ở chùa Bà
Đa phần những người đi chùa Bà đều dùng đến tiền, ít thì vài ngàn, có người sử dụng cả trăm đến vài triệu tiền mặt để đổi lấy bao lì xì tại đây.
Khách hành hương chen nhau dùng tiền mặt đổi bao lì xì tại chùa Bà - Bình Dương. Ảnh chụp sáng 21/2
Sáng 21/2, cảnh tượng chen chúc xảy ra trong một khuôn viên chật hẹp để tranh giành xin lộc Bà hay còn gọi bao lì xì (để cầu may mắn làm ăn trong mới).
Điều đáng nói, đa phần những người đi chùa đều dùng đến tiền, ít thì vài ngàn, có người sử dụng cả trăm đến vài triệu tiền mặt để đổi lấy bao lì xì tại chùa Bà Thiên Hậu hay được gọi chùa Bà, ở thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Biến tướng dùng tiền mặt để đổi lộc cầu may đang ở mức báo động.
Chị Nguyễn Thị Hương, TP. Thủ Dầu Một - Bình Dương cho biết: "Tôi nghĩ dùng mấy chục ngàn đổi bao lì xì không có gì quan trọng, chủ yếu là lấy may mắn thôi".
Còn Lê Quang Thọ, Q. Tân Bình - TP. HCM thì cho rằng đi chùa cầu lộc mà được phát cho bao lì xì là xem như may mắn, có lộc với mong cầu một năm mới ăn nên làm ra.
Vì quan niệm như vậy nên cứ sau Tết, chùa Bà (Bình Dương) đón hàng trăm ngàn lượt khách hành hương đổ xô về đây dùng tiền mặt để giành giật những bao lì xì bên trong có hình Bà Thiên Hậu.
Qua quan sát của chúng tôi, trong khuôn viên chùa Bà, ngoài khu vực phát lộc còn có hai chiếc két sắt to được khoét miệng đặt trên hành lang lối đi để khách hành hương nhét tiền vào đây.
Chỉ trong vòng vài phút, lượng người đi chùa Bà nhét tiền vào két sắt rất đông.
Két sắt đặt trong chùa Bà được hàng ngàn khách hành hương nhét tiền vào đây
Chùa Bà ở Bình Dương (phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một) là một trong những ngôi chùa do người Việt gốc Hoa thành lập. Mặc dù chưa diễn ra lễ hội chính vào Rằm tháng Giêng nhưng mỗi ngày, chùa Bà đón hàng trăm ngàn lượt người khắp các tỉnh miền Đông Nam bộ đến đây.
Theo xahoi
Vượt ải "chặt chém" mới được viếng Bà Để đặt chân vào chánh điện viếng chùa Bà Thiên Hậu, khách thập phương phải vượt qua hàng loạt "ải chặt chém". Từ đây đến rằm tháng Giêng mỗi ngày có hàng chục ngàn khách thập phương đổ về chùa Bà Thiên Hậu (gọi tắt là chùa Bà, ở TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Để đặt chân vào chánh điện viếng...