Trắng đêm “cứu” rừng phòng hộ cháy lớn
Nhận được tin báo khu vực rừng phòng hộ ven biển bùng cháy dữ dội, UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã huy động hàng trăm người dân, dân quân tự vệ, kiểm lâm, biên phòng không quản nguy hiểm trắng đêm dập lửa cứu rừng.
Chiều ngày 10/8, thông tin từ UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết, tai khu vực rừng phòng hộ ven biển của 2 xã Tiến Thủy và Quỳnh Nghĩa đa xay ra môt vu chay lớn thiêu rụi hàng chục héc ta rưng thông lâu năm.
Đám cháy bùng phát dữ dội vào trưa ngày 9/8 tại khu vực rừng thông xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An)
Đám cháy bắt đầu bùng phát dữ dội vao khoang 11h trưa ngày 9/8 tại khu vực rừng thông thuộc địa bàn xóm Mành Sơn, xa Tiên Thuy (huyên Quynh Lưu). Ngay sau khi phát hiện đám cháy người dân đa lập tức thông báo sự việc lên chính quyền địa phương.
Ông Hồ Hoàng Nghiệp – Chủ tịch UBND xã Tiến Thủy cho biết, địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ để tham gia chữa cháy và điện báo khẩn cấp lên UBND huyện Quỳnh Lưu xin “chi viện” do đám cháy quá lớn.
Nhân đươc tin bao, UBND huyên Quynh Lưu đa huy đông hang trăm người dân, cùng lưc lương Kiêm lâm, Biên phong, dân quân tư vê đia phương tham gia chữa cháy cứu rừng.
Suốt từ trưa 9/8 đến sáng 10/8, hàng trăm người dân và lực lượng chức năng được huy động để dập tắt đám cháy
Tuy nhiên do đia hinh hiêm trơ, xe cưu hoa không thê tiêp cân hiên trương, chay vao thơi điêm giưa trưa cung vơi gio thôi manh nên ngọn lưa nhanh chong lan rông. Đăc biêt môt sô điêm lưa sau khi dâp tăt lai tiêp tuc bung chay trơ lai nên công tac chưa chay găp rât nhiêu kho khăn.
Lúc 2h sáng ngày 10/8 đám cháy cơ bản được khống chế, tuy nhiên sau đó một số điểm lại lại bùng cháy trở lại. Lực lượng trực tại hiện trường lại tiếp tục được huy động để dập tắt đám cháy.
Thống kê ban đầu, “bà hỏa” thiêu rụi hơn 20ha rừng thông phòng hộ
Đến khoảng 8h sáng ngày 10/8, đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn. Theo thống kê ban đầu, hơn 20 hecta rừng thông phòng hộ thuộc địa bàn giáp ranh hai xã Tiến Thủy và Quỳnh Nghĩa đã bị ngọn lửa thiêu rụi hoàn toàn.
Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Video đang HOT
Nguyễn Tình
Theo dantri
12 câu hỏi lớn về đại dịch Ebola
Dịch Ebola bùng phát và đang lan rộng ở Tây Phi đã cướp đi mạng sống của ít nhất 1.000 người dân vô tội.
Một loạt các quốc gia trên thế giới đang lo ngại khả năng dịch bệnh này sẽ lây lan sang những châu lục khác.
Dưới đây là hệ thống 12 câu hỏi về đại dịch Ebola được các chuyên gia thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) giải đáp.
Tên gọi vi rút "Ebola" đến từ đâu?
Virus nguy hiểm này được đặt tên theo sông Ebola, hiện thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Congo . Đây là nơi virus gây bệnh đầu tiên được phát hiện vào năm 1976.
Vi rút Ebola đang đe dọa toàn cầu
Nếu không có thuốc phòng ngừa hoặc chữa bệnh, các bác sĩ đang phải làm gì để điều trị cho bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola?
Cho đến nay, tất cả những việc mà các bác sĩ có thể làm là điều trị giảm thiểu các triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ như theo dõi nhịp tim, huyết áp, hơi thở cho bệnh nhân mắc bệnh Ebola. Các bác sĩ sẽ truyền dịch vào tĩnh mạch bệnh nhân để ngăn chặn tình trạng mất nước, giữ mát cho bệnh nhân khi họ lên cơn sốt, các loại thuốc giảm đau có thể giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn và nhân viên y tế sẽ giám sát nồng độ oxy cũng như huyết áp của bệnh nhân. Đôi khi bệnh nhân phải sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do bệnh gây nên.
Các bác sĩ hy vọng bệnh nhân sẽ chống chọi lại được với các biến chứng do vi rút gây nên và nâng cao khả năng miễn dịch cho tới khi khỏi bệnh. Đây là một công việc vô cùng khó khăn đối với ngành y tế.
Hình ảnh cánh tay một người bị vi rút Ebola tàn phá
Triệu chứng của bệnh Ebola là gì?
Khi một người nhiễm virus Ebola, sẽ mất 21 ngày để phát hiện các triệu chứng. Bệnh này có những triệu chứng giống như cảm cúm gồm đau nhức, đau bụng, sốt, nôn mửa và tiêu chảy. Những triệu chứng này dẫn đến tình trạng mất nước, suy gan, thận và xuất huyết. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh có cùng triệu chứng như thế này vì thế cần phải làm xét nghiệm máu để loại trừ những bệnh như sốt rét, viêm gan, bệnh tả, viêm màng não và những bệnh khác.
Cơ thể người đã mắc bệnh làm thế nào để phục hồi khi chưa có cách chữa?
Khi cơ thể bị nhiễm virus, nó bắt đầu tạo ra các kháng thể để tấn công vi rút. Những người sống sót là người có đủ kháng thể Ebola, hoặc bất kỳ kháng thể nào có thể vô hiệu hóa loại vi rút này.
Ebola xuất hiện ở những làng mạc xa xôi nơi vệ sinh không đảm bảo
Bệnh Ebola chỉ bị lây khi tiếp xúc trực tiếp với các vết thương trên cơ thể người nhiễm bệnh, vậy có nghĩa là nếu bản thân mình không có vết thương hở thì sẽ không sao?
Chắc chắn bạn sẽ bị lây bệnh nếu để vết thương hở trên cơ thể mình tiếp xúc với bệnh nhân Ebola, nhưng không chỉ có vậy, va chạm bình thường cũng khiến bạn bị lây do trên da chúng ta luôn có những vết xước nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.
Ngoài ra, vi rút Ebola cũng có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua mắt và miệng nếu bạn tiếp xúc với đồ vật chứa dịch của người bệnh. Đây là lý do vì sao các nhân viên y tế phải mặc quần áo bảo hộ toàn thân khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Sở dĩ bệnh Ebola lây lan chóng mặt ở Tây Phi là do cơ sở y tế ở khu vực này còn hạn chế và người bệnh không được cách ly hoàn toàn nên dễ lây bệnh cho người khỏe mạnh.
Làm cách nào để nhận biết những người đang trong giai đoạn 21 ngày ủ bệnh?
CDC cho biết những người đang ủ bệnh sẽ không có triệu chứng gì và không truyền nhiễm.
Những nhân viên y tế không được trang bị quần áo bảo hộ có nguy cơ lây nhiễm cao
Ebola có thể lây lan thông qua mồ hôi?
Tất nhiên, vi rút Ebola có thể có trong mồ hôi.
Vậy có thể lây qua quan hệ tình dục?
Chắc chắn, mặc dù việc quan hệ tình dục trong khi bị nhiễm Ebola dường như rất khó xảy ra. Trong thời gian qua, những người đàn ông sống sót sau dịch bệnh Ebola cho biết họ đã kiềm chế việc quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su trong khi quan hệ trong thời gian 3 tháng sau khi hồi phục bởi vi rút gây bệnh có thể trú ngụ trong tinh dịch.
Tại sao không có vắc xin hoặc thuốc cho bệnh Ebola?
Một số lại vắc xin và thuốc chữa Ebola đang được nghiên cứu. Sở dĩ tới khi đại dịch bùng phát vẫn chưa có vắc sin và thuốc cho bệnh này là bởi trước kia, bệnh Ebola ít phổ biến, rất ít người nghiên cứu về nó và hầu như không có ai tài trợ cho công việc này. Hơn thế, vắc xin chống lại Ebola hiện đã có nhưng chưa được phép thử nghiệm trên cơ thể người. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho hay các chuyên gia của tổ chức sẽ thảo luận về phương pháp điều trị nên được áp dụng trong đại dịch này.
Người dân đang được tuyên truyền về bệnh dịch kinh hoàng này
Có bộ phận nào trên cơ thể người mà vi rút này không thể tác động tới?
Đây là một loại vi rút mang tính hệ thống. Điều đó có nghĩa là vi rút Ebola có thể di chuyển và tác động trực tiếp tới tất cả các bộ phận trên cơ thể con người. Chính vì vậy người bệnh có thể bị tụt huyết áp đột ngột và suy nhược nhiều cơ quan đa hệ trong cơ thể.
Tại sao dịch bệnh này lại lây lan quá nhanh ở châu Phi?
Giám đốc CDC, Tiến sĩ Tom Frieden cho biết cơ sở y tế ở các quốc gia đang bị dịch bệnh hoành hành như Guinea, Sierra Leone và Liberia vô cùng thiếu thốn. Nhân viên y tế không được trang bị quần báo bảo hộ và có nhiều trường hợp bệnh nhân chống lại các y bác sĩ khi không chịu tới cơ sở cách ly. Bên cạnh đó, ba nước kể trên có chung biên giới nên người dân thường xuyên vượt biên qua nước bạn làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Việc chôn cất thi thể người bị bệnh theo kiểu truyền thống cũng dễ khiến dịch bệnh lây lan
Những Vi rút Ebola đầu tiên phát tán khắp mọi nơi trong tự nhiên như thế nào?
Hiện các chuyên gia vẫn chưa phát hiện ra nguồn gây bệnh Ebola từ tự nhiên nhưng các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng người đầu tiên bị nhiễm trong một ổ dịch có thể là do người đó đã tiếp xúc với một động vật hoang dã nhiễm bệnh. Và các nhà khoa học nghĩ rằng dơi chính là một trong những loài vật phát tán vi rút Ebola trong tự nhiên.
Theo Khampha
Vụ khốn khổ sống giữa hai nghĩa trang: Thu hồi hơn 9ha đất Liên quan đến vụ dân khốn khổ sống giữa hai nghĩa trang ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), UBND tỉnh này vừa có công văn yêu Sở TN-MT, UBND huyện Phụng Hiệp khắc phục, xử lý. Công văn do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Nguyễn Liên Khoa ký gửi Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Hậu Giang,...