Trắng đêm chờ xem nguyệt thực
Đêm qua, nhiều bạn trẻ Hà Nội đã thức trắng, trải chiếu trên cánh đồng ngoại thành để chờ xem hiện tượng thiên nhiên kỳ thú. Nhiều ống nhòm, kính thiên văn tự tạo được mang tới, tuy nhiên bầu trời phủ quá nhiều mây.
22h, đông đảo sinh viên các trường đại học ở Hà Nội tập trung tại cánh đồng thôn Đình, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, để đón xem nguyệt thực.
Đây là hoạt động đầu tiên của CLB thiên văn mang tên Nghiệp dư của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Một số bạn am hiểu về thiên văn còn chuẩn bị cả máy tính xách tay có sử dụng hình ảnh mô phỏng về hiện tượng thời gian bóng của trái đất che phủ hoàn toàn mặt trăng (được gọi là nguyệt thực toàn phần).
Hệ thống kính thiên văn được lắp ráp trong đêm.
Video đang HOT
Khánh cho biết, chiếc kính thiên văn này giúp quan sát rõ gấp 500 lần mắt thường. Có thể nhìn rõ từng chi tiết của mặt trăng, hiệu quả không kém những chiếc kính thiên văn có giá hàng nghìn USD ngoài thị trường.
Ngoài chiếc kính thiên văn được coi là tốt nhất trên, nhiều bạn còn mang tới phương tiện quan sát mặt trăng với tầm ngắm khá xa.
Tuy nhiên cả đêm qua bầu trời Hà Nội bị mây dày đặc bao phủ khiến không thể quan sát được nguyệt thực. Trong khi chờ đợi, Lộc, sinh viên ĐH Bách khoa HN giảng giải cho các bạn hiểu rõ về hiện tượng kỳ thú này.
Thỉnh thoảng Lộc cố gắng dùng ống nhòm quan sát.
Máy ảnh được trang bị tripod sẵn sàng chờ nguyệt thực.
Nhiều lúc các cô cậu sinh viên lại trêu đùa nhau “Trăng ló ra kìa” khiến mỗi người quay một hướng ngẩng lên trời ngơ ngác.
Nỗi thất vọng vì đợi tới 4h sáng cũng không thể quan sát được nguyệt thực.
Theo VNExpress
Ngắm Trái Đất "nuốt" Mặt Trăng trong Nguyệt thực dài kỷ lục
Đúng như dự đoán, chuỗi dài hiện tượng Nguyệt thực với hơn 69 phút đã diễn ra từ 1h20 đến 2h25' rạng sáng 16/6, với nhiều hình ảnh kỳ thú.
Trời quang mây, không mưa đã tạo điều kiện cho việc quan sát Nguyệt thực được diễn ra tốt đẹp. Từ 1h20 đến 2h25' rạng sáng 16/6, hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này đã thu hút rất nhiều người quan sát.
Giới quan sát thiên văn dự đoán, trong năm 2011 sẽ có hai lần nguyệt thực toàn phần có thể quan sát được ở Việt Nam. Lần thứ hai sẽ xảy ra vào tối ngày 10/12/2011, khu vực quan sát tốt nhất là châu Á và Australia. Mặt trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn trong 52 phút. Chỉ một số khu vực ở Mỹ, trong đó có Hawaii và tây bắc Thái Bình Dương, sẽ nhìn thấy hiện tượng này.
Dưới đây là chùm ảnh được PV tại Huế thức trọn đêm để ghi nhận hiện tượng kỳ thú này trân trọng gửi đến bạn đọc.
Bầu trời đêm đầy sao và quang mây ở Huế thuận tiện cho việc quan sát Nguyệt thực
Mặt trong trong vắt hiện rõ từng chi tiết
Từ từ từng phần của Mặt Trăng đã không còn
Từ Trăng tròn đã thành Trăng khuyết
Còn lại một vành lưỡi liềm nho nhỏ
Trăng như một dải lụa mỏng manh
Sau vài phút chìm vào bóng tối, Mặt Trăng bắt đầu lại tỏa ánh sáng từ da cam
Có ánh sáng trắng kèm với màu đỏ cam
Vào hơn 4h, Mặt Trăng đã ló dạng sáng trở lại sau một quãng thời gian dài bị Trái Đất "nuốt"
Theo Dân Trí
Sẽ có nguyệt thực toàn phần dài 100 phút vào rạng sáng 16.6 Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nguyệt thực toàn phần vào rạng sáng ngày 16.6 tới đây được cho là một trong những lần nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21. Khi nào bắt đầu xảy ra hiện tượng này, có thể quan sát bằng mắt thường?, mặt trăng sẽ có màu gì?.... PV Laodong.com.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn...