Trắng đêm căng mình canh lũ!
Đêm 11 rạng sáng 12/10, mực nước lũ trên sông Hoàng Long liên tục tăng cao, có nơi nước đã tràn qua đê. Khoảng hơn 20 vạn dân đã được lệnh sơ tán khẩn cấp. Tất cả các ngành chức năng tỉnh Ninh Bình đều phải thức trắng đêm, căng mình chống lũ.
Đêm 11, rạng sáng 12/10 lũ thượng nguồn đổ về kết hợp với nước sông Đáy và sông Hoàng Long dâng cao khiến lũ trên sông này dâng cao bất thường. Đây là đợt lũ đỉnh điểm xảy ra từ năm 1985 đến nay ở Ninh Bình. Tại Bến Đế khoảng 0h ngày 12/10 mực nước đo được là 5,30m nguy cơ vỡ đê là rất cao.
Đoạn đê tả sông Hoàng Long đoạn qua xã Gia Sinh nước mấp mé đường đi, có đoạn tràn qua đường. Lực lượng chức năng tỉnh Ninh Bình đã phải điều máy xúc đắp bờ ngăn nước ngay trong đêm.
Hàng nghìn người thuộc tất cả các lực lượng của tỉnh Ninh Bình đã được huy động tập trung về đập xả tràn Lạc Khoái để canh lũ. Lực lượng công an, quân đội, dân quân sau đó được điều động về các xã nằm trong vùng xả lũ để hỗ trợ người dân chuyển đồ đạc, sơ tán trước lệnh di dân khẩn cấp của tỉnh Ninh Bình lúc 18h ngày 11/10.
Lúc 11h45 ngày 11/10, ông Đinh Văn Điến – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình (hàng đầu bên trái) sau khi đi kiểm tra toàn tuyến đã tổ chức cuộc họp khẩn, nghe báo cáo, chỉ đạo để có quyết định trước khi xả lũ qua đập tràn cứu đê Hoàng Long. Tuy nhiên, đây là quyết định được cân nhắc, vì vùng xả lũ đang có hơn 20 vạn dân sinh sống thuộc 12 xã của 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn.
Cuộc họp “ nóng” diễn ra hơn 30 phút. Trong khi họp mực nước lũ liên tục được báo về máy điện thoại của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. Người đứng đầu tỉnh Ninh Bình chỉ đạo trực tiếp các ngành chức năng chống lũ, đồng thời chọn ý kiến tham mưu phù hợp để có quyết sách đúng đắn trước khi có quyết định xả lũ.
Video đang HOT
Nhiều ngả đường trên đê Hoàng Long bị phong tỏa, lực lượng chức năng túc trực suốt đêm canh lũ. Các xe quân sự, công an, y tế… liên tục được điều động đến các điểm xung yếu. Nguy cơ vỡ đê xảy ra trong đêm, hàng vạn hộ dân của Ninh Bình sẽ bị chìm trong nước lũ do mực nước chênh giữa trong đê và ngoài đê là rất cao.
Nhiều hộ dân sau khi chuyển đồ đạc trong nhà, sẵn sàng di dời khi có pháo lệnh cũng đứng ngồi không yên. Bởi khi quyết định xả tràn cứu đê nhiều hộ dân sẽ trắng tay. Có người dân gặp Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã khóc lóc không muốn điều bất thường xảy ra vì thời gian dài kiếm sống, giờ lũ vào coi như mất hết.
Các địa phương liên tục tổ chức họp khẩn ngay trên đê để có phương án điều chỉnh, báo cáo về Ban chỉ huy. Cuộc họp diễn ra rất căng thẳng, nhiều người mệt nhoài sau nhiều giờ vật lộn với lũ nhưng vẫn cố gắng vì sự bình yên của nhân dân. Ông Đinh Văn Điến nêu rõ, nếu để xảy ra sơ suất, tất cả lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước dân, trước pháp luật, cao nhất là người đứng đầu tỉnh.
Lực lượng quân đội chốt chặn trên đê canh nước lũ. Rạng sáng 12/11, mực nước lũ chỉ cách mặt đê hơn 30cm. Công tác chỉ đạo phòng chống lũ vẫn được thực hiện rất khẩn trương. Quân đội sẵn sàng bao tải, đất đá để đắp tuyến đê xung yếu. Lực lượng trực tại xả tràn Lạc Khoái nhìn mực nước từng giờ đồng hồ. Cả tỉnh Ninh Bình thức trắng đêm chống lũ.
Người dân, lực lượng chống lũ đều thấp thỏm lo âu. Nước lũ cứ dâng cao lòng người lại càng lo lắng, sinh mạng, tài sảng của hàng vạn dân đang bị đe dọa từng giờ, tất cả đều trông chờ vào “mẹ thiên tai” đừng gây thêm nhiều hiểm nguy.
Thức trắng đêm canh nước lũ tại đập Lạc Khoái – nơi quyết định sinh mạng của hàng nghìn hộ dân. Nước cao không xả lũ đập tràn sẽ vỡ đê Hoàng Long, nếu xả lũ 20 vạn dân sẽ chịu ảnh hưởng không hề nhỏ.
Một phóng viên (áo mưa đen) có mặt tại đập tràn Lạc Khoái, ngồi cùng lực lượng chức năng canh diễn biến thiên tai. Sau một ngày “theo lũ”, ai cũng mệt nhoài, tranh thủ chợp mắt để có thể sẵn sàng “chiến đấu” khi lũ về.
Thái Bá
Theo Dantri
Đại dự án du lịch ở Ninh Bình: Vi phạm Luật đê điều?
Trao đổi với NTNN/Dân Việt về đại dự án du lịch Kênh Gà - Vân Trình mà tỉnh Ninh Bình đang dự định triển khai, nhiều nhà khoa học đã phản đối quyết liệt dự án này. Lý do: Nạo vét lòng sông cũng không đảm bảo thoát lũ, thậm chí dự án này còn có dấu hiệu vi phạm Luật đê điều?
Làm đồng bộ, không làm dần dần
Theo đánh giá của Viện Thủy văn Môi trường và Biến đổi khí hậu (Trường ĐH Thủy lợi), đơn vị tư vấn điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ sông Hoàng Long, tổng dung tích trữ lũ bị mất đi khi có đại dự án du lịch Kênh Gà - Vân Trình sẽ dao động từ khoảng 8 - 12 triệu m3. Vào mùa lũ, lượng dòng chảy trên sông Hoàng Long sẽ bị tăng đột ngột khiến mực nước bị dềnh lên, với mức tăng nước lũ từ 6-12cm. Đặc biệt, sông Hoàng Long đoạn từ Kênh Gà đến Gián Khẩu sẽ là khu vực chịu áp lực lũ nặng nề nhất.
Ông Trần Văn Công làm cỏ cho ruộng cấy trên cánh đồng xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Ảnh: Trần Quang
Với mục tiêu hạn chế tối đa việc tăng mực nước lũ trên sông Hoàng Long, đồng thời vẫn đảm bảo việc thoát lũ khi vùng trữ lũ bị mất, một trong các giải pháp đang được đơn vị tư vấn chỉ ra, đó là phải mở rộng và nạo vét đoạn sông hạ du nhằm tăng khả năng thoát lũ từ sông Hoàng Long ra sông Đáy.
Theo tính toán của đơn vị tư vấn, với kịch bản dung tích trữ lũ mất đi 12 triệu m3, cần phải mở rộng sông Hoàng Long đoạn từ Bến Đế tới Gián Khẩu (chiều dài khoảng 14km) thêm 130 - 180m, kết hợp với nạo vét lòng dẫn. Nguồn kinh phí để thực hiện cho việc nạo vét, mở rộng lòng dẫn sông Hoàng Long khi có dự án Kênh Gà - Vân Trình ước tính sẽ lên tới 600 - 900 tỷ đồng.
Về vấn đề này, GS-TSKH Phạm Hồng Giang cho rằng: "Nếu có sự nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng, phương án nạo vét, mở rộng lòng sông có thể thực hiện được. Tuy nhiên theo tôi, tỉnh Ninh Bình và đơn vị tư vấn cần bổ sung, đánh giá thêm các tác động tới thoát lũ khi có dự án du lịch Kênh Gà - Vân Trình".
Cũng theo ông Giang, để đảm bảo hiệu quả, việc triển khai cải tạo mở rộng sông Hoàng Long cũng nên làm đồng bộ chứ không được làm dần dần. "Riêng về kinh phí để thực hiện quy hoạch, bao gồm việc nạo vét, mở rộng sông Hoàng Long và các giải pháp khác để đảm bảo thoát lũ an toàn sẽ phải do chủ đầu tư của dự án du lịch Kênh Gà - Vân Trình chi trả, chứ không thể nói chung chung là lấy nguồn từ xã hội hóa" - ông Giang khẳng định.
GS-TS Vũ Trọng Hồng - nguyên Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam- một người hiểu rất rõ áp lực lũ trên sông Hoàng Long cũng cho biết: Trước đây, khi tính đến phương án thoát lũ cho khu vực sông Hoàng Long, Nhà nước đã có tính toán rất kỹ lưỡng nhiều phương án, song cuối cùng chỉ chọn duy nhất phương án lập trữ lũ mà đến giờ tỉnh Ninh Bình và một số nhà khoa học, chuyên gia cho rằng, phương án nạo vét, mở rộng lòng sông có thể thoát được lũ an toàn thì khó khả thi. Bởi sông Hoàng Long mỗi lần có lũ đều rất lớn và nhanh, để thoát được khối lượng nước khổng lồ đó phải cần đến vùng trữ lũ chứ việc nạo vét không thể giải quyết được vấn đề gì. "Nếu lãnh đạo tỉnh Ninh Bình và một số chuyên gia, nhà khoa học đồng ý với phương án nạo vét, mở rộng lòng sông để thoát lũ thì yêu cầu mọi người cần xem lại lịch sử việc lập quy hoạch phòng, chống lũ ở đây mới thấy rõ được vấn đề, mới có thể không mắc sai lầm. Theo tôi, cách nhanh nhất bây giờ là UBND tỉnh Ninh Bình cần xin ý kiến của Bộ NNPTNT, nếu Bộ đồng ý mới có thể tiến hành phương án nạo vét, mở rộng sông Hoàng Long" - ông Hồng nhấn mạnh.
Nếu Ninh Bình vẫn cố cho triển khai xây dựng khu du lịch trên vùng trữ lũ có quy hoạch lâu dài rõ ràng là vi phạm vào luật phòng chống thiên tai và đê điều". GS-TS Vũ Trọng Hồng
Ông Hồng cho hay: "Chúng ta cần xét dự án này trong điều kiện biến đổi khí hậu, để thấy tầm quan trọng của việc chống lũ. Đối với sông Hồng dự kiến lũ thiết kế xuất hiện tương ứng 700 năm, như vậy lớn hơn lũ thiết kế hiện nay là 500 năm. Đối với sông Hoàng Long cũng phải tính toàn lại, với lũ lớn hơn, do điều kiện khí tượng thuỷ văn cũng như địa hình đã thay đổi... Hơn nữa điều này còn được thể hiện trong việc quyết định điều chỉnh quy trình điều tiết lũ gần đây của Thủ tướng đối với một số công trình thuỷ điện, từ việc giữ mực nước trong hồ phải đảm bảo như mức nước lũ thiết kế (quyết định trước đây), nay theo đề nghị của hạ du không được ngập, thì hồ chứa buộc phải xả trước lũ...".
Chú trọng sinh kế người dân trong vùng dự án
Theo ông Giang, đến nay, tỉnh Ninh Bình mới chỉ hứa hẹn và đưa ra con số chung chung về phương án giải quyết việc làm chứ chưa đưa con số cụ thể. Họ được hưởng lợi gì từ dự án? Số dân phải di dời là bao nhiêu?...Tôi thấy một số dự án lâu nay lấy đất của dân, hứa đào tạo thu hút lao động vào làm việc, nhưng rồi vài năm họ cho nghỉ việc. Mà cũng chẳng ai kiện được doanh nghiệp, bởi họ lấy lí do lao động địa phương... không đáp ứng được yêu cầu" - ông Giang nhấn mạnh.
Nói thêm về dự án sân golf, một trong những hạng mục công trình quan trọng mà Ninh Bình muốn xây dựng trong vùng trữ lũ, ông Hồng cho rằng: "Về nguyên tắc, đã là vùng trữ lũ thì không được phép cho xây dựng những công trình kiên cố, mà chỉ nên cho xây dựng một số công trình đơn giản như khu neo đậu tàu bè, khu bơi lội, vui chơi, khi lũ về cho phép tháo bỏ công trình đó nhanh chóng (như kinh nghiệm của nước Mỹ)... Việc xây dựng dự án du lịch, trong đó có hạng mục công trình sân golf sẽ làm thay đổi quy hoạch phòng, chống lũ nên việc Bộ NNPTNT từ chối tham gia ý kiến về dự án sân golf Kênh Gà - Vân Trình cũng là rất hợp lý và đúng đắn".
Theo Danviet
Di tích quốc gia hơn 300 tuổi có nguy cơ đổ sập Đình Vân Thị (Ninh Bình) được xây dựng năm 1699 thờ Thái sư Tô Hiến Thành, người có công phò tá các vua nhà Lý đánh giặc, đang xuống cấp nghiêm trọng. Nằm ở xã Gia Tân (Gia Viễn, Ninh Bình), đình Vân Thị được coi là "báu vật" của người dân trong xã. Năm 1699, vua Lê Hy Tông đã cho xây...