Trang bị tên lửa siêu hạng Exocet MM40 cho tàu hộ vệ tàng hình Sigma Việt Nam?
Cuối tháng 11/2013, Hải quân Pháp đã thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block3, đây cũng là loại tên lửa chống hạm hiện đại được cho là sẽ được trang bị trên các tàu chiến Sigma Việt Nam trong tương lai.
Tàu khu trục lớp Horizon của Pháp có lương giãn nươc tôi đa 7.000 tấn, tốc độ tối đa 29 hai ly/giơ, kha năng hoạt động liên tuc 7.000 hai ly vơi tôc đô 17 hai ly/giơ. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí rất mạnh với 2 bệ phao hạm 76 mm Otto Melara và 2 bệ pháo 20 mm. Horizon đươc lắp đặt hệ thống phong tên lửa phòng không thăng đứng Silva với 16 qua tên lửa Aster 15 và 32 qua Aster 30. Ngoài ra, trên tàu còn được biên chế trưc thăng NH-90.
Về tên lửa chống hạm, tàu được trang bị tên lưa Exocet, phiên bản mới nhất là MM40 Block3. Loại tên lửa này được cho là cũng sẽ được cung cấp cho các tàu hộ vệ tên lửa Sigma của hải quân Việt Nam trong tương lai. Ngoài ra, tàu còn được lắp đặt 2 cụm ống phóng phong ngư lôi, trang bị ngư lôi hang nhe 324mm loai MU-90 kiêu mơi. Đây cũng là lần thử nghiệm đầu tiên phiên bản Exocet MM40 Block3 trên tàu khu trục lớp Horizon.
Nếu được trang bị Exocet MM40 Block3, chiến hạm Sigma Việt Nam sẽ có khả năng diệt hạm và đối bờ rất mạnh
Hiện nay, Exocet MM40 Block3 được đánh giá là một tên lửa hạm đối hạm hiện đại bậc nhất của Hải quân Pháp và cả châu Âu. Trong cuộc thử nghiệm lần này, tàu khu trục Fobin sẽ đảm nhận nhiệm vụ phóng tên lửa chống hạm, một máy bay tuần tra Atlantique 2 của Hải quân Pháp sẽ tham gia giám sát hành trình bay của tên lửa. Kết quả thu được cho thấy, tên lửa Exocet đã đánh trúng mục tiêu theo yêu cầu đặt ra.
Video đang HOT
Tên lửa hạm đối hạm MM40 Block3 là phiên bản tên lửa chống hạm mới nhất của dòng tên lửa Exocet, do tập đoàn MBDA tại Pháp phát triển. Nó được nghiên cứu, chế tạo dựa trên cơ sở tên lửa MM40 Block 2. Hiện thế hệ tên lửa này đang được phục vụ trong hải quân của nhiều quốc gia như: UAE, Qatar, Oman và Morocco… Ngoài ra Malaysia cũng sẽ trang bị cho các tàu hộ tống Gowind. Việt Nam được cho là cũng sẽ trang bị tên lửa này cho tàu SIGMA 9814 MM40.
So sánh các tham số kỹ thuật của các loại tên lửa Exocet
MM40 Block3 có tầm bắn tối đa 180km, tốc độ cận âm 0,9Mach, được thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến mặt nước cũng như các mục tiêu ven biển. Trong giai đoạn dẫn đường cuối, tên lửa sử dụng một đầu tự dẫn radar chủ động băng J, tự động tìm kiếm và cập nhật liên tục các thông số về mục tiêu để phân biệt giữa các mục tiêu trên biển và mục tiêu ở căn cứ ven biển, dưới sự hướng dẫn của hệ thống định vị vệ tinh GPS, sau đó mới lựa chọn phương án tấn công mục tiêu trên biển hay trên đất liền.
Cận cảnh phóng tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block3.
Tên lửa Exocet Block3 có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng vệ của đối phương nhờ quỹ đạo bay phức tạp, độ cao bay thấp so với mực nước biển, cũng như áp dụng các biện pháp chống nhiễu mới. Điểm đặc biệt của tên lửa Exocet Block3 là có khả năng dẫn đường bằng vệ tinh cũng như khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất. Việc hải quân Pháp thử thành công phiên bản mới nhất này cho thấy sự tin cậy và hiệu quả của loại tên lửa được cho là sẽ được trang bị trên các chiến hạm tương lai của Việt Nam.
Theo ANTD
Tàu sân bay Liêu Ninh lần đầu kéo xuống biển Đông
Sáng nay 28-11, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã đi qua eo biển Đài Loan để lần đầu tiên xuống biển Đông huấn luyện.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh cùng 4 tàu hộ tống đã phải mất khoảng 10 tiếng đồng hồ để vượt qua eo biển chia cắt giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan này.
Đội tàu trên bắt đầu đi vào eo biển Đài Loan từ chiều qua 27-11 sau khi rời cảng Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc hôm 26-11. Tàu sân bay Liêu Ninh được hộ tống bởi 2 tàu khu trục tên lửa Shenyang và Shijiazhuang, cùng 2 tàu hộ vệ tên lửa Yantai và Weifang.
Theo thuyền trưởng tàu Liêu Ninh, trong suốt hành trình, tàu sân bay này duy trì cảnh giác cao đối với các tàu chiến và máy bay nước ngoài.
Đây là lần đầu tiên tàu sân bay Liêu Ninh đi qua eo biển Đài Loan và cũng là lần đầu tiên tàu này được điều tới biển Đông để huấn luyện kể từ khi được biên chế vào Hải quân Trung Quốc hồi tháng 9 năm ngoái. Đây là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Nó được tân trang lại sau khi được mua từ Ukraine vào năm 1998.
Theo Reuters, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez ngày 27-11 cho rằng việc tàu Liêu Ninh tới biển Đông là diễn biến đáng lo ngại, vi phạm các thỏa thuận giữa Trung Quốc và các bên về việc kiềm chế căng thẳng trên biển Đông.
Theo ANTD
Hàn Quốc hạ thủy tàu hộ tống uy lực rất mạnh Ngày 13-11, tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai của Hàn Quốc đã hạ thủy chiếc tàu hộ tống lớp Incheon thứ 5 mang tên ROKS Jeonbuk tại xưởng đóng tàu Ulsan. Tham gia buổi lễ hạ thủy có tư lệnh tác chiến hải quân, đô đốc Hwang Ki-chul, tỉnh trưởng tỉnh Bắc Jeolla Kim Wan-ju, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập...