Trang bị máy bay Su-57 sẽ giúp cân bằng cán cân chiến lược Nga-NATO
Việc Nga mua số lượng lớn máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 không chỉ làm tăng sức mạnh của không quân, mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới chiến lược của NATO nhằm vào Nga. Nói cách khác, với Su-57, Nga đã có thêm đối trọng với NATO và đảm bảo khả năng cân bằng cán cân sức mạnh với khối quân sự quy mô toàn cầu này.
Giới chuyên gia đánh giá, Su-57 đã giúp Nga rút ngắn khoảng cách về công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 với Mỹ và đồng minh NATO. Ưu thế này đã được Mỹ duy trì từ đầu những năm 2000 với khoảng gần 200 máy bay F-22 Raptor được triển khai. Không những thế, Mỹ còn đang tiến tới dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới là F-35 Lightning II với khoảng 400 máy bay dự kiến được trang bị.
Trước khi có Su-57, để đảm bảo cân bằng chiến lược, Nga đã phải sử dụng các máy bay thế hệ 4 như Su-35, Su-30SM và Su-34. Dù sự chênh lệch công nghệ giữa máy bay thế hệ thứ 5 so với 4 và 4 không quá rõ rệt, nhưng rõ ràng Nga đang tụt hậu và phải sử dụng nhiều phương tiện chiến đấu khác làm đối trọng. Sự ra đời và đưa vào trang bị hàng loạt Su-57 đã giúp giải quyết vấn đề này.
Su-57 sẽ giúp đảm bảo cân bằng chiến lược cho Nga
Nếu xét về số lượng, rõ ràng NATO có ưu thế hơn Nga rất nhiều lần về phương tiện chiến đấu đường không. Tuy nhiên, xét về nhiệm vụ, quy mô của Không quân Nga hoàn toàn phù hợp với học thuyết phòng thủ đất nước thay vì can thiệp toàn cầu như NATO.
Cán cân máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 giữa Nga và NATO đã được cân bằng với Su-57. Ảnh: RIA.
Theo học thuyết phòng thủ của Nga, bất kỳ kẻ xâm lược nào sẽ bị gây tổn hại tới mức không thể chấp nhận được và phải bỏ các mục tiêu chiến lược nhằm vào Nga. Xét ở mục tiêu như vậy, việc Nga lên kế hoạch mua 3 trung đoàn (76 máy bay) Su-57 là hoàn toàn hợp lý. Nó cân bằng giữa sức mạnh quân sự và nguồn tài chính cần thiết phải bỏ ra.
Video đang HOT
Xét trong trường hợp giữa Nga và NATO, thiếu Su-57, liên minh quân sự có lợi thế hoàn toàn về số lượng, cũng như chất lượng về không quân. Điều này là mối nguy cơ lớn với Nga. Tuy nhiên, nếu xét trên hệ quy chiếu có Su-57, cán cân quân sự giữa hai bên đã hoàn toàn khác.
Với các đơn vị Su-57, để áp chế được Không quân Nga, đối thủ sẽ phải huy động lực lượng quân sự quy mô và điều này cũng đúng với NATO. Để đảm bảo ưu thế hoàn toàn, lực lượng hỗn hợp của liên minh sẽ bao gồm nhiều loại máy bay quân sự như: Máy bay cảnh báo sớm trên không, máy bay tiếp liệu trên không… và lực lượng mặt đất để hỗ trợ lực lượng chiến đấu trực tiếp.
Nếu điều này xảy ra, cấp độ của xung đột đã được nâng lên nấc thang mới là chiến tranh tổng lực. Kết cục của nó có thể là chiến tranh hạt nhân. Đó sẽ không phải là điều mong muốn của cả Nga và NATO.
Như vậy, vai trò của Su-57 sẽ là gây tổn thất trên mức chịu đựng của bất kỳ kẻ xâm lược nào, nhưng vẫn đủ để giữ không đẩy xung đột lên mức toàn diện. Với góc độ này, 76 chiếc Su-57 hoàn toàn xứng đáng với 600 máy bay F-22 và F-35.
Việc trang bị Su-57 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Nga
Có một vấn đề thấy rõ ràng, các lệnh cấm vận, cô lập của phương Tây có ảnh hưởng tới kế hoạch nâng cấp lực lượng vũ trang Nga. Với nguồn lực có giới hạn, Nga sẽ phải tính toán và phân bổ nó hợp lý theo từng hạng mục ưu tiên và Su-57 nằm trong số những ưu tiên đó.
Theo kế hoạch, Không quân Nga sẽ nhận 76 máy bay Su-57 trong vòng 9 năm tới, tương đương mỗi năm nhận 8-9 máy bay. Chi phí có kế hoạch này ước khoảng 160-170 tỷ rúp. Nếu được phân bổ đều trong vòng 9 năm tới sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới các kế hoạch khác của Bộ Quốc phòng Nga.
Trang bị Su-57 không chỉ mang giá trị về quân sự, mà còn cả giá trị về công nghệ và kinh tế thông qua các hợp đồng xuất khẩu cho Nga. Ảnh: RIA.
Ngoài ra, Nga cũng có kế hoạch từng bước hoàn thiện công nghệ trang bị trên Su-57 ngay trong quá trình sản xuất để giảm chi phí. Các lô Su-57 đầu tiên sẽ vẫn trang bị động cơ của máy bay Su-35S và sẽ được nâng cấp lên động cơ mới – “Sản phẩm 30″ trong các lô chế tạo sau đó (dự kiến vào năm 2023).
Việc đưa vào trang bị máy bay Su-57 cũng giúp giảm tải cho Không quân Nga trong vài năm tới, khi các đơn vị máy bay tiêm kích-bom Su-24 bắt đầu bị loại biên từ năm 2020. Cùng với đó, hàng loạt công nghệ hàng không quân sự hiện đại trên Su-57 sau khi đáp ứng được độ tin cậy trong quá trình sử dụng sẽ được tích hợp ngược lên các máy bay chiến đấu thế hệ cũ như Su-30SM, Su-35 để nâng khả năng chiến đấu tổng thể của hệ thống.
Một yếu tố khác cũng cần được tính tới là việc Nga đưa vào trang bị Su-57 sẽ mở đường cho khả năng xuất khẩu dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này trong tương lai gần.
Theo DNVN
Vì sao tàu chiến Nga, Mỹ suýt đâm nhau trên Thái Bình Dương?
Các lực lượng vũ trang Nga và Mỹ sa vào một loạt vụ ngăn chặn trên không, suýt va chạm trên biển trong mấy ngày qua, vì sao vậy?
Hôm 7/6, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cáo buộc một tuần dương hạm mang tên lửa dẫn hướng của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 thuộc Hạm đội 7 của Mỹ thực hiện thao diễn nguy hiểm trên vùng biển phía tây Thái Bình Dương, phía đông nam biển Hoa Đông, phía đông bắc Philippines, và cản trở sự đi qua của tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Nikolai Ignatevich Vinogradov thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, RT đưa tin.
Việc hai tàu chiến suýt va chạm này diễn ra chỉ 3 ngày sau khi Mỹ cáo buộc một máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35C của Nga lao lên chặn một máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Mỹ trong không phận quốc tế phía trên Địa Trung Hải, CNN đưa tin.
Vụ suýt va chạm giữa hai tàu chiến diễn ra vào lúc 6h35 sáng (giờ Mátxcơva). Theo Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, lúc đó, tàu tuần dương Chancellorsville của Mỹ chỉ cách phía trước tàu khu trục Nikolai Ignatevich Vinogradov 50 m, buộc tàu Nga phải rẽ ngoặt đột ngột để tránh va chạm. Báo chí Mỹ đưa tin, cả hai chiến hạm đang đi theo hướng song song khi sự cố xảy ra.
"Tuần dương hạm Chancellorsville của Mỹ đột ngột thay đổi hướng đi và cắt đường đi của tàu khu trục Đô đốc Vinogradov khoảng 50m. Để tránh va chạm, thủy thủ đoàn của tàu Đô đốc Vinogradov buộc phải thực hiện một thao tác di chuyển khẩn cấp", đơn vị truyền thông của Hạm đội Thái Bình Dương thông báo. Hạm đội Nga đã phản đối cách chỉ huy của tàu Mỹ, khẳng định rằng, cách di chuyển trên biển như thế là không thể chấp nhận được.
Mỹ đổ lỗi cho Nga
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ đổi lỗi cho tàu chiến Nga di chuyển không an toàn. "Trong khi tàu USS Chancellorsville đang xử lý máy bay trực thăng của mình một cách ổn định và đang lấy lại tốc độ thì tàu Nga đến từ phía sau bên phải của Chancellorsville, tăng tốc và tiến sát khoảng cách không an toàn khoảng 50-100 feet (15-30 m). Hành động không an toàn này buộc USS Chancellorsville phải xử lý tất cả các động cơ ở mức tối đa và di chuyển để tranh va chạm. Chúng tôi coi hành động của Nga trong vụ tương tác này là không an toàn, không chuyên nghiệp và không phù hợp Quy định quốc tế về phòng tránh va chạm trên biển", Hạm đội 7 của Mỹ tuyên bố.
Hôm 4/6, Mỹ cho rằng, máy bay Su-35C của Nga chặn máy bay P-8A Poseidon của Mỹ 3 lần trong vòng 175 phút và lần tương tác thứ hai được xác định là không an toàn vì chiến đấu cơ của Nga tiến hành bay qua ở tốc độ cao trực tiếp phía trước máy bay Mỹ, khiến phi công Mỹ và phi hành đoàn gặp rủi ro.
Theo giới chuyên gia, việc tàu thuyền vô tình va chạm trên biển là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, các nhà quan sát phương Tây cho rằng, hai vụ việc trong tuần này là chỉ dấu cho thấy Nga đang muốn Mỹ hiểu rõ về độ dễ bị tổn thương và sự thách thức chiến lược trong khu vực. Vụ suýt va chạm trên biển xảy ra sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
THÁI AN
Theo TPO
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói chuyện hợp tác S-500, Mỹ khó để yên Khả năng Mỹ sẽ không để yên việc khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hợp tác với Nga sản xuất S-500. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recept Tayyip Erdogan cho biết nước này có thể sẽ thảo luận với Nga về khả năng cùng hợp tác sản xuất hệ thống tên lửa đất đối không - tên lửa chống đạn đạo S-500 Prometey....