Trang bị Klub, Gepard vẫn chưa phải chiến hạm mạnh nhất Việt Nam
Theo thông báo từ phía Nga, cặp Gepard 3.9 thứ ba của Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa hành trình chống hạm Klub.
Dự kiến thay đổi lớn nhất trong cấu hình vũ khí của cặp Gepard tiếp theo mà Nga đóng cho Việt Nam nằm ở việc lắp đặt bệ phóng đa năng UKSK, tương thích với đạn hành trình chống hạm siêu âm 3M-54TE (Klub-N) có tầm bắn 220 km. Bên cạnh đó, bệ phóng UKSK còn triển khai được cả tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14TE, lẫn tên lửa chống ngầm 91RTE.
Nhờ được trang bị tên lửa mới, 2 chiếc Gepard 3.9 tiếp theo của Việt Nam sẽ có năng lực chống tàu mặt nước vượt trội cho với 4 khinh hạm đầu tiên và cả 8 tàu tấn công nhanh Molniya 1241.8, thậm chí đây còn là những tàu hộ vệ tên lửa đáng sợ nhất khu vực.
Khinh hạm Dagestan số hiệu 693 lớp Gepard thuộc Hạm đội Caspian của Hải quân Nga được trang bị bệ phóng UKSK cùng tên lửa hành trình chống hạm Klub
Đáng tiếc rằng chưa kịp hình thành nhưng vị thế của Gepard lại đang bị đe dọa dữ dội bởi chính phiên bản nâng cấp của Molniya 1241.8 mà Việt Nam chuẩn bị triển khai. Theo kế hoạch, sau khi nghiệm thu cặp tàu M5 và M6, chúng ta sẽ đóng thêm 4 tàu với tên lửa chống hạm mạnh hơn.
Tổng Giám đốc Cục Thiết kế Hải quân Trung ương Almaz, ông Alexander Shlyakhtenko từng cho biết vũ khí dùng để nâng cấp các tàu tấn công nhanh này có thể là tên lửa Yakhont hoặc Klub.
Tuy nhiên cần lưu ý thêm nếu tích hợp một trong hai loại đạn chống hạm siêu âm này lên tàu Molniya thì bệ phóng sẽ phải đặt nghiêng vì chiều dài của chúng lên tới gần 9 m, trong khi chiều cao mạn của Molniya chỉ là 2,5 m, không thể bố trí theo phương thẳng đứng như truyền thống.
Tàu tên lửa Nanuchka 1234.7 sau khi hiện đại hóa được trang bị 2 bệ phóng CM-403 với cơ số 12 tên lửa chống hạm Oniks
Nếu Việt Nam chọn tên lửa Yakhont, có thể dự đoán rằng tàu sẽ được lắp bệ phóng CM-403 tương tự như lớn Nanuchka nâng cấp, bề ngang khá lớn của bệ phóng CM-403 so với KT-184 cũng không phải vấn đề lớn khi nó hoàn toàn có thể bố trí xoay 90 độ so với cách lắp đặt trên.
Video đang HOT
Ảnh đồ họa phương án lắp đặt bệ phóng nghiêng đa năng 3S-14PE lên khu trục hạm Udaloy Dự án 1155
Còn nếu Hải quân Việt Nam “chốt” phương án tên lửa Klub để đồng bộ hóa với Gepard 3.9, tàu sẽ mang bệ phóng nghiêng 3S-14PE của nhà sản xuất Concern Morinformsystem-Agat với 2 cụm 6 đạn tên lửa sẵn sàng phóng. Nhiều khả năng bệ phóng 3S-14PE cũng sẽ được xoay 90 độ tương tự như CM-403 để phù hợp với bề ngang của Molniya.
Hai tàu Molniya M5 và M6 neo tại cảng sau khi nghiệm thu cấp nhà máy
Nhờ được trang bị tới 12 tên lửa hành trình đối hạm siêu âm tầm xa (so với 8 đạn của cặp Gepard 3.9 tiếp theo), Molniya nâng cấp mới chính là tàu chiến mặt nước có hỏa lực chống hạm mạnh nhất của Hải quân Việt Nam.
Vấn đề được quan tâm tiếp theo có lẽ là dự án nào sẽ được triển khai trước và lớp tàu nào sẵn sàng trực chiến sớm hơn để nâng sức mạnh của Hải quân Việt Nam lên một tầm cao mới!
Theo Soha News
Chi 8 tỷ USD mua vũ khí: Quân đội Việt Nam lột xác mạnh mẽ!
Trung tâm phân tích thị trường vũ khí toàn cầu Nga (TSAMTO) công bố báo cáo mới: Chi 8 tỷ USD mua vũ khí hiện đại để bảo vệ chủ quyền, diện mạo QĐND Việt Nam thay đổi ngoạn mục!
Việt Nam đã chi 8 tỷ USD mua vũ khí hiện đại!
Theo Báo cáo thường niên về thị trường vũ khí toàn cầu năm 2015 ( - 2015) mới nhất của Trung tâm phân tích thị trường vũ khí toàn cầu Nga (TSAMTO), trong giai đoạn 8 năm, từ 2007 tới 2014, Việt Nam đã chi tổng cộng gần 8 tỷ USD để mua vũ khí hiện đại.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
"Trong bất cứ thời điểm nào chúng ta luôn luôn phải đảm bảo khả năng tự vệ, giữ toàn vẹn lãnh thổ, chứ không phải đợi có vũ khí hiện đại mới đảm bảo như vậy. Việc mua sắm thêm vũ khí trang bị, hiện đại hóa quân đội, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân là để ta trả giá ít nhất, trong thời gian ngắn nhất nếu có vấn đề xảy ra với Tổ quốc."
Được biết đây là báo cáo của một trong những tổ chức nghiên cứu uy tín hàng đầu thế giới, được giới chuyên môn quân sự đánh giá rất cao và coi là nguồn dữ liệu tham khảo đặc biệt tin cậy, luôn cập nhật đầy đủ, toàn diện và chi tiết nhất về các động thái mua sắm, xuất, nhập khẩu và chuyển giao vũ khí của hầu hết các quốc gia.
Như vậy, mặc dù năm cao, năm thấp, nhưng tính bình quân mỗi năm, kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Việt Nam ước đạt chừng 1 tỷ USD.
Trong đó, có 3 mốc tăng trưởng đột biến vào các năm 2009 (hơn 3,8 tỷ USD), 2010 (gần 1,2 tỷ USD) và 2013 (hơn 2,4 tỷ USD), các năm còn lại trong giai đoạn này (2007-2014) đều có số chi không đáng kể.
Kim ngạch nhập khẩu vũ khí của các quốc gia trên thế giới giai đoạn 2007-2014.
Mặc dù điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, trong gian đoạn này Việt Nam đã có nhiều cố gắng đầu tư cho hiện đại hóa quân đội, đáp ứng phần nào yêu cầu thay thế vũ khí hầu hết đã cũ và bổ sung một số vũ khí mũi nhọn nhằm tăng cường năng lực phòng thủ đất nước.
Tuy nhiên, con số 8 tỷ USD quả là bé nhỏ, chỉ đứng thứ 23 trong top các quốc gia chi nhiều tiền nhất cho nhập khẩu vũ khí, chưa là gì so với những quốc gia lắm của nhiều tiền như Arab Saudi (87 tỷ USD), Ấn Độ (47 tỷ USD), Australia (33 tỷ USD), UAE (32 tỷ USD), Iraq (24 tỷ USD).
Nhìn sang các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhất là các nước láng giềng, kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Việt Nam cũng còn khá khiêm tốn, thua xa Hàn Quốc (19 tỷ USD), Đài Loan (19 tỷ USD), Singapore (15 tỷ USD), Indonesia (13 tỷ USD),...
Với tiềm lực công nghiệp quốc phòng rất mạnh, đủ sức chế tạo hầu hết mọi loại vũ khí, trang bị hiện đại, nhưng Nhật Bản, Trung Quốc cũng phải chi số tiền khá lớn để nhập khẩu vũ khí hiện đại, lần lượt là 9 tỷ USD và 8,5 tỷ USD.
Hải quân Việt Nam được đầu tư lớn và đã có sự lột xác ngoạn mục.
Lột xác mạnh mẽ - Đón chờ làn sóng mới!
Nhu cầu mua sắm vũ khí mới, hiện đại để tăng cường sức mạnh phòng thủ của Việt Nam là hoàn toàn chính đáng, không phải chạy đua vũ trang và càng không phải để tấn công bất kỳ quốc gia nào khác.
Trở lại với con số 8 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu vũ khí, có 3 mốc tăng trưởng đột biến vào các năm 2009, 2010 và 2013 hoàn toàn trùng khớp với những đợt mua sắm lớn nhất trong lịch sử của Quân đội Việt Nam. Trong đó, Nga luôn đóng vai trò là nguồn cung vũ khí hiện đại lớn và tin cậy nhất. Cụ thể:
Năm 2009, Việt Nam chi hơn 3,8 tỷ USD tương ứng với việc ký hợp đồng với Nga mua 6 tàu ngầm Kilo-636 và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của các tàu ngầm này; đóng 4 tàu tuần tra cao tốc Svelyak; 8 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 và một số vũ khí trang bị khác.
Năm 2010, Việt Nam tiếp tục chi gần 1,2 tỷ USD tương ứng với hợp đồng mua 12 Su-30MK2, tiếp nhận các tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P hiện đại (sử dụng tên lửa diệt hạm Yakhont), triển khai hợp đồng đóng 10 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya theo chuyển giao công nghệ của Nga,..
Tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P.
Năm 2013, bắt đầu giải ngân cho hợp đồng đóng 2 tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Gepard-3.9 (cặp tàu thứ 2, ký tháng 10/2012), tiếp tục mua thêm 12 chiếc tiêm kích đa năng để trang bị cho trung đoàn Su-30MK2 thứ 3.
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.
Trong giai đoạn này, ngoài bạn hàng truyền thống tin cậy là Nga, Việt Nam bắt đầu mở rộng nguồn cung đa dạng hơn khi tiếp cận mạnh mẽ với Israel, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Ukraine để mua sắm bổ sung nhiều loại vũ khí hiện đại như radar, tên lửa phòng không, pháo phản lực, máy bay và trực thăng vận tải thế hệ mới.
Tất cả những vũ khí mới đã và đang góp phần thay đổi mạnh về chất, tăng cường sức mạnh phòng thủ của QĐND Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa quân đội trong tình hình mới.
Các chuyên gia quân sự đều thống nhất rằng, trong tương lai, nhu cầu mua sắm của Việt Nam sẽ còn tăng mạnh, sẽ có một làn sóng mới, nhất là khi Hoa kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí và các tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn của họ đã tích cực xúc tiến chào hàng nhằm cạnh tranh với Nga chinh phục thị trường nhiều tỷ USD này.
Theo Thế Giới Trẻ
Hình ảnh lạ lùng tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam Hình ảnh mới nhất được cho là chiếc tàu chiến Gepard 3.9 thứ ba mà Nga đang đóng cho Việt Nam có những thay đổi rất lạ lùng. Theo tờ báo mạng địa phương của Nga, mới đây người dân ven sông Volga đã nhìn thấy một chiếc tàu chiến Gepard 3.9 được cho là đóng cho Hải quân Nhân dân Việt Nam...