Trấn yểm Đền Hùng: “Đặc cách” đồ cung tiến hay sự thiếu hiểu biết
Dư luận đang chờ đợi câu trả lời chính thức của các cơ quan chức năng về hòn đá “lạ” được đặt ở đền Thượng trong khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Trấn yểm vùng đất linh thiêng?
Song, các nhà chuyên môn đã có góc nhìn, quan điểm khác nhau khiến người dân thêm mông lung.
Đặc cách?
Việc hòn đá có nhiều chữ viết cổ và họa tiết phức tạp “bất ngờ” xuất hiện ở đền Thượng (khu di tích lịch sử Đền Hùng) khiến không chỉ người dân thập phương mà chính những người quản lý ở đây “giật mình”. Về làm Giám đốc Ban quản lý khu di tích này từ năm 2011 nhưng mới chỉ gần đây, khi dư luận xôn xao, đặt câu hỏi với mình, ông Nguyễn Xuân Các mới “chột dạ”, lục hồ sơ tìm kiếm manh mối về “vật lạ” này.
Quá trình tìm hiểu, ông Các và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã làm rõ “tác giả” của hòn đá này là ông ông Nguyễn Tiến Khôi – nguyên Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, hiện là Chủ tịch Hội sử học tỉnh Phú Thọ và ông Nguyễn Minh Thông, một đại tá quân đội, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng văn hóa Phương Đông.
Hòn đá “lạ” xuất hiện ở góc trong cùng bên trái đền Thượng.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Tiến Khôi cho rằng, khi tu sửa đền Thượng, các công nhân đã phát hiện một viên gạch lạ có chữ Hán lộn ngược. Văn bản trả lời của ông Nguyễn Minh Thông khẳng định, viên gạch trên là một lá bùa do quân Nguyên Mông yểm.
Sau đó, ông Nguyễn Đình Khảm – Giám đốc một công ty đá quý trong Hội liên hiệp đá quý Việt Nam (ở Hà Nội) – đã công đức viên đá ngọc xanh theo kế hoạch của ông Thông, để trấn yểm, “phản” lại viên gạch yểm xấu kia, hóa giải các hung khí. Việc làm này, theo ông Thông, đã được ông Khôi và một số lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đồng ý (?).
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều đáng nói là tại sao hòn đá yểm bùa trên lại không có trong hồ sơ quản lý của khu di tích. Ông Nguyễn Xuân Các – Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng – khẳng định, hòn đá “lạ” này hoàn toàn không có trong hồ sơ quản lý của khu di tích. Ông Các cũng tỏ ra ngạc nhiên khi một vật “quan trọng” như vậy lại bị “lọt” hồ sơ.
Theo ông Các, ông làm việc rất có nguyên tắc. Mọi hồ sơ về các đền trong khu di tích đều được làm cực kỳ chặt chẽ. “Sửa một chữ cũng phải đóng dấu. Hoành phi câu đối có 4 chữ, chúng tôi phải thành lập hội đồng, rồi mời Viện Hán Nôm nghiên cứu, phân tích mới cho in 4 chữ. 4 chữ phải đóng 4 dấu. Khi đóng dấu xong thì thợ mới khắc, khắc xong rồi lại phải lập biên bản thống nhất các nét chữ với nhau.” – ông Các khảng khái nói.
“Hai năm nay về đây, tôi làm căng lắm. Như tháng 2 vừa rồi, tỉnh Phú Thọ có văn bản đề nghị trồng một cây, tôi cũng không cho trồng. Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa ra đây, Bí thư, Chủ tịch tỉnh Phú Thọ giao cho Sở NN&PTNT làm quyết định để trồng 1 cây ở đền Thượng, nhưng không bao giờ có chuyện như vậy. Trong quy định thể hiện rất rõ chức vụ nào mới được trồng cây ở đó, trồng ở vị trí nào.
Tôi làm việc ở đây là những việc tâm linh, trồng cây trước đền là cực kỳ khó khăn, phải hết sức cân nhắc. Còn ở vườn cây lưu niệm, mỗi tỉnh chỉ được trồng 3 cây, lãnh đạo trước đã trồng đủ 3 cây rồi thì thôi, làm gì còn chỗ mà trồng nữa. Thời gian gần đây, có người đề nghị công đức bằng cây nến nặng 1 tấn, cao 1,2 mét, nhưng tôi không đồng ý. Tôi khẳng định rằng, bây giờ không có gì có thể mang vào Đền Hùng được, trừ hương, hoa” – ông Các nhấn mạnh.
Sự khảng khái của ông Các khiến dư luận đặt câu hỏi, nếu các nhà quản lý đều làm chặt chẽ như ông Các, liệu rằng một hòn đá yểm bùa như trên có lọt khỏi hồ sơ của khu di tích, vi phạm quy định của Luật Di sản. Phải chăng có một sự “đặc cách” trong món đồ cung tiến này?
Đất thiêng không cần trấn yểm
Nhìn nhận về hòn đá “lạ” trấn yểm tại đền Thượng, các nhà chuyên môn đã đưa những góc nhìn khác nhau. Nguyên Giám đốc BQL khu di tích lịch sử Đền Hùng Nguyễn Tiến Khôi thì lý giải rằng, hòn đá là bùa cát, bùa lành, phản lại bùa yểm của quân Nguyên Mông đã được phát hiện khi hạ giải đền Thượng. Việc đặt hòn đá này là mong muốn những sự tốt đẹp cho đất nước, cho nhân dân.
Cũng là nhà quản lý như ông Khôi nhưng Giám đốc BQL hiện tại của khu di tích lịch sử Đền Hùng – ông Nguyễn Xuân Các – lại có quan điểm hoàn toàn trái ngược. Ngay khi nhắc đến chuyện hòn đá trấn yểm tại đền Thượng, ông Các đã thẳng thắn: “Đền Hùng vốn dĩ là vùng đất rất linh thiêng, không cần phải yểm.”
Ngoài ra, ông Các cũng thừa nhận, việc hòn đá trên “có mặt” tại đền Thượng mà không có hồ sơ quản lý, tôn tạo tu sửa đền Thượng là đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật Di sản.
Một người được xếp vào hàng kỳ cựu trong số các thầy phong thủy hàng đầu Việt Nam (xin được giấu tên) lại “xem nhẹ” tấm bùa đá trấn yểm này. Theo vị này, khi đặt bùa chú, người thầy phải “thân khẩu ý hợp”, trực tiếp “họa” lên tấm bùa thì tấm bùa mới linh nghiệm, có năng lượng. Trong trường hợp hòn đá trên, người công nhân chạm khắc các chi tiết bằng đá, gắn ngọc theo ý của một ông thầy, chứ không phải trực tiếp thầy họa, khắc lên đó.
Cũng theo vị thầy này, việc đặt hòn đá yểm bùa trên tại đền Thượng là một sự thiếu hiểu biết, để lâu dễ nguy hại. “Một đạo bùa khi mới khai sinh chưa thể biết là tốt hay xấu. Nó chưa hội tụ đủ năng lượng nhưng được “nuôi dưỡng” ở một nơi linh thiêng, tràn đầy năng lượng như Đền Hùng sẽ “lớn” rất nhanh, sẽ nguy hiểm trong tương lai. Đền Hùng vốn đã là linh địa, đạo bùa này cũng chẳng “ làm đẹp” gì thêm cho nơi này cả.” – vị thầy phong thủy này cho hay.
Về việc hóa giải đạo bùa trên, vị thầy phong thủy này cho rằng, đó là việc hết sức đơn giản, vì đạo bùa trên mới được khai sinh, chưa hội tụ được nhiều năng lượng.
Ở một góc độ khác, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện (Viện nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng, hòn đá “lạ” tại đền Thượng có sự pha trộn giữa Phật giáo Mật tông, Đạo giáo, phù thủy, trận đồ bát quái của Khổng Minh. Theo Tiến sỹ Diện, đây là một đạo bùa tổng hợp, một đạo bùa cát (bùa lành). Tuy nhiên, Tiến sỹ Diện băn khoăn, các chi tiết khác của hòn đá chưa được làm rõ có thể làm phản lại ý nghĩa trên.
Tiến sỹ Diện cũng thẳng thắn, cần phải di dời ngay hòn đá yểm bùa trên ra khỏi khu vực Đền Hùng để tránh những tác dụng xấu tới khu di tích linh thiêng này.
Theo xahoi
Hòn đá "lạ" ở Đền Hùng: Đã nghiên cứu
Theo Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ, lúc đưa hòn đá vào Đền Hùng đã có nghiên cứu và được sự đồng ý của tỉnh.
Những ngày diễn ra lễ hội Đền Hùng 2013, hòn đá "lạ" tại đền Thượng (Khu di tích Đền Hùng) tạo sự chú ý của dư luận. Hòn đá cao khoảng 50cm, bề rộng khoảng 35cm, hình cánh buồm, được gia cố khá lạ mắt. Mặt trước và sau của hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp. Nhiều người dân đồn thổi rằng hòn đá này là một dạng bùa yểm.
Điều đáng nói, ngay cả những người quản lý khu di tích Đền Hùng hiện tại cũng không biết ý nghĩa của hòn đá "lạ". Trong khi đó, bất kỳ món đồ nào trong Đền Hùng đều có hồ sơ quản lý, chỉ trừ hòn đá "lạ" này.
Ngay sau khi lễ hội Đền Hùng vừa kết thúc, ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở VH - TT - DL tỉnh Phú Thọ lên tiếng về hòn đá "lạ".
ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở VHTT- DL tỉnh Phú Thọ
Ông Ân cho biết, hòn đá ở Đền Hùng được một người dân cung tiến năm 2009, khi tu sửa đền. Điểm "lạ" nhất của hòn đá là những hình vẽ chằng chịt và ký tự cổ. Chỉ những nhà chuyên môn mới hiểu được ý nghĩa của những hình vẽ trên hòn đá, nhưng lúc đưa vào đền đã có nghiên cứu và được sự đồng ý của tỉnh Phú Thọ.
Cũng theo vị Giám đốc sở này, những người có liên quan đến việc đưa hòn đá vào đền năm 2009 đã có giải trình với UBND tỉnh Phú Thọ. Đó là các ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên là Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng - người tiếp nhận hòn đá vào đền; ông Nguyên Minh Thông, Giám đôc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Phương Đông - người được xem là tác giả của hòn đá.
Trên hòn đá có nhiều kí tự cổ, họa tiết phức tạp
Theo giải trình của các vị trên, khi sửa nên Đên Thượng, cán bô và công nhân phát hiên có môt viên gạch lạ, có in chữ Hán. Có ý kiên là viên gạch này tựa như bùa yêm xâu. Do vậy, sau khi hoàn thành tu sửa nên có đá đặt ở Đên đê trân yêm "phản" lại viên gạch yêm xâu kia. Đó là lý do Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Phương Đông của ông Nguyên Minh Thông đã tìm môt viên đá ngọc xanh đặt ở đên Hùng.
Phó Giám đốc sở Nguyễn Ngọc Ân thừa nhận, hiện có nhiều ý kiến xung quanh hòn đá "lạ". Có ý kiến cho rằng, nên có hội thảo bàn bạc về hòn đá "lạ" này. Có ý kiến cho rằng, nên rời bỏ hòn đá lạ khỏi Đền Hùng, không nên sa vào tranh luận. Điều quan trọng nhất là ai cho phép đưa vật lạ vào di tích, nếu cho phép thì dựa trên cơ sở nào?
Nhiều người dân hiếu kỳ xem hòn đá và rải cả tiền
Theo ông Ân, khu di tích lịch sử Đền Hùng là khu di tích cấp Quốc gia đặc biệt, mọi việc trùng tu, tôn tạo đều phải tuân theo luật di sản. Do đó không thể muốn đưa cái gì vào là được hoặc nói bỏ cái gì đi là bỏ được ngay. UBND tỉnh Phú Thọ đã có văn bản giao Khu di tích lịch sử Đền Hùng mời các nhà khoa học nghiên cứu về hòn đá "lạ".
"Ngay sau lễ hội kết thúc chúng tôi sẽ tổ chức ngay việc đánh giá, sau đó đưa ra hướng xử lý. Tất nhiên, trong quá trình tôn tạo nếu có gì nhầm lẫn, chúng ta có thể sửa", ông Ân nói.
Ông Nguyễn Ngọc Ân cho biết, trong 7 ngày lễ hội diễn ra, (từ 4 đến10/3 âm lịch), ước tính trung bình mỗi ngày có khoảng một triệu lượt du khách về giỗ tổ.
Theo BTC lễ hội, năm nay an ninh trật tự và các hoạt động dịch vụ được quản lý khá tốt. Tuy giá các dịch vụ tăng nhẹ nhưng đại đa số người bán hàng bán đúng giá niêm yết, không "chặt chém" khách. Đội kiểm tra liên ngành đã kiểm tra, nhắc nhở trên 300 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ; xử phạt hành chính 3 trường hợp vi phạm. Lễ hội Đền Hùng cũng không có người hành khất, tệ nạn xã hội được hạn chế tới mức thấp nhất.
Tuy nhiên, một vài hình ảnh xấu còn tồn tại như bán vàng mã, đổi tiền, xả rác bừa bãi,... Các hoạt động dịch vụ ngoài khu di tích chưa được coi trọng, nhất là dịch vụ ăn, nghỉ cho khách đến dâng hương. Ngoài ra, trong ngày khai hội 4/3 và ngày Dâng hương tưởng niệm các vua Hùng 10/3 có ùn tắc đường cục bộ. Đây là bài học kinh nghiệm để ban tổ chức lưu ý cho những lần tổ chức về sau.
Theo 24h
Đền Hùng, đất thiêng không cần yểm! Trước vụ việc hòn đá lạ xuất hiện tại đền Thượng thuộc quần thể Đền Hùng (Phú Thọ) gây xôn xao dư luận trong mấy ngày qua, Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng khẳng định, vùng đất này rất linh thiêng, không cần yểm. Dù chỉnh sửa một chữ cũng phải có hồ sơ, tuy nhiên, hòn đá lạ...