Trận World Cup đáng hổ thẹn đến mức BLV yêu cầu khán giả tắt TV
Hai quốc gia Áo và Tây Đức nổi tiếng bởi những duyên nợ trong quá khứ hàng trăm năm lại đụng độ với nhau trong một trận World Cup và kết quả của trận đấu này đã làm chấn động thế giới khi đó.
Cổ động viên Algeria tức giận yêu cầu đòi lại tiền khi xem hai đội Tây Đức và Áo “diễn tuồng” trên sân.
41.000 cổ động viên trên sân El Molinon ở Gijón, Tây Ban Nha vào vào ngày 25.6.1982 không ngờ rằng họ đã tận mắt chứng kiến một trong những trận đấu “nhục nhã” nhất lịch sử World Cup.
Giới hâm mộ chờ mong một cuộc chiến thực sự trên sân giữa hai quốc gia có nhiều duyên nợ trong lịch sử. Một trong hai có thể bị loại nếu thua cuộc.
Nhưng kết quả trận đấu này đã khiến bất kỳ ai cũng phải sửng sốt kể cả những người Áo và Tây Đức ở quê nhà.
Mối duyên nợ trăm năm
Ngày nay, tuy là hai quốc gia riêng biệt nhưng người Áo và người Đức đều có chung một ngôn ngữ. Lịch sử Áo và Đức luôn gắn kết với nhau, lúc thì là kẻ thù, lúc thì lại là đồng minh cùng chiến đấu chống kẻ thù chung. Theo các sử gia, Áo ban đầu là một công quốc (là đất đai do một công tước sở hữu và kiểm soát), trong cộng đồng liên bang nói tiếng Đức. Áo phát triển mạnh nhất vào thế kỷ 18 với việc hình thành nên đế quốc.
Năm 1866, cuộc chiến Áo-Phổ nổ ra, khi hai bên đều cho mình là thế lực kiểm soát liên bang Đức. Cuộc chiến kéo dài 1 tháng 12 ngày dẫn đến sự thua cuộc của Áo. Đế quốc Áo mất hết công quốc trong liên bang và thậm chí còn đối mặt với sự sụp đổ nhưng Thủ tướng Phổ Otto von Bismarck đã thuyết phục vua Phổ là Wilhelm I ngừng tiến công.
Đội tuyển Tây Đức tham gia World Cup 1982 với tư cách là nhà đương kim vô địch châu Âu.
Sau này, Áo liên minh với Hungary tạo thành đế quốc Áo-Hung. Gạt đi những bất đồng trong quá khứ, Đế quốc Áo-Hung liên minh với Đế quốc Đức và Đế quốc Ottoman để cùng chống lại phe đồng minh thời Thế Chiến 1 bao gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ…
Nếu như thất bại trong Thế chiến 1 khiến Đế quốc Áo-Hung tan rã thì những bất ổn trong nội bộ nước Đức là cơ sở để Adolf Hitler lên nắm quyền và cùng với đó là chủ nghĩa phát xít.
Trước khi Thế chiến 2 nổ ra khoảng một năm, trùm phát xít Hitler đã tuyên chiến và xua quân tấn công các quốc gia láng giềng. Nhưng Hitler, một người sinh ra tại Áo, trên thực tế chưa bao giờ tuyên chiến với Áo.
Nhà nước Áo vốn yếu kém, tự sụp đổ và đảng phái thân với phe phát xít mở cửa mời quân đội Đức vào tiếp quản. Lúc này, Áo vốn là công quốc duy nhất bị gạt ra bên ngoài liên bang Đức, nay đã chính thức trở về với Đức.
Sau Thế chiến 2 và sự thất bại của Hitler, Áo một lần nữa độc lập khỏi liên bang Đức, trong khi nước Đức bị chia cắt thành Tây Đức và Đông Đức với hai nền chính trị hoàn toàn khác biệt.
Sự “nhục nhã” ở Gijón
Màn bốc thăm vòng bảng World Cup 1982 đưa Tây Đức và Áo nằm chung với Algeria và Chile. Đội tuyển Tây Đức khi đó là nhà đương kim vô địch châu Âu, vượt qua vòng loại với 8/8 trận thắng và ghi tới 33 bàn.
Trước trận gặp Algeria, một cầu thủ Đức nói: “Chúng tôi sẽ dành tặng 7 bàn thắng cho vợ chúng tôi, còn bàn thứ 8 là cho các chú chó của chúng tôi”. Nhưng rồi một đội bóng đến từ châu Phi như Algeria đã làm nên cơn địa chấn với chiến thắng 2-1.
Người hâm mộ chờ đợi một trận cầu quyết liệt giữa hai đối thủ đầy duyên nợ nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại.
Nhưng Algeria lại để thua trận tiếp theo 0-2 trước Áo, trong khi Tây Đức đè bẹp Chile. Ở trận cuối cùng vòng bảng, Algeria dẫn Chile 3-0 trong hiệp 1. Đội bóng đến từ châu Phi đã quá chủ quan khi nghĩ rằng Chile sẽ buông xuôi, để rồi đội tuyển đến từ Nam Mỹ gỡ lại 3-2.
Kết quả này khiến, Algeria rơi vào thế khó vì họ không còn tự quyết định được số phận. Algeria đi tiếp hay không phụ thuộc vào kết quả giữa Tây Đức và Áo.
Tình hình đã phức tạp càng thêm rối rắm vì mối duyên nợ giữa Tây Đức và Áo. Ở kỳ World Cup trước, Áo đã đánh bại Tây Đức với tỉ số 3-2. Chỉ có duy nhất một kết quả Tây Đức thắng Áo 1-0 mới có thể giúp cả hai đội đi tiếp và khiến Algeria bị loại.
Các cổ động viên Algeria khi đó đã đến xem trận đấu với hy vọng Tây Đức và Áo sẽ thi đấu quyết liệt để giải quyết duyên nợ năm xưa.
Nhưng không ngờ rằng, Tây Đức sớm có bàn thắng ở phút thứ 11, đưa tỉ số về đúng với kết quả 1-0. Suốt 80 phút còn lại, cầu thủ hai bên “diễn tuồng” trên sân để bảo toàn kết quả.
Các cầu thủ Tây Đức ăn mừng bàn thắng duy nhất để đưa cả Tây Đức và Áo vào vòng trong.
Hàng nghìn CĐV Algeria trên khán đài bày tỏ sự phẫn nộ, hét vang “Dàn xếp! Dàn xếp!” Một số người đốt tiền trên sân, nhiều người khác tìm cách nhảy xuống sân. Các CĐV chủ nhà Tây Ban Nha cũng rất tức giận khi hai đội thể hiện màn trình diễn tẻ nhạt và tệ hại.
Ngay cả những người Áo và Đức ở quê nhà cũng cảm thấy phẫn nộ và ghê tởm trận đấu. Bình luận viên của đài truyền hình Áo Robert Seeger yêu cầu người xem tắt ti-vi và bày tỏ sự phản đối với việc không nói một lời nào trong phần thời gian cuối trận.
Bình luận viên người Đức Eberhard Stanjek thì nói: “Những gì diễn ra ở đây thật đáng hổ thẹn và không liên quan gì tới bóng đá”.
Ở Đức, người ta gọi đây là “sự nhục nhã ở Gijón” (nơi diễn ra trận đấu), trong khi tại Algeria và những quốc gia ngoài phương Tây, người ta luôn nhắc đến trận đấu này giống như “sự kiện Anschluss” (ám chỉ sự sáp nhập Áo vào Đức thời Đức Quốc xã).
Sau trận đấu, FIFA tuyên bố đội tuyển Tây Đức và Áo không hề vi phạm bất cứ điều luật nào. Kể từ Euro 1984 và World Cup 1986 trở về sau, lượt đấu cuối cùng vòng bảng trong các giải đấu quốc tế luôn diễn ra cùng giờ để tránh tình huống bi hài tương tự có thể xảy ra.
Theo Danviet
Trận bóng World Cup tàn bạo, đáng quên nhất lịch sử thế giới
Trận đấu trong khuôn khổ World Cup 1962 giữa Chile và Italia được coi là xấu xí, tàn bạo nhất và đáng quên nhất trong lịch sử giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh.
Trận đấu giữa đội chủ nhà Chile và Italia cho đến nay vẫn được coi là trận bóng bạo lực nhất lịch sử, với tính chất không khác gì một cuộc chiến.
Khi trận đấu được phát lại trên truyền hình Anh, người dẫn chương trình khi đó đã cảnh báo: "Đây là trận đấu ngu ngốc, tàn bạo, xấu hổ và đáng quên nhất lịch sử bóng đá".
Tính chất bạo lực của trận đấu giữa Chile và Italia trong khuôn khổ World Cup khiến người ta nhớ đến ngày nay với tên gọi là "trận chiến Santiago".
Căng thẳng sau Thế chiến 2
Vào năm 1962, Thế chiến 2 đã trôi qua 17 năm nhưng những dư âm của nó thì vẫn khó có thể quên được trong tâm trí nhiều người dân trên thế giới.
Chính phủ Chile vào thời điểm đó theo thiên hướng cánh tả cực đoan, bảo vệ quyền lợi của thợ thuyền và người dân lao động.
Người dân của đất nước Nam Mỹ này có ấn tượng xấu với nước Italia từng theo chủ nghĩa phát xít dưới thời nhà độc tài Benito Mussolini. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người Chile ở thủ đô Santiago khi phải đối đầu với đội tuyển Italia.
Trận đấu World Cup 1962 nhuốm màu bạo lực nhất trong lịch sử.
Mâu thuẫn giữa còn bị đẩy cao vào năm 1960 khi Chile trải qua trận động đất tại Valvidia. Đây được coi là một trong những trận động đất mạnh nhất trong lịch sử quốc gia này. Trận động đất tàn phá cơ sở hạ tầng của Chile, khiến nước này gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị cho World Cup 1962.
Hai năm sau, hai nhà báo Italia là Antonio Ghirelli và Corrado Pizzinelli đến Chile đưa tin về World Cup 1962 nhưng không ngừng chê bai quá trình chuẩn bị của nước chủ nhà.
Họ viết rằng điện thoại không hoạt động, taxi gần như không có, điều kiện tác nghiệp hết sức nghèo nàn. Báo Chile đáp trả, cáo buộc người Italia nói chung đều là phát xít, dối trá còn các cầu thủ Italia lại dính líu đến bê bối doping, ma túy.
Hai nhà báo Ghirelli và Pizzinelli cuối cùng phải phải rời giải đấu trước ngày khai mạc vì không ngừng bị đe dọa đến tính mạng.
Căng thẳng leo thang khiến cảnh sát ở thủ đô Santiago được huy động để đảm bảo an ninh trên khắp con phố. Trước trận đấu, một cổ động viên Argentina bị các cổ động. Mâu thuẫn giữa viên người Chile đánh trọng thương vì bị nhầm lẫn là người Italia. Các nhóm cổ động viên Italia đến Chile cổ vũ cũng không ngần ngại đáp trả các cổ động viên chủ nhà.
Một vài cuộc đụng độ nhỏ xảy ra ngoài các quán rượu. Trên một bức tường gần sân vận động Nacional, có ghi dòng chữ: "Tiêu diệt lũ phát xít. Trong ngày diễn ra trận đấu, xe chở đội tuyển Italia được quân đội Chile hộ tống.
Trận chiến Santiago
Các cầu thủ thay vì đá bóng lại liên tục lao vào tấn công lẫn nhau.
Căng thẳng ngoài sân nhanh chóng lan vào trong sân cỏ chỉ sau 12 giây thi đấu. Cầu thủ hai đội lăn xả vào nhau như một trận chiến chứ không phải trận bóng đá.
Đến phút thứ 12, Giorgio Ferrini bên phía Italia nhận thẻ đỏ sau pha phạm lỗi với Honorino Landa. Cầu thủ Italia mãi không chịu rời sân cho tới khi có sự can thiệp của cảnh sát. Ít phút sau đó, Landa trả đũa một đồng đội của Ferrini bằng một cú đấm.
Tình hình trên sân ngày càng trở nên không thể kiểm soát với những tình huống chơi xấu của hai đội. Ở thời điểm đó, thẻ vàng chưa xuất hiện nên trọng tài Ken Aston chỉ còn biết xoa dịu những cái đầu nóng bằng những lời khuyên.
Vài phút sau, Leonel Sanchez, ngôi sao trụ cột của Chile tung một cú móc trái rất hiểm hóc vào hậu vệ đối phương nhưng không bị trọng tài phát hiện. Hậu vệ Mario David trả đũa bằng cách đá thẳng vào đầu sau khi kéo ngã Sanchez. Pha chơi xấu lộ liễu này khiến cầu thủ Italia nhận thẻ đỏ rời sân.
Các cầu thủ Italia càng trở nên tức giận khi bị đuổi tới 2 người mà phía chủ nhà Chile vẫn còn 11 người trên sân. Họ lao vào các cuộc ẩu đả với đội chủ nhà, trận đấu nát vụn trong sự bất lực của trọng tài người Anh. Trong hiệp 2, Leonel Sanchez lại trở thành tâm điểm khi đấm vỡ mũi của Humberto Maschio.
Đây được coi là một trong những trận đấu đáng quên nhất trong lịch sử World Cup.
Trên khán đài, CĐV của hai đội cũng không giữ được bình tĩnh. Màn mưa chai lọ được CĐV hai bên ném vào nhau cùng những lời chửi bới. Cảnh sát Chile không ít lần phải can thiệp trong khi ở dưới sân, đội tuyển Chile giành chiến thắng chung cuộc 2-0.
Nhiều quán bar, các công ty kinh doanh Chile khi đó tuyên bố cấm cửa người Italia sau trận đấu. Ngược lại, báo chí Italia không ngừng đăng tải bài viết cho rằng, đội tuyển nước này bị đối xử bất công.
Ken Aston, trọng tài điều khiển trận đấu không bao giờ quên được ký ức kinh hoàng. "Không khí khi đó không khác gì địa ngục, tất cả đều như phát điên và không thể kiểm soát tình hình".
"Các cầu thủ không quan tâm đến những gì tôi nói, họ lao vào nhau như kẻ thù. Nếu tiếp tục rút thẻ đỏ, trận đấu có thể bị vỡ vụn. Tôi thực sự cảm thấy bất lực" trọng tài Ken Aston nhớ lại.
Sau này, chính trọng tài Ken Aston là người đề xuất có thêm thẻ vàng để cảnh cáo các cầu thủ, với những pha phạm lỗi chưa đến mức phải rút thẻ đỏ.
Ý tưởng của ông được FIFA xem xét và chấp thuận. Tấm thẻ vàng từ đó ra đời và được chính thức áp dụng tại World Cup 1970 ở Mexico.
Theo Danviet
Thành phố đăng cai World Cup từng là chiến trường đẫm máu nhất lịch sử Đội tuyển Anh đã thi đấu trận đầu tiên tại vòng chung kết World Cup ở thành phố Volgograd, nơi từng là chiến trường đẫm máu nhất lịch sử thế giới. Trận đánh ở Stalingrad đã khiến 2 triệu người thương vong. Theo Daily Star, thành phố Volgograd trước đây được gọi là Stalingrad, nơi từng là chiến trường đẫm máu nhất lịch...