Trận tử thủ của Thủy quân lục chiến Mỹ trên đất Trung Quốc
Thủy quân lục chiến Mỹ đã cầm cự thành công suốt 55 ngày trước những đợt tấn công ồ ạt của quân nổi dậy và cả lính triều đình Trung Quốc.
Lính thủy quân lục chiến Mỹ trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Ảnh: US National Archieve
Cách đây đúng 116 năm, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đã lần đầu tiên đổ bộ lên lãnh thổ Trung Quốc và đã có những trận chiến quyết liệt trên vùng đất này, theo Military Times.
Ngày 31/5/1900, một lực lượng viễn chinh gồm 56 lính Thủy quân lục chiến Mỹ được triển khai đến Bắc Kinh của Trung Quốc để bảo vệ phái bộ ngoại giao Mỹ tại đây, trong bối cảnh phong trào nổi loạn Nghĩa Hòa Đoàn (Boxer Rebellion) đang hoành hành ở Trung Quốc và đe dọa những cơ sở của người phương Tây ở kinh đô.
Nghĩa Hòa Đoàn là một phong trào nổi dậy bạo lực tại Trung Quốc, kéo dài từ cuối năm 1899 đến tháng 9/1901, nhằm chống lại ảnh hưởng của các thế lực nước ngoài tại quốc gia này. Sau Chiến tranh Nha phiến, các nước phương Tây xâm nhập và lấn át mạnh mẽ triều đình Mãn Thanh, cộng với hạn hán nghiêm trọng và kinh tế suy sụp đã khiến nhiều người dân Trung Quốc nổi dậy dưới cờ của Nghĩa Hòa Đoàn, tấn công các lợi ích của phương Tây.
Trong năm 1899, các thành viên Nghĩa Hòa Đoàn phát động những cuộc tấn công bạo lực nhắm vào người nước ngoài và dân Trung Quốc theo Công giáo ở miền bắc nước này. Những chiến binh thắt khăn đỏ ở cổ tay xông vào các nhà thờ, bắt giữ, chặt đầu các nhà truyền giáo phương Tây rồi bêu thủ cấp ở nơi công cộng, sát hại hàng trăm người nước ngoài khác.
Trước sự bất lực của chính quyền Mãn Thanh, các nhà ngoại giao, thường dân phương Tây và các tín đồ Công giáo gốc Hoa phải rút lui tới khu tòa công sứ ở Bắc Kinh . Khi khu nhà này bị nghĩa quân bao vây, các nhà ngoại giao Mỹ phải gửi điện tín về nước cầu cứu.
Nhận được tín hiệu cầu cứu, hai chiến hạm Mỹ gần đó là Oregon và Newark lập tức cử hai đơn vị Thủy quân lục chiến hành quân gấp tới tòa công sứ, cùng với khoảng 350 lính ngoại quốc khác hình thành một vành đai phòng thủ bên ngoài khu nhà, sẵn sàng chờ đợi một cuộc tấn công ồ ạt của quân nổi dậy.
Từ đầu tháng 6/1900, quân nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn bắt đầu tấn công dữ dội vào khu tòa công sứ. Thủy quân lục chiến Mỹ cùng binh sĩ các nước khác cố gắng chống cự, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công. Hai tuần sau đó, Phó Đô đốc Edward Seymour của hải quân Anh tập hợp một lực lượng đa quốc gia khác, trong đó có 112 thủy quân lục chiến Mỹ, tìm cách tiến vào Bắc Kinh.
Triều đình Mãn Thanh coi cuộc hành quân của lực lượng này là một hành động gây chiến, và quân triều đình đã đứng về phe Nghĩa Hòa Đoàn, tham gia tấn công lực lượng phòng thủ phương Tây ở Bắc Kinh.
Trong trận chiến này, thủy quân lục chiến Mỹ và Đức trấn giữ vị trí trọng yếu nhất, đó là Tường thành Tartar cao hơn 13 mét ở mạn phía nam của tòa công sứ, nơi họ có thể quan sát rõ ràng tình hình trên chiến trường. Nghĩa Hòa Đoàn liên tục dùng đại bác và các loại hỏa lực cỡ nhỏ công phá vị trí này, đồng thời dựng lên một hệ thống chướng ngại vật ngày càng áp sát tường thành.
Quân nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn và quân triều đình cùng tấn công khu tòa công sứ của phương Tây ở Bắc Kinh. Ảnh: Wikimedia
Ngày 2/7, lực lượng phòng thủ của Đức bị đẩy lùi, và nghĩa quân Trung Quốc tiến lên chỉ cách tường thành vài mét. Để cứu vãn tình hình, Thủy quân lục chiến Mỹ quyết định mở cuộc phản công.
Video đang HOT
2 giờ sáng ngày hôm đó, dưới trời mưa tầm tã, đại úy John Twiggs Myers dẫn đầu lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ cùng một nhóm nhỏ binh sĩ Anh, Nga tấn công vào các vị trí của quân nổi dậy bên ngoài tường thành. Choáng váng vì bị tấn công bất ngờ, quân nổi dậy vỡ trận, hò nhau tháo chạy về chiến lũy cách đó vài trăm mét và không bao giờ dám tấn công tường thành nữa.
Trong suốt thời gian 55 ngày bị vây hãm, Thủy quân lục chiến Mỹ cùng quân đội các nước khác đã cố gắng cầm cự trước những cuộc tấn công liên tiếp của Nghĩa Hòa Đoàn và quân triều đình trong môi trường tác chiến đô thị chật hẹp. Đây là trận chiến tử thủ, bởi nếu họ thất bại, toàn bộ những người phương Tây trong khu tòa công sứ có nguy cơ bị tiêu diệt.
Trong lúc đó, một lực lượng quân tình nguyện với các binh sĩ Đức, Áo-Hung, Nhật Bản, Nga, Anh, Pháp, Italy và Mỹ được tập hợp thành Liên quân Giải cứu Trung Quốc, tiến vào Bắc Kinh để giải vây cho tòa công sứ.
Ngày 4/8, đội quân 18.000 người này bắt đầu chặng đường hành quân hơn 128 km từ Thiên Tân tới Bắc Kinh để thực hiện chiến dịch giải vây. Phải mất 10 ngày hành quân ròng rã, họ mới đến được tòa công sứ đang bị vây hãm. Quân nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn và cả quân đội triều đình Mãn Thanh đều bị lực lượng đa quốc gia hùng hậu này đánh bại, nhà Thanh buộc phải ký hiệp ước hòa bình vào tháng 9/1901 với những điều khoản bồi thường nặng nề.
Thủy quân lục chiến Mỹ bảo vệ Tường thành Tartar chống lại Nghĩa Hòa Đoàn. Ảnh: Wikimedia
Theo Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Mỹ, có tổng cộng 1.151 lính và 49 sĩ quan Thủy quân lục chiến đã tham gia vào chiến dịch phòng thủ này. Trong số đó, có 33 người được tặng Huân chương Danh dự, bao gồm binh nhì Harry Fisher, lính thủy quân lục chiến đầu tiên được truy tặng huân chương cao quý nhất của quân đội này.
Ba sĩ quan tham gia chỉ huy chiến dịch phòng thủ này sau đó đã trở thành những tướng lĩnh của Thủy quân lục chiến Mỹ, gồm các tướng William Biddle, Wendell Neville và Ben Fuller.
“Những người lính Mỹ bị vây hãm ở Bắc Kinh đã thể hiện được lòng dũng cảm, lòng trung thành và ái quốc của lực lượng Thủy quân lục chiến”, một nhóm nhà truyền giáo Mỹ đã viết như vậy về những người đã bảo vệ họ suốt 55 ngày ở khu tòa công sứ.
“Bằng lòng dũng cảm khi giữ vững được vị trí tưởng như không thể bảo vệ được trước kẻ thù đông hơn gấp bội, họ đã khiến tất cả người nước ngoài ở Bắc Kinh cảm kích, và họ xứng đáng là những người anh hùng của nước Mỹ”, các nhà truyền giáo nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Rờn rợn di tích trận "Mũi đất chết chóc" giữa Mỹ - Nhật
Trận chiến khốc liệt trên núi Umurbrogol cùng một số địa điểm khác thuộc đảo Peleliu với phát xít Nhật Bản trong Thế Chiến 2 khiến Mỹ mất trắng 1 vạn quân.
Cuộc chiến trên đảo Peleliu còn có mật danh là Chiến dịch Stalemate II, với những cuộc giao tranh khốc liệt nhất diễn ra trên núi Umurbrogol - còn gọi là "Mũi đất chết chóc" kéo dài từ tháng 9-12/1944 giữa Thủy quân lục chiến Mỹ và phát xít Nhật Bản. Hiện trên đảo Peleliu vẫn còn rất nhiều tàn tích của cuộc chiến này. Ảnh nòng pháo của phát xít Nhật còn sót lại trong rừng rậm, bị rêu phong bao phủ (Nguồn: Sina).
Đây là di tích trụ sở chỉ huy của quân đội phát xít Nhật trên hòn đảo. Đến nay trụ sở này đã bị tàn tạ và cây rừng bao phủ rậm rạp (Nguồn: Sina).
Nhiều nơi của hòn đảo vẫn còn vương vãi các mảnh lựu đạn (Nguồn: Sina).
Xe tăng phát xít Nhật bị phá hủy. Đây được cho là chiếc xe tăng tham gia trận chiến ở Peleliu ngay những ngày đầu (Nguồn: Sina).
Để phòng ngự ở đảo Peleliu, quân đội phát xít Nhật đã biến các hầm mỏ khai thác đá vôi thành công sự. Trong hang động được bố trí các pháo, súng máy và xe tăng. Ảnh xe tăng Sherman của Mỹ trên hang đá bị phá hủy ở Peleliu (Nguồn: Sina).
Cảnh hoang tàn vẫn còn hiện diện ở khu đảo Peleliu. Đây là một cuộc chiến đấm máu cho cả phía Mỹ và Nhật trong Thế chiến 2. Theo những số liệu thống kê cho thấy, lính Mỹ bị thiệt mạng tại đây lên tới 10 ngàn người (Nguồn: Sina).
Hòn đảo này cũng có tượng đài Trung đoàn Thủy quân lục chiến 1 của Mỹ. Tháng 9/1944 đơn vị này đổ bộ lên bãi biển phía Bắc đảo Peleliu. Nhưng đã bị thương vong nặng do bị lính Nhật bắn súng máy từ trên ngọn đồi san hô (Nguồn: Sina).
Để tưởng nhớ trận chiến này hiện nay khu vực đảo Peleliu đã trở thành một bảo tàng mở cho người dân vào thăm quan (Nguồn: Sina).
Con số thống kê cho thấy, có 10.695 lính Mỹ bị chết, 202 lính bị bắt. Điều này chứng tỏ quân lực phát xít Nhật tập trung cực kỳ mạnh ở Peleliu. Các nhà phân tích cho rằng, Peleliu với đỉnh Umurbrogol được xem là nơi đồn trú trung tâm trong kế hoạch của chỉ huy Nakagawa (Nguồn: Sina).
Những nấm mộ vô danh của binh sĩ Mỹ ở Peleliu (Nguồn: Sina).
Bãi biển cam của Peleliu, nơi từng là mũi tấn công của Trung đoàn số 5 và số 7 của Thủy quân lục chiến Mỹ (Nguồn: Sina).
Biển chỉ dẫn vị trí của những trận giao tranh đẫm máu nhất trên Peleliu (Nguồn: Sina).
Xe đổ bộ lội nước của Thủy quân lục chiến Mỹ còn sót lại ở Peleliu (Nguồn: Sina).
Thùng xe đã bị cây bao phủ (Nguồn: Sina).
Khu rừng âm u im lặng từng là nơi một đi không trở lại của bao người lính Mỹ và Nhật Bản (Nguồn: Sina).
Theo_Kiến Thức
Lính thủy quân lục chiến Mỹ nhận tội hiếp dâm một phụ nữ Nhật Bản Một lính thủy quân lục chiến Mỹ vừa nhận tội hiếp dâm một phụ nữ Nhật Bản 40 tuổi ở Okinawa vào hồi tháng 3. Vụ việc này tiếp tục khơi dậy làn sóng phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ trên hòn đảo này Lính tập sự Justin Castellanos, 24 tuổi, đóng quân tại căn cứ Camp Schwab trên đảo...