Trân trọng giá trị cội nguồn sự sống

Theo dõi VGT trên

Các kiến thức khoa học tới nay đều đã chứng minh nước là yếu tố quan trọng, là cội nguồn của sự sống trên Trái Đất, vì thế khi muốn tìm một hành tinh khác để sinh sống, con người bắt đầu truy tìm dấu vết của nước.

Tại sao con người nỗ lực đi tìm dấu vết của nước trên Sao Hỏa nhưng lại chưa thực sự nghiêm túc trân trọng “ nguồn vàng xanh dương” xuất hiện trên chính Trái Đất? Các kiến thức khoa học tới nay đều đã chứng minh nước là yếu tố quan trọng, là cội nguồn của sự sống trên Trái Đất, vì thế khi muốn tìm một hành tinh khác để sinh sống, con người bắt đầu truy tìm dấu vết của nước. Tuy nhiên, trước khi có thể chinh phục một hành tinh khác, có lẽ câu hỏi thực tiễn nhất mà cả thế giới cần trả lời chính là giá trị của nước trên Trái Đất là bao nhiêu? Làm sao để tránh cuộc khủng hoảng nước đang ngày càng trở nên nghiêm trọng trên chính hành tinh mà chúng ta sinh sống?

Trân trọng giá trị cội nguồn sự sống - Hình 1
Trẻ em lấy nước tại Hajjah, Yemen. Ảnh: AFP/TTXVN

Vai trò của nước là điều không thể phủ nhận bởi đó là nguồn tài nguyên thiết yếu nhất đối với sự sống trên Trái Đất. Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Audrey Azoulay khẳng định nước nên được coi là nguồn tài nguyên quý giá nhất, không chỉ cần thiết cho sự sinh tồn của loài người mà có vai trò vệ sinh, văn hóa và xã hội quan trọng. Thế nhưng trên thực tế, từ thành phố Cape Town ở Nam Phi tới Flint ở Michigan của Mỹ, từ vùng nông thôn ở phía Nam sa mạc Sahara châu Phi xa xôi tới các siêu đô thị ở châu Á, nơi đâu cũng chứng kiến cảnh khủng hoảng nước. Nước để uống, nấu ăn, tắm giặt, rửa tay hay trồng cây nuôi sống con người, nhưng con người đang sử dụng nước mà không nhận thức được đúng giá trị của nguồn tài nguyên quý giá này.

Hậu quả là chính loài người đã tạo ra cuộc khủng hoảng nước đang hiện hữu và ngày càng nghiêm trọng. Theo LHQ, trên thế giới, cứ 10 người lại có 4 người không có đủ nước sạch để uống. Tính đến năm 2050, hơn một nửa dân số toàn cầu sẽ đối mặt với áp lực thiếu nước và tình trạng này chắc chắn sẽ nghiêm trọng hơn khi nhu cầu sử dụng vượt mọi giới hạn nguồn cung cấp nước sẵn có. Hơn 2 tỷ người (tương đương khoảng 1/3 dân số toàn cầu) hiện gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn nước uống đảm bảo và ước tính khoảng 4 tỷ người sống ở các khu vực xảy ra tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng ít nhất 1 tháng/năm. Đến năm 2050, ít nhất 1 trong 4 người trên thế giới sẽ sinh sống tại một quốc gia liên tục rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt.

Đáng lo ngại hơn với thế hệ tương lai khi cứ 5 trẻ em trên toàn cầu lại có 1 trẻ không có đủ nước để đáp ứng những nhu cầu sử dụng hằng ngày và trẻ em tại hơn 80 quốc gia đang sống tại những khu vực không có nguồn cung nước ổn định, phụ thuộc vào nước bề mặt và những nguồn nước không sạch hoặc phải cần ít nhất 30 phút di chuyển mới có thể lấy được nước. Phía Đông và phía Nam châu Phi là những khu vực có tỷ lệ trẻ em phải sinh sống trong những vùng thiếu thốn nước sạch nhất, với khoảng 58% trẻ em gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn nước mỗi ngày. Trung bình, phụ nữ ở vùng nông thôn châu Phi phải đi bộ 6km/ngày để lấy được nước sử dụng.

Video đang HOT

Nước không chỉ để uống mà còn có vai trò quan trọng trong duy trì vệ sinh, đặc biệt để rửa tay sát khuẩn và giữ gìn vệ sinh cá nhân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lây lan nhanh và khó kiểm soát. Tuy nhiên, cứ 5 người trên thế giới thì 2 người không có đủ điều kiện rửa tay với nước và xà phòng tại nhà, gần 3/4 trong số đó sinh sống tại các quốc gia nghèo nhất thế giới. Khoảng hơn 4 tỷ dân trên thế giới sống trong tình trạng không đủ cơ sở vệ sinh an toàn.

Trân trọng giá trị cội nguồn sự sống - Hình 2
Trẻ em Palestine xếp hàng chờ lấy nước tại Khan Yunis, phía nam Dải Gaza. Ảnh: AFP/TTXVN

Chuyên gia David Boyd, báo cáo viên đặc biệt của LHQ, nhận định việc con người sử dụng nước vô độ, ô nhiễm nước và suy thoái hệ sinh thái đại dương đang tiếp diễn theo chiều hướng ngày càng xấu đi vì áp lực tăng dân số, kinh tế, tình trạng khẩn cấp khí hậu, việc sử dụng nước không hợp lý và thiếu quy hoạch. Tình trạng ô nhiễm nước, khan hiếm nước, các thảm họa thiên nhiên liên quan tới nước và suy thoái hệ sinh thái nước ngọt có tác hại lớn tới hầu hết các quyền của con người, từ quyền được sống, được chăm sóc y tế, được phát triển… Có tới 3/4 số thảm họa xảy ra trong 20 năm qua liên quan tới nước, như lũ lụt, sạt lở đất và các hình thái thời tiết khắc nghiệt khác và hậu quả của những thảm họa này thì con người vẫn khắc phục tới nay chưa hết.

Trong báo cáo phát triển nước thế giới 2021, LHQ chỉ ra rằng một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do con người chưa đánh giá đúng giá trị của nước. Theo ông Gilbert F. Houngbo, Chủ tịch Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế, có rất nhiều vấn đề mà con người phải đối mặt phát sinh chỉ vì chưa đánh giá đúng giá trị của nước và hầu như nước không được coi là có giá trị. Các chính phủ chưa chỉ rõ giá trị của nước, cho rằng tài nguyên nước là vô tận dẫn tới lãng phí tràn lan, thiếu nước, người nghèo phải trả giá cao hơn khi sử dụng nước so với người giàu…. Chuyên gia Richard Connor, chủ biên báo cáo phát triển nước của LHQ, cho rằng chừng nào thế giới chưa xác định đúng giá trị của nước thì chúng ta sẽ không thể đạt mục tiêu phát triển bền vững. Tình trạng lãng phí nước xảy ra ngày càng nghiêm trọng, cùng với khí hậu biến đổi và dân số tăng, càng khiến áp lực với nguồn nước trở nên nặng nề hơn.

Ngày Nước thế giới 22/3 năm nay, LHQ đã lựa chọn “Giá trị của của nước” làm chủ đề chính, tập trung vào tôn vinh giá trị của nước và nâng cao nhận thức cộng đồng về cuộc khủng hoảng nước toàn cầu, với trọng tâm cốt lõi là thúc đẩy các hành động để đạt được Mục tiêu Phát triển bền vững số 6: Nước và vệ sinh cho tất cả mọi người vào năm 2030. Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2021 nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng, giá trị của tài nguyên nước về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội; tăng cường các giải pháp hiệu quả bảo vệ nguồn nước trước áp lực của các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội và biến đổi khí hậu.

Theo chuyên gia David Boyd, để giải quyết cuộc khủng hoảng này, các nước cần thực hiện đánh giá tình trạng sử dụng nước, triển khai sáng kiến lập bản đồ sử dụng nước, triển khai và thực thi các luật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến nước và thường xuyên theo dõi đánh giá quá trình thực hiện. Điều quan trọng nhất, cộng đồng quốc tế cần nhận thức nước là một nguồn tài nguyên hữu hạn.

Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó tài nguyên nước sẽ chịu những ảnh hưởng lớn nhất và sớm nhất do những diễn biến bất thường về lượng mưa và nước biển dâng, tập trung mạnh nhất ở hai khu vực sản xuất lúa gạo và thủy sản chủ yếu của cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Hiện tượng này đã xuất hiện rõ trong những năm gần đây và đã ảnh hưởng gay gắt đến nguồn nước của Việt Nam, điển hình là hiện tượng hạn hán, thiếu nước trên các lưu vực sông.

Trân trọng giá trị cội nguồn sự sống - Hình 3
Ruộng lúa bị thiệt hại do thiếu nước ngọt và mặn xâm nhập tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức

Bên cạnh đó, tài nguyên nước của Việt Nam tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững như phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngoại sinh (chiếm khoảng 63% tổng lượng nước trung bình hằng năm của hệ thống sông); nguồn nước phân bố không đều theo không gian và thời gian; chịu tác động của các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Đứng trước những thách thức nêu trên, chính phủ đã ban hành nhiều quy định nhằm quản lý, sử dụng tiết kiệm hiệu quả bền vững tài nguyên nước.

Chủ tịch ĐHĐ LHQ khóa 75 Volkan Bozkir thẳng thắn chia sẻ rằng trong một xã hội không thiếu những tiến bộ và đột phá khoa học kỹ thuật, việc để hàng tỷ người trên thế giới sống mà không có nước sạch để uống, hoặc thiếu những điều kiện cơ bản nhất chỉ để rửa tay, là một thất bại về mặt đạo đức. Ông cảnh báo điều này chắc chắn sẽ gây hậu quả nhân đạo nghiêm trọng. Thế giới không tiếc hàng trăm tỷ USD mỗi năm và rất nhiều nỗ lực cho công cuộc chinh phục sao Hỏa hay phát triển rất nhiều công nghệ hiện đại và tiên tiến. Những khoản đầu tư đó đã mang lại những trải nghiệm tuyệt vời và góp phần giúp cuộc sống của con người thêm thú vị và tiện nghi.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, rất gần gũi và không quá khó tưởng tượng, cũng với khoản tiền khoảng 114 tỷ USD/năm cho 140 quốc gia thu nhập trung bình và thấp, thế giới sẽ chạm tay tới mục tiêu đảm bảo quyền tiếp cận nước uống sạch trên toàn cầu. Ước tính, 1 USD đầu tư cho nước sạch sẽ sinh ra những lợi ích có giá trị tương đương là 4,3 USD, đó là chưa kể những lợi ích kinh tế, xã hội và y tế không thể đong đếm hết mà việc có nước sạch sử dụng mang lại. Từ đó, có thể khẳng định rằng việc nhận thức đúng giá trị và đầu tư hợp lý cả về vật chất và tinh thần cho bảo vệ và quản lý sử dụng tài nguyên nước là khoản đầu tư tốt nhất mà con người nên và có thể chủ động thực hiện vì cuộc sống hiện tại và vì thế hệ tương lai.

Cảnh báo nguy cơ châu Âu chìm trong bụi từ sa mạc Sahara

Ngày 19/2, Cơ quan Giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) của Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo bụi và cát từ sa mạc Sahara sẽ một lần nữa phủ kín các bầu trời của châu Âu trong tuần này, ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí.

Cảnh báo nguy cơ châu Âu chìm trong bụi từ sa mạc Sahara - Hình 1
Quang cảnh sa mạc Sahara. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Dự báo CAMS cho thấy những đám mây cát và bụi của Sahara sẽ bay đến khu vực Nam Âu vào cuối tuần này và trong tuần tới, có thể bao phủ tới tận những nước Bắc Âu như Na Uy.

Nhà khoa học cấp cao của CAMS, ông Mark Parrington cho biết cũng như hiện tượng tương tự hồi đầu tháng 2, hạt bụi sẽ to đến mức có thể nhìn thấy được bằng mắt thường trên bầu trời khắp châu lục. Bụi sẽ tạo ra những bầu trời màu đỏ, hạn chế tầm nhìn hoặc làm bẩn ô tô và cửa sổ.

Giới chuyên gia hiện chưa thể dự đoán tác động của hiện tượng này sẽ lớn tới mức nào. Tuy nhiên, ông Parrington cho biết có thể mật độ bụi cao sẽ ảnh hưởng tới chất lượng không khí và gây một số tác động lên sức khỏe con người.

Theo CAMS, đầu tháng 2, một đám mây bụi đã phủ kín bầu trời ở nhiều nước Tây Âu, gây ra mật độ hạt bụi cao "gấp hàng trăm lần" so với bình thường.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sởTổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở
08:42:23 21/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?
17:26:38 20/01/2025

Tin đang nóng

Tai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCMTai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCM
09:15:42 22/01/2025
Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổiMỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi
05:59:45 22/01/2025
Chúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổiChúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổi
05:58:51 22/01/2025
Giáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nóiGiáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nói
08:37:56 22/01/2025
Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!
08:27:54 22/01/2025
Hòa Minzy nói gì trước thông tin đưa Văn Toàn cùng về quê ăn Tết?Hòa Minzy nói gì trước thông tin đưa Văn Toàn cùng về quê ăn Tết?
07:56:26 22/01/2025
Bố bàn chuyện thừa kế, tôi từ chối nhận tài sản, chỉ van xin bố đừng làm trái lời thề với mẹ trước lúc bà mấtBố bàn chuyện thừa kế, tôi từ chối nhận tài sản, chỉ van xin bố đừng làm trái lời thề với mẹ trước lúc bà mất
09:27:42 22/01/2025
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâuCách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu
06:43:02 22/01/2025

Tin mới nhất

5 loại quả tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

5 loại quả tốt cho người bị máu nhiễm mỡ

10:54:02 22/01/2025
Sơn tra chủ yếu chứa crataegic acid, citric acid, lipolytic acid, vitamin C, flavonoids, carbohydrates và proteins. Chúng có tác dụng giãn mạch, cải thiện vi tuần hoàn, hạ huyết áp, làm tăng quá trình bài tiết cholesterol từ đó làm giảm...
Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

08:41:59 22/01/2025
Thượng viện Mỹ phê chuẩn Ngoại trưởng Marco Rubio, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh.
Ông Trump ân xá 1.500 người trong vụ bạo loạn Điện Capitol

Ông Trump ân xá 1.500 người trong vụ bạo loạn Điện Capitol

08:34:30 22/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 đã ký lệnh ân xá cho khoảng 1.500 người tham gia vụ bạo loạn ngày 6.1.2021 tại Điện Capitol.
Những vấn đề nóng không được ông Trump nhắc đến trong diễn văn nhậm chức

Những vấn đề nóng không được ông Trump nhắc đến trong diễn văn nhậm chức

08:29:46 22/01/2025
Xung đột tại Ukraine, thuế quan và quyền phá thai nằm trong số những vấn đề không được Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đến trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20.1.
Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới

Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới

08:02:31 22/01/2025
Hãng AFP ngày 21.1 đưa tin Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức mà ông nhiều lần chỉ trích về việc đối phó đại dịch Covid-19.
Panama bác bỏ phát biểu của ông Trump, tuyên bố giữ kênh đào

Panama bác bỏ phát biểu của ông Trump, tuyên bố giữ kênh đào

07:48:47 22/01/2025
Trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa tuyên bố Washington sẽ giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama.
Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

07:20:34 22/01/2025
Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?

Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?

07:16:59 22/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một số sắc lệnh hành pháp và hủy vài lệnh của chính quyền trước ngay sau khi nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 47 của nước này.
Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hội đàm trực tuyến

Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hội đàm trực tuyến

05:38:36 22/01/2025
Nhà lãnh đạo Nga cũng bày tỏ vui mừng đã gặp lại nhà lãnh đạo Trung Quốc hồi tháng 10 tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan (Nga).
Hỏa hoạn ở khách sạn nghỉ dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ, 66 người thiệt mạng

Hỏa hoạn ở khách sạn nghỉ dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ, 66 người thiệt mạng

22:23:34 21/01/2025
Ít nhất 66 người thiệt mạng và 51 người bị thương khi hỏa hoạn bùng lên tại một khách sạn nghỉ dưỡng trượt tuyết ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?

Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?

22:07:32 21/01/2025
Các nhà lãnh đạo của nhiều nước và một số tổ chức đã có phản ứng sau khi ông Donald Trump nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ.
Thời tiết lưỡng cực đe dọa Mỹ

Thời tiết lưỡng cực đe dọa Mỹ

21:50:09 21/01/2025
Nước Mỹ đang trải qua tình trạng thời tiết lưỡng cực, với một bên là giá rét sâu dưới âm độ C, còn một bên tiếp tục cháy rừng.

Có thể bạn quan tâm

Lật tẩy đối tượng giả danh công an tham gia giao thông

Lật tẩy đối tượng giả danh công an tham gia giao thông

Pháp luật

12:03:24 22/01/2025
Ngày 22/1, Công an huyện Đak Pơ cho biết, lực lượng chức năng phát hiện 1 trường hợp mặc trang phục giả danh công an nhân dân, điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Càng sát Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, 3 con giáp này càng đón nhận nhiều tài lộc và thăng hoa trong sự nghiệp

Càng sát Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, 3 con giáp này càng đón nhận nhiều tài lộc và thăng hoa trong sự nghiệp

Trắc nghiệm

12:02:59 22/01/2025
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, 3 con giáp này càng sát Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 càng đón nhận nhiều tin vui về sự nghiệp và tài lộc.
Cách chọn và dùng kem dưỡng da an toàn

Cách chọn và dùng kem dưỡng da an toàn

Làm đẹp

11:14:50 22/01/2025
Trước khi sử dụng nên thử phản ứng dị ứng, đặc biệt đối với người có làn da nhạy cảm. Lấy một chút kem dưỡng da thoa thử lên cổ tay, để trong 10 phút, nếu an toàn hãy sử dụng tiếp.
Hoa hậu Kỳ Duyên lại đáp trả

Hoa hậu Kỳ Duyên lại đáp trả

Sao việt

11:14:22 22/01/2025
Màn đáp trả của Kỳ Duyên được nhận xét là không quá nóng nảy mà đơn giản chỉ là một câu hỏi ngược lại đầy thắc mắc.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong khám, chữa bệnh

Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong khám, chữa bệnh

Sức khỏe

10:52:21 22/01/2025
Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán cháu Hưng bị suy hô hấp, nhiễm khuẩn nặng, thiếu máu, rối loạn đông máu, tiên lượng rất xấu, có thể tử vong.
Bùi Công Nam "bao vây" khán giả dịp cận Tết: Flex nhẹ thứ đang khiến nhà nhà "phát cuồng"

Bùi Công Nam "bao vây" khán giả dịp cận Tết: Flex nhẹ thứ đang khiến nhà nhà "phát cuồng"

Nhạc việt

10:44:19 22/01/2025
Mới đây, trên trang cá nhân của mình, Bùi Công Nam dí dỏm flex nhẹ list nhạc Xuân đang khiến dân tình phát cuồng trong những ngày cận tết Ất Tỵ.
'Tiểu tam' trong Chúng ta của 8 năm sau 'lột xác' trong phim Tết

'Tiểu tam' trong Chúng ta của 8 năm sau 'lột xác' trong phim Tết

Phim việt

10:43:16 22/01/2025
Trong phim Tết Hẹn ước ngày xuân , Cù Thị Trà từng đóng vai tiểu tam trong Chúng ta của 8 năm sau , sẽ kết đôi cùng diễn viên Thuận Nguyễn.
Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc

Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc

Sao thể thao

10:22:42 22/01/2025
Một cầu thủ đã cáo buộc siêu sao Lionel Messi thiếu chuyên nghiệp và phép lịch sự với màn ăn mừng kỳ quặc trong trận đấu của Inter Miami.
Gia đình 3 đời làm nghề "đổi rác thành tiền" giữa trung tâm Hà Nội, kiếm 50-100 triệu mỗi tháng

Gia đình 3 đời làm nghề "đổi rác thành tiền" giữa trung tâm Hà Nội, kiếm 50-100 triệu mỗi tháng

Netizen

09:53:52 22/01/2025
Nhắc đến nghề đồng nát, bất kỳ ai cũng văng vẳng đâu đây những âm thanh quen thuộc như trên. Tiếng rao vang vọng từ nông thôn đến thành thị, và giữa lòng Hà Nội đôi khi cũng vang lên âm thanh mộc mạc ấy.
Tam Quốc Chí ra mắt phiên bản Lâu Lan Chiến: Bí ẩn vùng cát vàng và cuộc chiến của những nhà cầm quân tài ba

Tam Quốc Chí ra mắt phiên bản Lâu Lan Chiến: Bí ẩn vùng cát vàng và cuộc chiến của những nhà cầm quân tài ba

Mọt game

09:36:45 22/01/2025
Vào ngày 22/01 tới đây, Tam Quốc Chí Online sẽ chính thức ra mắt phiên bản 20 Lâu Lan Chiến, mở ra một thế giới mới đầy hấp dẫn với vô vàn tính năng đặc sắc
Nửa đêm con sốt, tôi lay chồng dậy nhờ pha thuốc, nào ngờ lại sốc nặng trước hành động của anh

Nửa đêm con sốt, tôi lay chồng dậy nhờ pha thuốc, nào ngờ lại sốc nặng trước hành động của anh

Góc tâm tình

09:22:41 22/01/2025
Tôi đã tin tưởng và làm theo yêu cầu nghỉ việc của chồng. Rồi bây giờ, tôi mới sáng mắt ra. Tôi sinh đôi 2 bé nên việc mang thai và chăm con cũng vất vả gấp đôi những người phụ nữ khác.