“Trằn trọc cả đêm khi viết đề nghị Chủ tịch HN đối thoại với dân Đồng Tâm”
“Khi biết tôi có ý định viết facebook cá nhân đề nghị Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đối thoại với người dân ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, vợ tôi có băn khoăn và can ngăn. Nhưng với vai trò là đại biểu Quốc hội, tôi không thể không lên tiếng”, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội – cho biết.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.
Sáng nay (19.4), trên facebook cá nhân của ĐBQH Lê Thanh Vân đã bày tỏ những dòng chính kiến xung quanh vụ việc nóng bỏng xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Ngoài những dòng viết trên facebook, đại biểu Vân còn có thêm những chia sẻ với báo chí vào chiều 19.4.
Sự việc này xảy ra ở xã Đồng Tâm được cho là khá nhạy cảm, có rất ít người có trọng trách cũng như đại biểu Quốc hội lên tiếng bày tỏ chính kiến, điều gì đã thôi thúc ông lên tiếng, thưa ông?
- Điều mà tôi suy nghĩ đó là mình là ĐBQH, không chỉ là ĐB cho đơn vị bầu ra mình mà còn là ĐB của cả nước, đại diện cho tiếng nói của cử tri, cho lợi ích chung của cả nước. Tôi cũng băn khoăn khi chưa có ĐBQH của Đoàn Hà Nội lên tiếng về vụ việc này, vậy bản thân mình có lên nói hay không. Cuối cùng tôi đã lên tiếng.
Một lối vào xã Đồng Tâm bị đổ chướng ngại vật chặn đường từ tỉnh lộ 429 đi vào.
Tôi suy nghĩ, trước hết vụ việc này cần phải có cách thức giải quyết thế nào và việc đối thoại với dân là việc cần phải làm. Chỉ có đối thoại mới mang đến hình ảnh của chính quyền công khai minh bạch và gần dân.
Qua đối thoại mới thấy rõ được nhiều vấn đề, mới xem lại được chủ trương chính sách của Nhà nước đã hợp lòng dân chưa, cách thức điều hành quản lý của Nhà nước đã đúng tâm lý, đúng với mong chờ của người dân chưa, để xem xét sửa đổi.
Cái gì người dân phản ứng chưa đúng thì nhân dịp này trao đổi để cho dân biết cặn kẽ, không làm cho các mâu thuẫn trầm trọng hơn.
Chính điều đấy thôi thúc tôi lên tiếng và đặt ra hàng loạt câu hỏi.
Video đang HOT
Tại sao ông lại chọn cách lên tiếng trên trang facebook cá nhân của mình mà không chọn cách khác để lên tiếng, thưa ông?
- Trước hết tôi muốn chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè, công chúng. Tôi đăng lên facebook nói một cách nghiêm túc và mang tính xây dựng.
Khi biết tôi có ý định viết facebook cá nhân đề nghị Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đối thoại với người dân Đồng Tâm, Mỹ Đức, vợ tôi có băn khoăn và can ngăn. Nhưng với vai trò là ĐBQH tôi không thể không lên tiếng.
Theo dõi vụ việc ở xảy ra ở Đồng Tâm, ông có suy nghĩ gì về cách giải quyết của chính quyền địa phương?
- Khi vụ việc này xảy ra, tôi thật sự thấy buồn và lo lắng. Vì mấy năm trước đã từng diễn ra sự việc tương tự, lẽ ra chúng ta phải có bài học rút ra từ những sự kiện ấy để có ứng xử thích hợp. Nếu làm được điều đó chắc chắn không có vụ việc như ở Đồng Tâm, Mỹ Đức.
Tôi suy nghĩ mãi và đã đặt ra nhiều câu hỏi, rõ ràng ở đây có mấy vấn đề.
Một là sự việc diễn ra từ lâu, từ khi quy hoạch sân bay nhưng nhiều năm không sử dụng. Việc chuyển giao đã diễn ra rất nhiều lần trong khi ranh giới giữa đất quy hoạch sân bay với đất nông nghiệp đã không được xử lý triệt để.
Hai là việc đội ngũ cán bộ chủ chốt ở xã có những sai phạm đã bị khởi tố như thông báo của cơ quan công an. Ở đây rõ ràng có chuyện không gương mẫu của cán bộ, lợi dụng chính sách đất đai để trục lợi. Người dân thấy vậy họ cũng muốn giành lại đất, mâu thuẫn bắt đầu từ đấy.
Như ông đã nói, việc đối thoại giữa chính quyền và người dân là cách thức giải quyết căng thẳng tốt nhất hiện nay?
- Vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức chưa thể minh định đâu là sai, đâu là đúng. Dựa trên thông báo của Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.Hà Nội, chúng ta thấy được bối cảnh chung quá trình quy hoạch, chuyển giao đất, ranh giới giữa vùng quy hoạch với vùng liền kề. Như Ban Tuyên giáo nói là có vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng đất đai.
Bài toán ở đây là chính quyền phải vào cuộc, cấp cơ sở, cấp huyện đã không giải quyết được thì phải cấp thành phố. Chủ tịch UBND các cấp phải là người nắm chắc pháp luật, tường minh chủ trương, theo thẩm quyền phải giải quyết ngay tại chỗ sẽ tháo ngòi ngay từ khi mới chớm, sẽ không dẫn đến tình trạng bức xúc như vậy.
Khi tôi lên tiếng đề nghị Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đối thoại với dân, tôi nghĩ đây cũng là nguyện vọng chính đáng của người dân.
Xin cảm ơn ông.
Theo Danviet
Thông tin mới nhất về vụ gây rối trật tự ở huyện Mỹ Đức
Lãnh đạo Công an TP.Hà Nội đã thông tin về sự việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) tại Hội nghị giao ban báo chí sáng nay (18.4).
Cụ thể, Thiếu tướng Bạch Thành Định - Phó Giám đốc Công an TP .Hà Nội - cho biết, thời gian qua trên địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất quốc phòng, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật.
Theo đó, năm 1980, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã: Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (Chương Mỹ) và Đồng Tâm (Mỹ Đức).
Tháng 10.2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng Phòng không Không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân cho Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng) với các mốc giới không thay đổi. Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50,03ha đất do Quân chủng Phòng không Không quân quản lý cho Viettel tiếp nhận quản lý, sử dụng vào công trình quốc phòng A1 (trong đó gồm 46ha đất thuộc xã Đồng Tâm).
Trong khi đó, một số người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức đã lấn chiếm đất canh tác, xây dựng công trình trên diện tích này.
Cơ quan chức năng Hà Nội cũng khẳng định do có sự buông lỏng của chính quyền địa phương, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng trên đất quốc phòng nên người dân xã Đồng Tâm đã có đơn thư khiếu nại gửi lên các cấp.
Trong đơn có 48 nội dung khiếu tố các cá nhân và chính quyền các cấp, gồm 25 nội dung có cơ sở, 23 nội dung không có cơ sở.
Sau đó, huyện Mỹ Đức đã giải quyết khẩn trương, nhưng còn nhiều nội dung chưa được đồng thuận. Thành phố đã giải quyết 15 nội dung công dân còn chưa đồng thuận.
Các cán bộ sai phạm trong quản lý đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức cũng đã bị xử lý. Cụ thể, khai trừ Đảng 8 đảng viên, cách chức 1, cảnh cáo 1, khiển trách 5 (nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch, phó chủ tịch xã, nguyên trưởng công an xã), khởi tố vụ án và khởi tố 3 bị can, bắt tạm giam 2 bị can (nguyên chủ tịch xã, nguyên cán bộ địa chính xã), cho tại ngoại nguyên bí thư xã do lý do sức khỏe.
Từ tháng 2.2017 khi Viettel tổ chức triển khai thi công dự án, số công dân khiếu nại và gây mất trật tự ngày càng phức tạp. Cuối tháng 2.2017, công dân khiếu kiện đã vận động người dân trên địa bàn tổ chức ngăn cản, nhổ biển báo "Khu vực quân sự", đưa máy móc nông nghiệp vào khu vực cày bừa, canh tác tại khu vực Đồng Sênh...
Nhiều hoạt động vi phạm cũng được thực hiện như dựng trái phép 1 túp lều, đổ đá mạt làm đường, cắm cờ dọc đường, căng băng rôn với nội dung "Đất từ đây trở xuống là đất nông nghiệp xã Đồng Tâm", sử dụng loa phóng thanh tuyên truyền nhiều nội dung trái phép, kích động về đất quốc phòng, tụ tập đông người kéo lên trụ sở UBND xã để phản ứng chính quyền, cắt loa phóng thanh xã, buộc con em nghỉ học...
Trên cơ sở này, Công an TP.Hà Nội, Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã phối hợp các đơn vị liên quan, thu thập tài liệu, củng cố hồ sơ chứng cứ.
Ngày 30.3.2017, Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án "Gây rối trật tự công cộng" theo Điều 245, Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án "Chống người thi hành công vụ" theo Điều 257 và vụ án "Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai" theo Điều 173 của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Công an TP.Hà Nội đã 3 lần triệu tập công dân có liên quan nhưng không chấp hành, mà tiếp tục tổ chức các hành vi chống đối.
Ngày 15.4, Công an TP.Hà Nội đã bắt 4 đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng. Ngay sau đó, một số người dân xã Đồng Tâm đã tập trung đông người bao vây, không cho xe của các lực lượng ra khỏi xã Đồng Tâm, đập phá 5 xe gồm 1 xe chở quân, 3 xe Innova, 1 xe cứu thương, giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ công an Hà Nội tại Nhà văn hóa thôn Hoành.
Một lối vào xã Đồng Tâm bị đổ chướng ngại vật chặn đường từ tỉnh lộ 429 đi vào.
Công an TP.Hà Nội cho biết, số người cầm đầu tăng cường thêm lực lượng, chuẩn bị gậy gộc, xẻng, xăng sẵn sàng chống trả khi lực lượng chức năng tổ chức phương án giải cứu cán bộ bị bắt giữ.
Lãnh đạo TP đã trực tiếp tuyên truyền với số người cầm đầu, quá khích, TP cũng tổ chức 2 tổ công tác trực tiếp xuống địa bàn tuyên truyền, vận động quần chúng, nhưng một số đối tượng không hợp tác, ném đá, cát sỏi vào làm một số cán bộ, chiến sĩ công an bị thương.
Theo Thiếu tướng Bạch Thành Định, đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh, không để ảnh hưởng đến tư tưởng cán bộ, nhân dân Mỹ Đức cũng như người dân Hà Nội. Hiện nay các cơ quan chức năng đang tiếp tục giải quyết và triển khai các biện pháp ổn định tình hình an ninh trật tự ở xã Đồng Tâm.
Tính đến nay, theo cơ quan chức năng của Hà Nội, người dân Đồng Tâm đã thả 18 người trong tổng số 38 người bị bắt giữ trái phép. Các cơ quan chức năng cũng đã cho tại ngoại đối với 4 công dân ở Đồng Tâm, đã bị khởi tố, bắt giữ về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Đại diện TP.Hà Nội khẳng định, 4 công dân kể trên được tại ngoại do đã nhận thức được hành vi sai trái của mình nên được thay đổi biện pháp ngăn chặn.
Theo Danviet
Hà Nội kêu gọi người dân xã Đồng Tâm thả cán bộ bị giữ trái phép Trong thông cáo báo chí vừa phát đi chiều nay, Thành ủy, UBND TP Hà Nội cho biết: Thời gian gần đây, tại địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã xảy ra tình trạng vi phạm trên đất quốc phòng. Mặc dù các cơ quan chức năng của TP đã áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động..., nhưng tình...