Trăn trở của đàn ông luôn là sự thành công, còn phụ nữ lại là tuổi trẻ…
Cho nên điều quan trọng nhất vẫn nên là thấu hiểu và đồng cảm cho nhau!
Có một dạo mà tôi bị khủng bố về chuyện lấy chồng kinh khủng. Không phải là vì tôi ế ẩm tới mức không một ai thèm ngó ngàng tới, mà bởi vì tôi đã có người yêu – và vẫn đang yêu người đó bằng một câu chuyện tình rất đẹp đấy thôi. Nhưng người ngoài cuộc lại không ngừng lo lắng cho chúng tôi. Ai nấy cũng bủa vây bằng những câu hỏi về chuyện bao giờ thì cho ăn cỗ, bao giờ hai đứa mới về chung một nhà… Những câu hỏi quan tâm cứ lặp đi lặp lại ngày càng nhiều, từ ngày này sang tháng nọ, cho đến lúc chúng tôi mắc mệt vẫn chưa thôi…
Chuyện cưới xin, giá như đừng ép uổng, thì sẽ vui hơn nhiều chứ?
Anh người yêu hơn tôi một tuổi, chúng tôi bây giờ đều là những cá thể độc lập, kiếm được bao nhiêu tiền thì tiêu bấy nhiêu. Vậy mà có những tháng còn “âm vô cực”, cho nên chẳng đứa nào dám ỏ ê đến chuyện sẽ cưới đứa nào. Nghĩ mà xem, đến thân mình còn chưa tự nuôi nổi, thì dám đèo bồng thêm ai? Mà cưới nhau về, không có thêm thành viên mới, lại miệng đời dèm pha dị nghị, mệt lắm chứ đùa!
Cho nên chúng tôi đều thống nhất với nhau rằng, đợi anh ấy thêm một khoảng thời gian nữa, cho đến khi kinh tế đủ vững, ít nhất thì cũng có chút vốn liếng để tự tin đèo bồng thêm hai nhân khẩu, thì chúng tôi mới về chung một nhà. Người trong cuộc là chúng tôi vẫn thấy đó là một bài toán dù khó, nhưng cũng đã tìm được đáp án cả rồi. Nhưng người ngoài cuộc thì không.
Người ta bắt đầu e ngại rằng chuyện cưới xin nếu cứ để dài dai dẳng thì người thiệt thòi mãi mãi là người phụ nữ. Người ta cũng bắt đầu e ngại rằng khi có chút thành tựu, đàn ông dễ dàng quên đi bóng hồng đã hy sinh những năm tháng thanh xuân tươi đẹp của mình để khiêm nhường lặng lẽ chờ đợi anh ta. Người ta e ngại nhiều thứ lắm, mà toàn là những chuyện đúng thôi. Cho nên tôi không thể cự cãi, lại càng không thể biện minh. Giữa tình yêu của chúng tôi lúc bấy giờ, chỉ gói gọn trong hai câu hội thoại nhỏ:
“Em có quyết chờ anh không?”
Video đang HOT
“Em chờ anh.”
“Em có tin anh không?”
“Em tin anh.”
Vậy là xong, tôi bán đức tin của mình cho mây trời không đắt lắm, cứ hồn nhiên tin và yêu, cho tới tận bây giờ…
Bằng tuổi tôi, cũng có nhan nhản những câu chuyện tình yêu khác tương tự. Khi mà một cô gái yêu một người đàn ông không lớn hơn mình nhiều tuổi, đồng nghĩa với việc cô ấy phải chọn lựa ở bên cạnh và chờ đợi cho người đàn ông ấy trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Muôn đời vẫn là con gái thì suy nghĩ nhiều hơn đàn ông, và sau đó hệ lụy kéo theo là nhanh già nua hơn nữa.
Cô em gái của tôi cũng rơi vào vòng lặp tương tự, khi mà người yêu chỉ hơn một tuổi, và vẫn chưa muốn tính tới chuyện lập gia đình, bởi vì sợ hãi trách nhiệm, sợ mình chưa đủ chín chắn, sợ nỗi sợ về kinh tế… Sợ rất nhiều!
Sau mỗi câu chuyện của hội chị em, cứ thấy em tôi thở dài thườn thượt: “Em chỉ sợ em già, em xấu, lúc ấy mà anh ấy không lấy em thì coi như em chẳng còn gì cả!”
Phải công nhận một điều rằng, cái mốc 25 tuổi của đời người có quá nhiều nghiệt ngã. Là đàn ông thì mới đang bắt đầu loay hoay giữa công danh và sự nghiệp, chưa một ai muốn nghĩ đến chuyện lập gia đình. Còn với phụ nữ thì bắt đầu sợ hãi sự già nua, sợ thanh xuân trôi nhanh như một cái chớp mắt, sợ sự không ổn định, sợ những lời hứa hẹn không bền…
Và nếu như sau một vài năm chờ đợi, đàn ông gần như sẽ có được trong tay sự thành công, hoặc không, thì cũng thành nhân. Nhưng phụ nữ thì chưa chắc sẽ có được một gia đình hạnh phúc.
Vì sao phụ nữ phải sợ hãi thời gian yêu lâu đến vậy? Không phải là họ không có niềm tin vào người đàn ông mình yêu, mà chẳng qua là họ không có niềm tin vào tình yêu đó thôi. Bởi vì phụ nữ thông minh luôn biết rất rõ, rằng tình yêu không thể là mãi mãi. Tình yêu sẽ không đậm sâu theo thời gian, mà ngược lại còn có nguy cơ lụi tàn đi rất nhanh. Tình yêu chỉ là chất xúc tác để kết nối hai con người xa lạ, hai tâm hồn đến với nhau thở ban đầu mà thôi.
Có lẽ, vì chúng ta đã chọn yêu nhau, nên ngoài chọn trao tin tưởng vào nhau thì không biết làm gì khác hơn cả. Thôi thì hãy cứ để cho đàn ông ông vẫy vùng với mơ ước thành công của họ, còn phụ nữ vẫn cứ lặng lẽ khiêm nhường để tin và yêu đi. Chỉ có điều, hãy yêu và tin người biết trân trọng thanh xuân của bạn, không phải là người hứa hẹn những lời nói xuông, mà là người sẽ thấy vì trách nhiệm với bạn mà cố gắng, mà phấn đấu, để đem đến cho bạn một tương lai thỏa đáng hơn!
Theo Phununews
Trong cơn tức giận, tôi đã hắt chậu nước vào mẹ chồng ngay ngày đầu tiên làm dâu
Tôi không sao chịu được, cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương nghiêm trọng. Không kiềm chế được, tôi đã hắt chậu nước vào người bà.
Người ta thường nói ngày trước mẹ chồng thường gây khó dễ cho con dâu, nhưng bây giờ thì khác rồi, nhiều cô con dâu được mẹ chồng chiều hết mực, giống như hàng xóm nhà tôi, ngày ngày mẹ chồng dạy sớm chuẩn bị cơm sáng cho con dâu. Thế nhưng mẹ chồng tôi thì nói "Dù xã hội có thay đổi thế nào thì mẹ chồng vẫn là bề trên".
Khi còn yêu anh tôi rất ít khi tiếp xúc với mẹ anh, tôi nghĩ mẹ anh cũng sẽ thoải mái trong vấn đề sống chung cùng nàng dâu. Ai ngờ, ngày đầu tiên khi tôi làm dâu nhà họ, mẹ chồng tôi đã bắt tôi đi lấy nước cho bà rửa chân để ra oai với tôi. Bà nói, "từ trước tới giờ, con dâu vẫn phải làm những việc này, hầu hạ bố mẹ chồng rửa chân mới là con hiếu thuận".
Mặc dù tôi không đồng ý, nhưng dù sao cũng là ngày đầu tiên về nhà họ nên tôi không muốn để xảy ra chuyện gì to tát. Tôi cố nhẫn nhịn đi lấy nước cho mẹ chồng, không ngờ bà lại bắt tôi rửa chân cho bà. Lần này thì tôi thực sự cảm thấy vô cùng khó chịu.
Tôi thừa nhận bản thân làm như thế là không đúng, nhưng tôi không hề cảm thấy hối hận. Giờ đã là thời đại nào rồi chứ, mà bà còn giữ tập tục con dâu phải rửa chân cho mẹ chồng? (Ảnh minh họa)
Từ bé đến lớn thậm chí tôi còn chưa lần nào lấy nước rửa chân cho bố mẹ tôi, huống hồ bây giờ tôi phải rửa chân cho một người tôi mới gặp có bốn lần, một tiếng gọi mẹ tôi còn chưa quen nữa. Tôi bèn đi vào phòng gọi chồng tôi ra và bảo anh ra rửa chân cho mẹ.
Thấy vậy, mẹ chồng tôi lập tức không vừa ý, quát mắng tôi, "cô vào làm dâu nhà tôi để làm gì? Những việc phụ nữ làm sao cô dám bắt đàn ông làm chứ? Sau này việc chăm sóc người lớn trong nhà con dâu phải đảm đương, đàn ông phải ra ngoài làm kinh tế, làm một tấm gương cho con sau này".
Nói một hồi lâu cuối cùng bà bảo nước lạnh rồi, bắt tôi đi đổi chậu nước khác nóng hơn. Tôi không sao chịu được, cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương nghiêm trọng. Không kiềm chế được, tôi đã hắt chậu nước vào người bà. Tôi thừa nhận bản thân làm như thế là không đúng, nhưng tôi không hề cảm thấy hối hận. Giờ đã là thời đại nào rồi chứ, mà bà còn giữ tập tục con dâu phải rửa chân cho mẹ chồng?
Thế là bà vừa khóc vừa chỉ ra cửa đuổi tôi ra khỏi nhà. Chồng tôi thì cau mày cau mặt nói tôi quá đáng, nói xong liền không để ý đến tôi nữa mà quay sang dỗ mẹ. Tôi uất ức chạy vào phòng của mình, trong bụng là đứa con mới thành hình hai tháng, nghĩ tới những người đang mang thai khác được chăm sóc nựng nịu như vật báu, tôi bỗng thấy tủi thân và hận mẹ chồng vô cùng. Bà đã không hề để ý đến đứa bé trong bụng tôi mà còn bắt tôi rửa chân cho bà để ra uy.
Sau khi vào phòng, chồng tôi bắt tôi ra xin lỗi mẹ, đừng để mẹ buồn lòng. Tôi cảm thấy thật nực cười, anh không những không nói giúp tôi mấy câu, mà còn muốn tôi đi cầu xin mẹ chồng tha thứ. Tôi muốn nếu anh coi tôi là vợ thì không được bắt tôi làm những chuyện tôi không thích, còn nếu không thì mỗi đứa một đường.
Ngày vui đầu tiên của tôi sau khi lấy chồng không ngờ lại là một ngày đáng buồn. Đột nhiên tôi cảm thấy vô cùng thất vọng, nghĩ đến đứa trẻ trong bụng mà không sao vui được. Tôi thực sự muốn hỏi thời đại này vẫn còn tục lệ con dâu phải lấy nước rồi rửa chân cho bố mẹ chồng hay sao?
Theo Phununews
Ngày em gái dẫn người yêu về ra mắt, tôi chết lặng muốn ngã quỵ vì sự thật không tin nổi Tôi điếng người, người đàn ông bội bạc năm đó lại chính là người yêu của em gái tôi. Tôi phải làm sao bây giờ đây? Tôi năm nay 29 tuổi, độc thân, hiện đang là nhân viên ngân hàng. Em gái 26 tuổi, là nhân viên của một công ty truyền thông lớn, trước đó em tôi có hai năm tu nghiệp...