Trấn Thành: Tôi chỉ muốn làm phim có tác động xã hội, đâu muốn chứng minh mình là một nhà làm phim có tay nghề
Thu về hơn 500 tỉ chỉ sau gần 1 tháng ra mắt, Mai là tác phẩm mà Trấn Thành tự xô đổ rất nhiều kỷ lục của mình.
Dù được dán nhãn 18 , nhưng Mai vẫn là bộ phim có doanh thu cao nhất lịch sử điện ảnh Việt Nam, cao hơn 25 tỉ so với tác phẩm vừa bị tụt xuống thứ nhì – Nhà Bà Nữ – cũng là một bộ phim của Trấn Thành.
1 bộ phim thành công – người ta có thể nói là sự may mắn. Nhưng với 3 bộ phim đều nằm trong CLB trăm tỉ của Việt Nam và đều phá kỷ lục mới sau mỗi lần ra mắt – không thể phủ nhận Trấn Thành là một nhân tài hiếm có của làng điện ảnh Việt.
Đâu cần tới lần thứ 10, sau đêm công chiếu là tôi tự thấy 1000 lỗi của mình rồi. Tôi là người duy mỹ, vậy nên tôi nhìn thấy lỗi của mình ở mọi nơi. Nhiều khi tôi thấy mâu thuẫn lắm, khi có nhiều lỗi rành rành ở đó mà khán giả không biết, nhưng lại có những lỗi mọi người cứ phải bắt nó ra để làm gì?
Tôi ví dụ, có người bắt lỗi Dương trẻ con quá, yêu Mai thì phải trưởng thành một chút chứ! Ôi, tôi kể câu chuyện về một người trẻ yêu không đúng thời điểm, vậy tại sao lại bắt nhân vật của tôi bớt trẻ con?
Nếu cho tôi tự bắt lỗi mình, tôi sẽ thấy ở đoạn đầu, Dương chưa đủ lẳng lơ để ra được hình tượng của một chàng bad boy. Một chàng trai rất hư hỏng ở bên ngoài nhưng lại có nội tâm trong sáng mới đủ để kích thích được bản năng nguội lạnh của cô Mai. Hay cả Mai đôi lúc cũng diễn chưa đủ cảm xúc. Chẳng hạn trong cảnh say xỉn, Mai cần để lộ ra đứa trẻ bên trong mình. Khi Dương ở bên một người phụ nữ lớn tuổi nhưng vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, cái cảm xúc muốn được bảo vệ và chở che của người đàn ông trong Dương mới trỗi dậy mãnh liệt, khiến anh ta quên đi những mối tình gà bông dở hơi trước đó. Tôi thấy diễn viên của mình chưa làm được những điểm ấy một cách triệt để và chưa tới cái ngưỡng mà tôi kỳ vọng.
Hay bản thân vai diễn người bố của tôi trong phim nữa. Tôi biết mình là cái tên mà nhiều khán giả sẽ mong đợi khi vào rạp, vậy nên tôi cũng cố hóa trang để tham gia. Nhưng nếu đó là một người lớn tuổi thật như thầy Việt Anh – hẳn sẽ thuyết phục hơn nhiều. Tôi thấy mình… đầy lỗi và còn biết bao nhiêu điều phải học hỏi từ thế giới, từ những người đồng nghiệp, từ những tiền bối đi trước. Nhưng tôi cũng tin, phim của mình là những câu chuyện được kể một cách có tâm và chỉn chu. Và mong mọi người hiểu rằng, sẽ không có một tác phẩm nào trên thế giới là hoàn hảo hết, ngay kể cả những tác phẩm Hollywood cũng sẽ có lỗi để bạn bắt thôi.
Cuối cùng thì, khi một bộ phim được công chiếu, việc nó có được khán giả đón nhận hay không còn tùy vào cảm nhận của mỗi người. Ngay lúc đó, họ có cảm tình với người đạo diễn thì cách đón nhận sẽ dễ hơn một chút. Hoặc giả, họ đã ghét người đạo diễn rồi thì cách nào họ cũng không vừa lòng. Bộ phim hay dở cũng còn tùy thuộc vào trải nghiệm của khán giả, góc nhìn về nghệ thuật của họ nữa, có biết bao nhiêu yếu tố có thể tác động đến sự đánh giá của mỗi người mà.
Tôi xin phép sử dụng từ khác một chút, tôi nghĩ mình là người đưa khán giả về với thực tại một cách… thực tế nhất. Chúng ta thường tìm kiếm trong điện ảnh những giấc mơ mà mình không có được trong đời thực, những cái kết đẹp “như phim” cho những cảnh khó của cuộc sống. Nhưng tôi cũng muốn khán giả hiểu rằng: Phim giống như đời. Nếu cuộc đời cũng như những gì đang diễn ra trên phim tôi, thì hãy hiểu ta không thể thay đổi được thực tại đang diễn ra, nhưng ta có thể thay đổi cách chính mình đón nhận nó. Đó là hy vọng mà tôi mang đến trong phim của mình: Hãy học cách nhìn về thực tại một cách khác đi và hiểu rằng nó không đau buồn như ta vẫn tưởng.
Tôi nghĩ mình là một người đậm đà. Tôi không muốn món ăn của mình có vị nhạt nhẽo mà phải được nêm nếm rõ ràng. Gà kho gừng là phải có mùi gừng, kho sả phải có mùi sả. Tương tự với phim. Tôi muốn thông điệp và cảm xúc phim của mình phải rõ ràng chứ không được lờ mờ, nhập nhằng ở giữa.
Tôi làm Mai không vì bất cứ người yêu cũ nào. Tôi làm cho một câu chuyện không ai chịu kể. Bởi sự bất công dành cho phụ nữ vẫn nhan nhản diễn ra mỗi ngày, và nếu không ai kể thì tôi sẽ làm việc đó. Đơn giản là vậy.
Phụ nữ sinh ra đã thiệt thòi, họ không có sức mạnh vật lý như đàn ông. Họ tình cảm, vậy nên không dễ vượt qua những gì thuộc về ký ức mà sẽ lưu giữ chúng như một nỗi ám ảnh. Đó là bản năng của người phụ nữ, cách họ giải quyết vấn đề cũng như vậy. Ngay cả khi sinh ra, họ đã bị định danh là “phái yếu”, vậy nên cách nhìn của xã hội tới họ đâu đó cũng còn đầy bất công.
Trong Mai, bà Đào có nói rằng: “Đàn ông đến 60 tuổi vẫn có thể làm lại, như phụ nữ thì 30, 40 đã là rất khó. Đàn ông càng già càng cay, phụ nữ càng già càng dễ… mất giá”. Tôi thấy chuyện đó bất công lắm, vậy nên tôi muốn làm một bộ phim để người ta yêu thương phụ nữ nhiều hơn. Bản thân tôi cũng đã trải qua rất nhiều mối tình và chắc chắn những người phụ nữ trong đời tôi đều đã nhận được tình yêu thương. Khi rời đi, cả tôi lẫn họ đều có những nỗi buồn. Thế nhưng tôi tin rằng mình đã đủ tử tế để trong khoảng thời gian ở bên ai đó, họ đều nhận được hạnh phúc trọn vẹn. Tôi muốn lan tỏa điều này tới những người khác: Hãy thương phụ nữ bởi họ vốn dĩ sinh ra với nhiều thiệt thòi, và chúng ta hãy cùng nhau làm mọi thứ tốt đẹp hơn.
Tại sao có những câu chuyện này để tôi kể? Có người nói: Trấn Thành rất drama, kể chuyện là cứ phải bi kịch hóa mọi thứ lên. Nhưng tôi nói thật rằng, tôi đã giảm biết bao nhiêu phần trăm những gì xảy ra ngoài đời. Có những người khổ hơn Mai gấp trăm ngàn lần, thậm chí chẳng có ánh sáng cho họ. Không lẽ tôi lại chọn kể những câu chuyện ấy? Với tôi, Mai đã là câu chuyện được tiết chế rất nhiều so với thực tế đang xảy ra. Nghệ thuật chỉ mang tính tương đối và nghệ thuật cũng đang sao chép lại cuộc sống mà. Tôi sẽ ráng sao chép cho giống nhất chứ không thể hoàn toàn. Bởi nếu chỉ kể khổ thì không biết phải kể thế nào bởi nó sẽ rất bi kịch.
Tôi nghĩ rằng khi đã làm cái gì, thì hãy chỉ quan tâm tới điều mình muốn làm thôi, đừng quan tâm đến chuyện người ta có thể suy diễn.
Vì sao tôi lại chọn tên Mai? Đầu tiên bởi tôi chưa thấy có kịch bản nào xoay quanh một người phụ nữ nhiều như vậy. Đâu đó trong các tác phẩm văn học, tôi thấy những câu chuyện về một nhân vật nào đó cũng sẽ được lấy tên nhân vật làm tên tác phẩm. Tôi từng phân vân giữa những cái tên như Quyên, Lam và Ngọc. Thân phận phụ nữ như cánh chim quyên, nhưng Quyên thì đã có phim làm rồi – không thể lấy giống họ. Lam nghe rất đẹp, nhưng dịch ra tiếng anh là Blue – nỗi buồn – lại buồn quá. Ngọc tức là người phụ nữ sẽ luôn sáng như viên ngọc dù bất cứ điều bất trắc đến với cô ta.
Vô vàn cái tên, nhưng cuối cùng tôi chọn Mai. Mai mang ý nghĩa tượng trưng cho ngày mai, cho hy vọng. Trong phim, Mai nói với Dương: “Cái gì sẽ đến nhưng không bao giờ đến chính là ngày mai”. Khi ngày mai đến thì nó đã trở thành hôm nay, vậy nên nó chẳng còn là ngày mai nữa. Từ đó, Mai với tôi là một cái tên rất đẹp, cả về ý nghĩa rất thông điệp. Chúng ta sẽ luôn hy vọng, và hy vọng sẽ là thứ ở trước mắt, là la bàn để mỗi người có thể đi đúng hướng.
Thêm một lý do khiến tôi chọn tên Mai nữa là bởi Mai là hoa mai, một trong những loài hoa đẹp nhất trong mùa Tết. Mai là biểu tượng của sự sung túc, hạnh phúc và viên mãn. Nhưng ta lại quên rằng, cây mai sẽ cằn cỗi trong cả một năm dài và chỉ trổ hoa khi Tết về. Và điều đó còn tùy thuộc vào sự chăm bón của người trồng cây nữa. Chỉ nhờ người chăm cây, đúng người, đúng thời điểm, mai mới nở rộ. Mai trong phim cũng vậy. Cô ấy đến với ai? Thời điểm nào? Đúng người hay không?
Quan trọng hơn cả, Mai là một cái tên rất bình dị trong cuộc sống. Ai cũng có thể tên là Mai.
Từ những ý nghĩa đẹp như vậy, tôi không thể vì những suy diễn xung quanh mà bỏ qua nó được.
Video đang HOT
Giờ mình nói tiếp về cái tên “Trùng Dương” gây sóng gió rất nhiều những ngày vừa qua. Tôi muốn giữa Mai có 2 người mang đến cho Mai hy vọng, 2 luồng ánh sáng hỗ trợ. Đầu tiên là Bình Minh – nó tươi sáng, mới mẻ, bỏ quên đi những đêm tối hôm qua. Nó phù hợp với tâm lý nhân vật, rằng khi đời mình tệ quá, mình sẽ muốn đặt tên con là điều gì đó đẹp đẽ và lạc quan hơn. Đến người thứ hai, tôi lại muốn đặt một cái tên nào đó liên quan đến ánh dương. Tôi có thể chọn bất cứ tên nào, Ánh Dương, Hồng Dương, thậm chí… Ali Hoàng Dương cũng được. Nhưng tôi chọn Trùng Dương. Tôi vốn là diễn viên hài, tôi thích hiểu ví von Trùng Dương là ánh dương nhưng bị trùng xuống. Tôi thích như vậy, chứ làm sao không hiểu Trùng Dương có nghĩa là gì được? Tôi sống với từ Hán Việt mà, làm sao không hiểu cho được. Nhiều người cứ vẽ câu chuyện một cách nghiêm trọng, trong khi mình chỉ muốn tự hiểu vui vui là vậy chứ đâu nói Trùng Dương có nghĩa là như vậy? Mình muốn hiểu theo nghĩa nào cũng được, nhưng tôi là người hài hước nên muốn hiểu theo cách của tôi cho đáng yêu. Tôi tự ví von nhân vật của mình như thế. Đâu có ai ép tôi đặt tên là Trùng Dương đâu? Tôi đặt là Song Luân hay Isaac cũng được mà.
Nếu nói tôi không vui thì là không đúng. Nhưng áp lực còn lớn hơn niềm vui, bởi đi kèm những cột mốc này là sự kỳ vọng của khán giả. Kỳ vọng lại đến cùng sự khắt khe, và khi kỳ vọng càng lớn thì sự thất vọng cũng vậy. Tôi cũng không muốn mình được đặt vào một thứ hạng nào cả bởi thứ hạng đâu phải là thứ bất biến theo thời gian. Cũng có quá nhiều thứ để xếp hạng một sản phẩm hay một cá nhân nào đó. Xếp hạng về vé, về doanh thu, về trình độ, về giá trị mà bộ phim mang lại cho khán giả. Tôi ước gì mọi thứ đơn giản hơn một chút và mong khán giả sẽ nhìn nhận mình là một đạo diễn uy tín, mỗi khi thấy gã này làm phim thì hẳn sẽ là một cái gì đó hay ho đây. Với tôi, nhiêu đó là đủ rồi.
Tôi không dám so sánh mình với bất cứ ai, nhưng riêng với bản thân, phim Thành làm thì Thành luôn tin vào nó. Tôi chỉ có một cách làm phim duy nhất: Làm một cách chân thành và tin vào câu chuyện mình muốn kể. Tôi không phải người làm theo hướng khán giả thích gì thì mình mới làm. Nếu vậy, tôi sẽ không chọn một kịch bản nặng nề như Mai cho dịp Tết này. Không biết mức độ yêu thương của khán giả với Trấn Thành đến đâu, nhưng tôi tin chắc, với sự cầu toàn và khát khao của mình, ít nhất người ta sẽ không thể nói đây là một bộ phim không được đầu tư tử tế và chỉn chu.
Tôi không chỉ nghe đâu mà còn phần nào đồng tình với quan điểm này. Thứ nhất, khi một người đạo diễn làm phim đầu tay, biết bao nhiêu trăn trở tích lũy từng ấy năm đều đã được họ trút bỏ vào bộ phim ấy rồi. Trải nghiệm mỗi người đều có giới hạn, và sẽ một thời gian rất lâu sau mới có cái gì đó có thể kích thích họ để kể một câu chuyện khác. Điều này đúng với tất cả mọi người chứ đâu chỉ đạo diễn. Lần đầu làm thứ gì đó, ta sẽ dồn trọn say mê và nhiệt huyết. Yêu lần đầu cũng mãnh liệt hơn những lần sau. Mọi lần thứ 2, thứ 3,… ta sẽ để lý trí lên tiếng nhiều hơn.
May mắn là tới ngày hôm nay, tôi vẫn rất hồn nhiên. Nhiều người nghĩ Trấn Thành mưu mô và nhiều chiêu trò lắm, nhưng nói thật là tôi chẳng biết làm gì để PR đâu. Mọi thứ tôi đều áp dụng đúng quy trình của mọi người từng làm, premiere rồi mời khán giả tới xem phim. Ai thương mình và tâm đắc với bộ phim có thể để lại review. Có chút thành tích thì post lên mạng xã hội để khán giả thấy hấp dẫn và rủ nhau đi coi. Tôi chẳng có chiêu trò gì khác ngoài những quy trình đó cả. Nhưng may mắn, tôi có thêm sự nhiệt huyết và vốn dĩ cũng xuất thân từ tầng lớp lao động. Tôi từ một người nghèo đi lên, có thời gian đủ lâu để trải nghiệm, để chứng kiến biết bao mảnh đời, lại là đứa thích quan sát. Vậy nên đến giờ phút này, tôi vẫn còn rất nhiều chuyện muốn kể.
Câu hỏi này rất hay. Nó đúng cho cả ba. Câu chuyện đầu tiên Trấn Thành muốn kể là Bố già, bộ phim đầu tiên Thành buộc phải làm đạo diễn là Nhà Bà Nữ và khi mình muốn tự kể một câu chuyện mình thật sự muốn kể thì đó là Mai.
Mai được kể theo cách tôi hoàn toàn mong muốn. Nhà Bà Nữ lại là tổng hòa của nhiều sự bỡ ngỡ khi tôi chưa đủ giỏi để xử lý chúng đúng với những gì mình muốn kể. Từ những kinh nghiệm đó, tôi áp dụng vào quá trình làm Mai. Nhưng dù ai nói gì thì với tôi, tôi vẫn rất trân trọng cảm xúc ban đầu của mình với Bố Già. Mọi thứ do Thành làm trong Bố Già cũng đều diễn ra theo đúng ý đồ, cũng là câu chuyện đầu tiên tôi muốn kể tới mọi người – một câu chuyện ít ai làm về bố.
Rất may mắn, Thành là nhà đầu tư chính, vậy nên Thành là người được quyết định mọi chuyện mình làm. Và khi được quyết định thì tôi dám nhận sai, dám chơi dám chịu. Tôi không có áp lực về câu chuyện nhà đầu tư có ý kiến gì, cũng không tự đẻ chuyện ra để làm.
Tôi vốn là người làm mọi việc bắt đầu bằng cảm xúc nhưng lại luôn kết thúc bằng lý trí. Được thêm cái tính cầu toàn, vậy nên tôi không làm gì thừa thãi.
Tiếp theo, tôi bỗng nhớ ra mình phải cảm ơn vợ. Hari là một người có đầy những ý tưởng hay. Rất nhiều những tác phẩm của tôi được Hari chắp cánh thêm bằng những ý tưởng của mình. Ví dụ trong Mai, có câu thoại: “Cái mền sạch nhất cũng có bụi”. Đây chính là câu thoại Hari nghĩ ra, rằng trên đời này không có gì là hoàn hảo tuyệt đối. Tôi đỡ đi rất nhiều gánh nặng khi bên cạnh có người luôn quan sát và giúp đỡ cho mình.
Không có đâu. Mọi người đừng nghĩ như vậy, quay nhiều ngày là chết tui. Chẳng qua bởi, tôi không cách nào vượt qua được cái cảm giác khi không có được cảnh quay mình muốn hay phải mang một thứ mình không thể dựng được về nhà. Dựng nhà mà hỏng mất một cái trụ thì kiểu gì nhà cũng sập, biết vậy mà vẫn xây lên thì là lỗi do mình.
Thực ra, tôi rất thương những người đạo diễn phải làm việc với chi phí có sẵn. Điều đó giới hạn sự sáng tạo của họ khi áp lực về diễn viên, áp lực về thời gian để nộp cho nhà sản xuất, áp lực về ngân sách, thậm chí áp lực về giới hạn thời gian của bối cảnh… Làm việc với từng ấy áp lực, thật khó để sáng tạo ra thứ gì đó hay ho. Người đạo diễn muốn kể câu chuyện nhưng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, làm sao họ có thể một mình lấp đầy?
Một bộ phim muốn hay, đầu tiên phải đến từ sự nỗ lực của hai phía. Nhà đầu tư chấp nhận bỏ tiền, người đạo diễn phải rất biết mình muốn gì để không làm mất thời gian của ekip. Tôi may mắn là nhà đầu tư của chính bản thân, vậy nên tôi biết mình muốn gì và làm rất triệt để những điều mình muốn.
Bên cạnh đó, khi lên lịch làm việc với diễn viên, tôi cũng yêu cầu các diễn viên chính phải dành trọn lịch cho mình. Tôi không chấp nhận diễn viên chính chạy show trong thời gian quay phim tôi. Bản thân khi họ quay phim khác, diễn vai khác, họ đã là một con người khác và sẽ quên đi vai diễn này. Vậy nên đấy là yêu cầu của tôi: Không nhận show khác. Với vai phụ thì mọi chuyện sẽ thoải mái hơn, họ chỉ cần diễn một vài phân cảnh và mình có thể mớm tâm lý cho họ. Nhưng riêng vai chính phải dành 100% thời gian cho dự án, Thành sẽ không ngồi đợi lịch của diễn viên.
Tôi muốn làm phim khi thấy những thông điệp mình muốn truyền tải luôn bị bóp méo. Không lẽ bây giờ Trấn Thành cứ sợ scandal và cứ mãi im lặng, không dám nói những điều mà mình nghĩ? Tôi muốn sống có trách nhiệm với xã hội, muốn tận dụng sự nổi tiếng của mình để lan tỏa sự yêu thương và những thông điệp tích cực.
Tôi không nghĩ một người nổi tiếng chỉ nhận mà không cho đi, bởi với tôi, cho đi là còn mãi. Vậy nên tôi tìm cách để truyền tải những thông điệp mình có, kể câu chuyện bằng hình ảnh, bằng những thân phận. Những người muốn đón nhận thông điệp thì chắc chắn họ sẽ đón nhận, và nếu không đón nhận thì ít nhất thông điệp của tôi vẫn sẽ nằm yên ở đó một cách hữu hình.
Trước giờ tôi chỉ có một cách thôi: Nói điều mình muốn nói. Dù với tác phẩm nào cũng vậy. Từ Bố Già cho đến Hẻm Cụt, Nhà Bà Nữ hay Mai – tôi đều lựa chọn cách kể mà tôi muốn, truyền tải thông điệp tôi muốn gửi gắm trong tác phẩm. Có thể nhiều người sẽ cảm thấy nó có độ chín muồi khác nhau bởi trải nghiệm, kinh nghiệm và cả kinh phí tôi có trong từng thời điểm cũng khác nhau. Tôi cứ đi từ từ, càng ngày, thông điệp sẽ ngày một rõ ràng hơn. Và mỗi lần tôi chọn một thông điệp để kể với khán giả là một lần tôi nghiêm túc hơn một chút để mọi người nhận ra thông điệp này cũng thật đáng quan tâm.
Thời làm Tư Hậu, tôi chỉ muốn kiếm tiền thôi. Tôi làm để ai cũng thấy vui vẻ và cũng có sản phẩm để duy trì sức nóng cho những dự định kế tiếp. Có thời điểm, tôi nhiều liền 15, 16 gameshow. Tôi chạy show mà không biết mình đang làm gì, nhưng vẫn cứ phải làm vì tôi cần tích lũy được số vốn đủ nhiều để tung ra Bố Già bản điện ảnh. Đó là những kế hoạch lớn mà tôi luôn đặt ra cho cuộc đời mình.
Bây giờ, có nhiều khán giả xem Mai và cho rằng Mai chẳng có gì đặc biệt, đem so với phim thế giới thì quá bình thường. Tôi cũng chẳng biết phải nói sao. Bởi bạn đang so với phim thế giới, trong khi chúng ta là thị trường Việt Nam. Phim cao nhất của chúng ta bán được 6 triệu vé, con số đó ở thị trường quốc tế là hàng chục triệu. Vé của họ cũng mắc hơn vé của mình, thị trường của họ rộng hơn và tiền đầu tư cũng dồi dào hơn. So sánh như vậy… hơi khập khiễng, và cũng rất tội cho tôi nữa.
Họ cũng lại so sánh phim của Thành với phim art house. Đó lại là điều không hợp lý nữa bởi tôi làm phim thị trường, làm cho khán giả đại chúng xem và đón nhận. Họ tới rạp để nhận thông điệp và hiểu thông điệp đó ngay lập tức, để được giải trí, được thoải mái và chiêm nghiệm. Tôi không đi con đường làm phim art house bởi như vậy sẽ tự làm khó mình. Tại sao không làm từ những thứ đơn giản trước mà cứ phải chọn cái khó để chứng minh điều gì? Tôi đâu muốn chứng minh cho ai rằng mình là một nhà làm phim giỏi hay có tay nghề? Tôi chỉ mong làm được những sản phẩm có tác động đến xã hội, khiến khán giả xem phim và cảm thấy yêu thương nhau nhiều hơn, có thêm những xúc cảm từ bộ phim của mình. Đó là cách tôi trao đi yêu thương qua tác phẩm, qua cách tôi làm điện ảnh. Và chỉ cần khán giả đón nhận, với tôi, điều đó quan trọng hơn bất cứ sự công nhận nào.
Tôi thật sự rất muốn một đạo diễn nào đó đưa ra kịch bản mà thuyết phục tôi ngay từ lần đầu. Tôi rất thèm cảm giác đó. Diễn viên Trấn Thành vẫn ở đâu đó trong con người tôi, và anh ta vẫn muốn diễn một vai được gọi là để đời. Tôi vẫn đang chờ vai diễn đó và không nghĩ cái gì là quá muộn. Biết đâu, đến năm 50, 60 tuổi tôi mới gặp được vai diễn đó thì sao? Anthony Hopkins cũng phải đợi đến Sự im lặng của bầy cừu mới có một vai diễn để đời đấy thôi!
Tôi cũng rất muốn điều đó xảy ra. Và đạo diễn Trấn Thành cũng đang lớn hơn diễn viên Trấn Thành đấy chứ. Bằng chứng là mọi người thấy tôi càng ngày chọn vai càng nhỏ hơn trong phim. Một ngày nào đó, nếu tôi cảm thấy trong kịch bản không có vai nào hợp thì tôi sẽ đứng ngoài và tập trung cho công việc của một đạo diễn. Khán giả đến xem một bộ phim mà không có Trấn Thành vẫn bán vé được, chỉ cần nhắc đến đạo diễn Trấn Thành cũng đủ tạo niềm tin – đó là cảm giác tôi đang thèm khát.
Tôi là một người cầu toàn và sống theo chủ nghĩa hoàn hảo. Với một người thích ôm đồm, tôi không thể thay đổi được tính cách của mình nên tôi luôn cố gắng tham gia vào các khâu sản xuất để làm mọi thứ tốt nhất. Bất cứ công đoạn nào của việc làm phim, tôi đều tham gia hết chứ không chỉ riêng là đạo diễn hay biên kịch. Ngay cả việc làm nhạc, tôi cũng ngồi trực tiếp với người làm bài hát đấy. Tất cả những giai điệu trong Mai, tôi đều là người nghĩ ra cùng nhạc sĩ. Không đủ chuyên môn để miêu tả, tôi sẽ ngân nga bằng miệng. Ví dụ như bài hát của Phan Mạnh Quỳnh, tôi cũng đặt hẹn và chia sẻ kỹ mong cầu của mình cho bài hát, kể ít nhiều câu chuyện, đưa ít nhiều câu chữ trong Sau Lời Từ Khước. Sau khi ngồi cùng Quỳnh, Quỳnh sẽ là người sắp xếp những câu chữ đó để bài hát theo ý của Quỳnh.
Có một người đồng nghiệp nọ từng nói: Tôi tôn trọng Trấn Thành vì anh đã làm như vậy. Tôi cũng rất trân trọng người đồng nghiệp đó vì anh ta là một người làm nghề có tự trọng. Anh dám công nhận những đồng nghiệp của mình. Rất nhiều người làm khác, họ ôm công sức về mình và đổ lỗi cho người khác khi thất bại. Với những người đồng nghiệp như anh Đãng hay Bình Bồng Bột, tôi rất quý và tôn trọng họ. Với tôi, họ là những người nghệ sĩ thực thụ.
Tôi không biết phần trăm tôi làm là bao nhiêu hay họ làm là bao nhiêu. Chỉ riêng việc bạn dám công nhận công sức của một người đồng nghiệp đã là điều đáng trân trọng. Họ là những người nghệ sĩ có tự trọng, luôn rạch ròi trong việc ghi nhận những gì ta cùng đóng góp vào một sản phẩm chung. Tôi luôn dành sự kính trọng cho bất cứ ai khi công nhận một người khác, bởi khi ta không làm được việc đó cũng đồng nghĩa rằng ta không cho ai cơ hội để công nhận mình.
Tôi lại thấy mọi người rất hạnh phúc với những gì đang xảy ra. Nếu quạu thì chắc chỉ quạu vì Thành… quá dữ thôi. Tôi cũng thấy đây là khuyết điểm lớn của bản thân. Càng phát năng lượng mạnh thì những người đồng hành càng mệt mỏi và căng thẳng, và khi càng áp lực, họ lại càng làm dở hơn. Không bao giờ được tấn công nhau bằng âm thanh ở một môi trường chuyên nghiệp, vậy nên tôi cũng đang học cách để điều chỉnh bản thân mình.
Về chuyện tôi tham gia mọi khâu, tôi nghĩ rằng nếu mình tham gia một cách vô lý và đưa ra những đòi hỏi quá đáng thì người ta mới khó chịu. Nhưng khi những yêu cầu hợp lý và không can thiệp vào chuyên môn – họ sẽ cảm thấy thuyết phục. Tôi luôn làm việc dựa trên cơ sở là sự tôn trọng lẫn nhau, đó là cách mà tôi luôn cảm thấy hiệu quả và tất cả cùng vui vẻ. Ngay cả với các diễn viên, tôi cũng để họ đưa ra những sáng tạo của mình trước, rồi sau đó mới chia sẻ những đề nghị của mình. Họ có thể lựa chọn cách làm hiệu quả hơn, và đến cuối cùng, hầu như họ đều lựa chọn cách của Thành. Ở môi trường làm việc chuyên nghiệp, người quyết định vẫn là đạo diễn. Chỉ có anh ta mới biết mình muốn gì cho phim của mình, diễn viên kể không đúng thì đạo diễn cũng kể không được. Vậy nên tôi tôn trọng mọi người bằng cách cho họ được tranh luận tự do, cùng đưa ý kiến cá nhân để thảo luận. Ngược lại, tôi cũng có quyền tranh luận với ekip và từ đó, chúng ta quyết định lựa chọn một cách làm tốt nhất cho sản phẩm.
Nếu nó đủ hay! Trấn Thành hổng có giàu như vậy. Hiện tại, chưa có một kịch bản nào khiến tôi thực sự gật gù.
Đã có rất nhiều người gửi kịch bản cho tôi. Nhưng đặc biệt có một người khiến tôi rất thích và thấy anh rất giỏi, đó là đạo diễn Lê Hoàng. Nếu nói về kịch bản trên giấy thì anh ta là một biên kịch siêu phàm. Anh Hoàng rất giỏi và cách viết kịch bản rất đặc biệt. Tôi chưa từng có cơ duyên làm việc về phim với anh Hoàng trước đó, dù hai anh em từng quay các gameshow chung. Tôi rất quý và biết anh Hoàng là một người bên ngoài hơi… đanh đá một chút, nhưng bên trong lại là một nghệ sĩ rất yêu cái đẹp. Đôi khi, cách anh Hoàng bức xúc khiến mọi người thấy hơi khó chịu và cực đoan. Nhưng anh lại là người rất chân thật và đó là điều tôi rất quý. Một người hồn nhiên, trung thực với cảm xúc và một khi anh đã nói, tức là anh thật sự muốn góp ý chứ không phải đang tấn công.
Tôi có nhận của anh Lê Hoàng một kịch bản. Đó là kịch bản tôi đã hỏi mua vì thích quá. Anh Hoàng là người đầu tiên đưa kịch bản mà Trấn Thành chịu nhận, thậm chí anh nói: “Thành làm đi, anh tặng em đấy, anh không lấy tiền”. Vậy nên mọi người hãy chờ bộ phim Trấn Thành làm từ kịch bản của anh Lê Hoàng nhé.
Đầu tiên nó phải thú vị. Nếu không thú vị thì không phải kịch bản. Bạn kể một câu chuyện không thú vị thì sẽ chẳng ai nghe.
Thứ hai, đó là góc nhìn của người viết kịch bản. Mọi người cứ nói, Bố Già có gì đâu mà coi. Phim Trấn Thành có nhiêu đó, câu chuyện gia đình hay câu chuyện về đứa con, phim nào cũng giống phim nào. Tôi thì không tập trung vào những gì đao to búa lớn mà tập trung vào cách giải quyết vấn đề. Mọi người nói phim không có gì mới thì thế nào mới là mới? Ngay cả những bộ phim Hollywood cũng có những chủ đề cực kỳ cũ. Crazy Rich Asians chẳng hạn, một cốt truyện cũ mèm nhưng được kể theo cách làm phim mới cũng cực kỳ thành công.
Với tôi, không ý tưởng nào được gọi là cũ mà chúng ta sẽ giải quyết ý tưởng đó như thế nào. Cái mới nằm trong cách chúng ta giải quyết vấn đề. Thế giới và nhân loại chỉ có nhiêu đó chuyện, không chuyện cha thì cũng chuyện mẹ, tình yêu tan vỡ rồi lại hợp tan. Bạn có tôi biết cái nào là mới? Mới là do cách làm, chứ không phải câu chuyện mới.
Với những kịch bản mà góc nhìn của họ mới, tôi rất thích. Người ta nhìn ra được một góc mà trước đó những người khác không thấy ở một câu chuyện. Tôi càng thích hơn nữa nếu kịch bản thật đơn giản với một thông điệp rõ ràng. Sau phim này, bạn muốn nói lên thông điệp gì cho xã hội? Một kịch bản mà cái gì cũng muốn để rồi không biết mình muốn gì thì tôi sẽ không nhận.
Ôi, tôi rất thích chứ. Một trong những tác phẩm mà tôi rất muốn được làm lại đó là Tiệc trăng máu. Xui cho Thành là anh Dũng đã làm trước rồi. Ngay khi coi bản của Tây Ban Nha, tôi đã thấy nó rất đặc biệt và khi tới bản Hàn thì còn thấy nó chi tiết hơn nữa. Tôi thích kể những câu chuyện về tâm lý và cách người ta đối xử với nhau.
Một ví dụ khác là Squid Game, tôi rất muốn làm một phiên bản của Việt Nam với những trò chơi dân gian. Cực kỳ thú vị. Và cả Soul nữa, tôi rất thèm khát làm những tác phẩm như vậy với màu sắc và góc nhìn của người Việt Nam. Nhưng có rất nhiều những yếu tố khác biệt về văn hóa, nên kể cả làm rồi cũng chẳng biết phát ở đâu. Nhưng tôi tin, nếu biết cách làm thì chắc chắn sẽ có người đón nhận.
Tôi mong muốn mọi người dần nhận diện được chữ ký của mình. Mới đầu làm sao ta đưa khán giả tô bún mắm khi chưa cho họ ăn thử phở? Hãy đưa các món ăn lần lượt, gia giảm dần thêm sự đậm đà để người ta quen dần đã. Đâu đó, trong tác phẩm của mình, tôi muốn khán giả phải chịu xem Thành đã. Tôi không muốn đao to búa lớn hay làm điều cao siêu ở đây, tôi xin nhắc lại.
Tôi cần tạo ra một tác phẩm để người ta thưởng thức. Khi khán giả đã chịu xem, đã thương mình, đã tin mình thì khi ấy, mình kể câu chuyện gì họ cũng sẵn lòng nghe. Sự sẵn lòng đấy rất quan trọng. Tôi coi việc làm phim như làm một bài tập làm văn. Bắt đầu với mở bài, rồi sau đó dẫn khán giả đền nhiều bất ngờ hơn trong thân bài. Mỗi năm, tôi sẽ làm một dạng phim khác nhau nhưng đều có điểm chung là những trăn trở của tôi trong cuộc sống, cách tôi nhìn cuộc sống, nhìn con người và rút ra những bài học cho bản thân mình.
Đây cũng là một câu hỏi rất hay. Tôi nghĩ, việc ngôi sao Trấn Thành được mọi người biết đến và yêu thương cũng là một trong những tác nhân khiến thông điệp của mình đến gần với mọi người. Dù muốn hay không, ta cũng hãy nhìn vào thực tế đó. Nếu không phải một ngôi sao Trấn Thành thì chưa chắc hiệu ứng của 3 bộ phim đầu tay sẽ được đón nhận như hiện tại. Tôi tin phim mình làm chỉn chu thì cách nào cũng sẽ có người yêu mến, nhưng hẳn sẽ không có được hiệu ứng lớn vậy đâu. Tôi muốn cảm ơn ông ngôi sao Trấn Thành đã giúp ông đạo diễn Trấn Thành đưa những câu chuyện và thông điệp đi xa, đi nhanh hơn.
Tôi nghĩ cái ngày mà ngôi sao Trấn Thành phải lùi lại đằng sau sẽ là cái ngày người ta không còn nhớ mình là một ngôi sao nữa mà họ chỉ nhớ anh này là một đạo diễn. Ngày ấy có thể đến mà cũng có thể không, vì hai con người này sẽ luôn thay phiên nhau xuất hiện. Cá nhân tôi cũng đang rất hiếu kỳ muốn biết liệu trong trận chiến này, ai sẽ là người chiến thắng.
"Chúng ta nên có nhiều Trấn Thành như vậy"
Thông qua hàng loạt dự án chất lượng, Trấn Thành nhận được sự công nhận của khán giả và những người người có chuyên môn.
Trấn Thành từng tiết lộ Mai là dự án anh ấp ủ và đầu tư nhất trong sự nghiệp làm đạo diễn, điều này đã được một bộ phận khán giả công nhận khi phim công chiếu. Không chỉ dừng lại ở vai trò một MC, diễn viên hài... nay Trấn Thành dần khẳng định tên tuổi là "đạo diễn phim trăm tỷ" trong làng phim Việt. Hành trình đã qua của ông xã Hari Won cũng trở thành nguồn cảm hứng, động lực để nhiều người trẻ cố gắng theo đuổi ước mơ.
Trong buổi họp mặt văn, nghệ sĩ dịp Xuân Giáp Thìn 2024 với mục đích đóng góp ý kiến cho sự phát triển của nền văn học - nghệ thuật và kinh tế - xã hội TP.HCM diễn ra vào sáng 22/2, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã nhắc đến Trấn Thành và phim Mai. Nguyễn Á - người đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2022 đánh giá phim Mai của đạo diễn Trấn Thành là một hiện đáng chú ý, thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua. Vị nhiếp ảnh gia này cũng trực tiếp nhắc tên Trấn Thành: "Chúng ta nên có nhiều Trấn Thành như vậy. Đạo diễn này là một người trẻ tạo động lực, có hướng đi rất đúng".
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á cho rằng Trấn Thành có hướng đi tốt, làm động lực cho nhiều bạn trẻ
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á cũng đánh giá phim Mai là một hiện tượng thu hút sự quan tâm của công chúng
Theo thống kế vào sáng 22/2, phim Mai của Trấn Thành đã đạt doanh thu 400 tỷ, thành tích nhanh nhất lịch sử phòng vé Việt, chỉ sau 11 ngày công chiếu. Trấn Thành từng chia sẻ với chúng tôi về những ưu điểm và hạn chế sau nhiều năm lấn sân sang lĩnh vực đạo diễn: " Điểm đầu tiên tôi thấy được là Trấn Thành vẫn ngây thơ. Tôi vẫn hồn nhiên, ngây thơ và có những cảm xúc như ngày nào. Xem lại những bản dựng ngày xưa, tôi vẫn có cảm xúc, vẫn khóc được, có nghĩa là mình vẫn thích nó, vẫn thích điều mình đang làm.
Cái thứ hai là tôi đã bớt nóng tính, không cần quát tháo nhưng vẫn có được những gì mình muốn, học được cách nói chuyện nhẹ nhàng hơn để mọi người có thể lắng nghe. Thứ ba là tôi vẫn muốn làm mới, chưa có sợ sự rủi ro, muốn tiếp tục được cống hiến, được thử thách, đây là điều rất quan trọng với một nghệ sĩ, một đạo diễn trẻ như mình. Ở độ tuổi này chưa gì đã sợ rủi ro thì rất đáng lo đấy. Ngay lúc này, tôi vẫn thấy mình rất sung sức, muốn làm, muốn cống hiến".
Trấn Thành thể hiện sự đầu tư và chỉn chu từ lúc lên ý tưởng đến chọn lựa diễn viên
Sau những thành tựu đã đạt được, Trấn Thành cho biết sẽ cố gắng phát triển để chạm đến những cột mốc mới hơn: " Trước tiên tôi muốn thắng bản thân mình trước. Thứ hai là tôi muốn được học hỏi nhiều hơn. Mình cũng là một đạo diễn trẻ thôi, còn rất nhiều điều cần học hỏi từ các đàn anh, tiền bối trong nghề. Tôi muốn cứ mỗi một phim sau, khán giả sẽ thấy được một góc nhìn mới, một phong cách làm phim mới của Trấn Thành. Đó là một cách kể chuyện mới nhưng vẫn nhận ra, đó là Trấn Thành.
Một nghệ sĩ được yêu thích phải có chữ ký, có đặc điểm nhận dạng của mình. Nếu không có đặc điểm nhận dạng, người nghệ sĩ sẽ dễ bị quên lãng. Khi khán giả thấy được mình là ai, đang làm gì, chỉ cần nhìn qua sản phẩm là họ thấy được mình, đó là một thành công lớn cho người nghệ sĩ. Tôi rất muốn trong tất cả các tác phẩm điện ảnh của mình, khán giả sẽ nhận ra đó là phim Trấn Thành. Nhưng mỗi phim phải có sự phát triển mới, góc nhìn mới để mình không bị nhàm chán trong mắt của họ".
Trấn Thành: "Tôi vẫn chưa tưởng tượng được điều gì đang xảy ra với mình" "Khi nhìn lại bất cứ tác phẩm nào tôi cũng thấy mình dở" - Trấn Thành chia sẻ. Mới đây, tại chương trình FRONT-row, Trấn Thành đã chia sẻ về chuyện làm phim điện ảnh: "Thực sự, tới bây giờ tôi vẫn chưa tưởng tượng được điều gì đang xảy ra với mình. Tôi là một tân binh trong nghề đạo diễn, Mai...