Trấn Thành nói không sai, hãy tắt tivi nếu thấy nhảm nhưng anh lại quên mất điều này!
Phát ngôn của Trấn Thành về chuyện nhảm hay không nhảm của các gameshow hài trên truyền hình hiện nay đang gây rúng động dư luận. Nhưng có đến 90% nội dung phát ngôn của nam MC kiêm diễn viên hài hàng đầu showbiz là hoàn toàn chuẩn xác.
Rẻ tiền, nhảm nhí sao vẫn xem?
Thực trạng các gameshow truyền hình hiện nay ra sao có lẽ không còn cần phải bàn cãi thêm. Bởi có nhiều những ồn ào, những scandal liên quan đến các gameshow. Từ chuyện BTC sắp xếp kết quả chung cuộc, chuyện BTC lấy đời tư của từng thí sinh ra để làm chiêu trò câu khách rẻ tiền, chuyện những nghệ sĩ “ hát chưa sạch nước cản” (chữ của nhạc sĩ Phú Quang) đã ngồi trên ghế nóng huấn luyện những thí sinh mà tài năng và nền tảng đạo tạo đều vượt xa mình. Và dĩ nhiên, chuyện về hài nhảm phủ sóng khắp các kênh.
Nhưng nhắc đến gameshow hài nhảm thì vô hình chung đã đụng tới Trấn Thành. Bởi ai lạ gì chuyện Trấn Thành với Trường Giang là cặp bài trùng tung hoành từ gameshow này tới gameshow khác. Không ít lần họ đã được công chúng nhắc nhở. Từ việc Trấn Thành và Trường Giang mang chuyện cơ thể chuyển giới của Hương Giang Idol ra đùa bỡn là “ sặc mùi silicon” hay chế giễu “ không có khả năng sinh con” ngay trước mặt nữ ca sĩ. Từ việc Trấn Thành và Trường Giang hết chuyện tấu hài phải mang cả các cô bạn gái cũ mới ra để châm chọc nhau trên sóng truyền hình. Từ việc Trấn Thành ngồi trên chiếc ghế cầm cân nảy mực trao giải cho anh chàng thí sinh “ hotboy trà sữa” nhờ một câu chửi bậy nhưng lại giải thích với công chúng rằng cười hay không cười là quyền cảm nhận của mỗi người. Dĩ nhiên, những ví dụ ấy chỉ là những “ vấn đề nho nhỏ” trong chuỗi series chương trình mà Trấn Thành làm host. Ngoài những “ vấn đề nho nhỏ” ấy thì Trấn Thành đã làm cho người xem cười. Chứ không tự nhiên Trấn Thành lại nổi tiếng đến thế, đắt show đến thế, quyền lực đến thế.
Ấy thế mà, chỉ vì vài cái “ vấn đề nho nhỏ” ấy mà người ta phủ nhận sạch trơn tài năng của anh, sự cố gắng nỗ lực của anh. Đúng như anh nói “ các anh chị xem cả một mùa vui tươi không sao, chỉ một vấn đề nho nhỏ là các anh chị cho là lố lăng nhảm nhí“.
Nếu thực là lố lăng, nhảm nhí, sao các anh chị không tắt tivi?
Nếu thực là lố lăng, nhảm nhí, sao các anh chị không tắt tivi?
“ Ti vi là của chung, chúng ta nên chọn lọc mà xem. Các anh chị thấy cái nào nhảm nhí thì cứ tắt ti vi!“. Chỉ vì câu nói này mà Trấn Thành bị “mắng mỏ”. Nhưng hãy nghĩ kĩ lại mà xem, anh ấy nói đúng đấy chứ. Hiện nay hầu như nhà nào cũng có truyền hình cap, có thể xem từ vài chục đến vài trăm kênh truyền hình cả trong lẫn ngoài nước. Có quá nhiều sự lựa chọn cho khán giả truyền hình. Cớ gì họ cứ phải xem các gameshow để mà bức xúc vì sự lố lăng nhảm nhí. Rồi chửi bới, rồi lại xem và rồi lại bức xúc, rồi lại chửi bới? Cớ gì khán giả phải tự hành hạ cảm xúc và tinh thần của mình?
Khán giả muốn lên tiếng để nhà đài phải thay đổi, phải hủy bỏ các gameshow nhảm ư? Cách tốt nhất là không xem, tắt tivi hoặc chuyển kênh. Khi không có ai xem thì các gameshow nhảm tự sẽ chết. Bởi nhà sản xuất không còn thu được lời từ quảng cáo nữa. Thế nhưng, rõ ràng người ta vẫn xem. Con số rating có thể không chính xác với tình hình thống kê của Việt Nam. Nhưng sự tương tác giữa người xem với chương trình thông qua các tin tức trên báo chí, lượt xem lại trên youtube, bình luận và like trên mạng xã hội thì không làm giả được. Và thực tế, người ta không chỉ vẫn xem mà còn xem rất nhiều.
Trấn Thành không sai khi khuyên khán giả hãy tắt tivi nếu thấy nhảm
Trấn Thành lại nói đúng khi khẳng định những người đánh giá gameshow hài đang nhảm chỉ là một bộ phận nào đó thôi, chứ không đông. Bởi “ nếu bộ phận đó quá đông thì tôi tin chắc gameshow đó đã bị tẩy chay từ lâu rồi“.
Niềm tin của Trấn Thành không hề sai.
Thực tế, những khán giả đủ trình độ để nhận ra cái nhảm nhí lố lăng của các gameshow hài và nhiều gameshow khác hiện nay không phải số đông. Bởi nếu họ là số đông, những gameshow nhảm đã không còn đất sống trên truyền hình. Gameshow truyền hình sống được là nhờ sự dễ dãi của số đông có trình độ thưởng thức nghệ thuật lẫn nhu cầu giải trí tinh thần thấp.
Nghệ sĩ dễ dãi hay công chúng dễ dãi?
Sự dễ dãi của công chúng là lí do vì sao nhiều gameshow rẻ tiền đấy, nhảm nhí đấy mà người ta vẫn xem. Có cầu thì có cung, các ông lớn trong ngành giải trí không ngừng sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu “vui nhanh gọn” của khán giả. Những nghệ sĩ ngôi sao hàng đầu được tung ra, những nhân vật nổi tiếng (kèm thêm tai tiếng thì càng tốt) cũng được tung ra. Đó không phải những đám đông đang quan tâm thì còn ai vào đây nữa. Nhất là trong thời đại thế giới phẳng nhờ mạng xã hội, người ta có nhu cầu rất lớn được bình luận, được thể hiện quan điểm, được phán xét ai đó, vụ việc gì đó để thể hiện cái tôi của mình. Gameshow có tất cả những điều ấy để phục vụ đám đông. Và thay cho tôn chỉ của truyền hình truyền thống là “ vấn đề này có lợi cho công chúng hay không?” sẽ là tôn chỉ hợp thời đại: “ vấn đề này có thu hút sự quan tâm của công chúng hay không?“. Thu hút, hấp dẫn là đủ, đúng và duy nhất với một gameshow truyền hình thực tế.
Video đang HOT
Dĩ nhiên, sẽ phải có một thế hệ nghệ sĩ được hình thành để phục vụ tôn chỉ đó và đám đông đó. Thời gian đầu, thông thường các gameshow sẽ mời những nghệ sĩ nổi tiếng và có uy tín chuyên môn tham gia để tạo vị thế cho chương trình. Nhưng không khó để nhận thấy, những nghệ sĩ như thế chỉ làm vài lần là rút lui. Bởi họ không thể bán cái danh ba đồng cho những thứ giải trí mà họ biết rõ là không cao như thứ nghệ thuật mà họ theo đuổi. Song, vẫn có những người đánh đổi. Đó là lựa chọn của riêng họ.
Giá trị của người nghệ sĩ chính là nằm ở sự lựa chọn đó. Một người nghệ sĩ khó tính, tôn trọng khán giả và có trách nhiệm với đời sống giải trí tinh thần của xã hội sẽ luôn mong muốn được nâng cấp nó lên bằng tài năng và thiện tâm của mình. Ngược lại, một nghệ sĩ dễ dãi sẽ luôn duy trì bản thân ở mức trung bình và thấp cho ngang bằng với trình độ thưởng thức nghệ thuật của số đông, thậm chí còn mong muốn cái vạch thưởng thức ấy cứ thấp mãi như thế để không bao giờ phải lo mất fan hâm mộ. Một bên luôn khao khát “đỉnh cao”. Một bên sợ hai chữ “đỉnh cao” và tìm cách để hạ thấp “đỉnh cao”. Đôi khi, bên sợ “đỉnh cao” còn lấy công chúng bình dân làm bình phong, rằng họ không làm nghệ thuật cho thiểu số, họ làm nghệ thuật cho đa số.
Công chúng rõ ràng là dễ dãi. Nhưng nhiều nghệ sĩ lại hùa theo sự dễ dãi ấy mà mừng thầm. Có lúc ảo tưởng rằng họ mới là “nghệ sĩ của nhân dân”.
Ai giúp Trấn Thành ngạo mạn?
Trở lại phát ngôn gây tranh cãi của Trấn Thành, nhiều người cho rằng nam MC kiêm diễn viên đã quá ngạo mạn khi dửng dưng khuyên người ta tắt tivi nếu không thích. Nhưng ai đã giúp Trấn Thành có được sự ngạo mạn ấy. Chính là những người không tắt tivi bất kể vì thích hay không.
Trấn Thành cũng chẳng phải trường hợp đầu tiên. Nam diễn viên hài hàng đầu miền Bắc – nghệ sĩ Xuân Bắc – cũng đã từng “vạ miệng” khi đăng đàn trên trang cá nhân mời mọi người xem ca nhạc vào 20g ngày 30 Tết năm sau vì Táo quân bị chê nhạt. Đồng thời tự nhận “ bọn tớ hết động lực để làm rồi và thực ra là bọn tớ không đủ trình độ để làm mặn hơn“, sau đó gửi một danh sách các chương trình truyền hình khác theo lứa tuổi để gợi ý cho khán giả chọn lựa. Hành động của Xuân Bắc bị xem là coi thường khán giả, giống như phát ngôn của Trấn Thành mới đây.
Nghệ sĩ Xuân Bắc từng “vạ miệng” khi tuyên bố mời khán giả xem ca nhạc vào đêm 30 Tết năm sau
Dĩ nhiên, một nghệ sĩ đủ lớn sẽ không phát ngôn như thế. Danh ca Hương Lan trong bức tâm thư gửi Việt Hương liên quan đến chuyện tấu hài thô tục tại đám cưới Đình Bảo đã nói, đại ý rằng: một người nghệ sĩ phải nỗ lực và cố gắng không ngừng để chinh phục công chúng, nhiều khi phải cố gắng cả đời mà không được phép nản lòng, dễ dãi. Làm được điều này rất khó. Làm công chúng cười vui trong chốc lát thì chẳng khó gì, khiến họ phải yêu quý, mến mộ và trân trọng mới thực là khó. Và có lẽ bởi khó nên nhiều nghệ sĩ đã chọn cách bỏ qua. Họ cũng chẳng ngại nếu cái nhóm họ bỏ qua cũng bỏ qua họ. Họ công khai giơ tay bình thản đầu hàng và dằn dỗi “ bọn tớ hết động lực rồi“, xem thì xem không xem thì thôi.
Nhưng lạ thật, người ta vẫn xem. Và nhờ thế Trấn Thành vẫn cứ nổi tiếng. Nổi tiếng đến độ ấy thì đương nhiên có quyền ngạo mạn, đôi khi thêm chút ảo tưởng.
Và vì người ta vẫn xem và cứ cười rưng rức nên Trấn Thành đương nhiên sẽ nghĩ tiếng cười của mình là trí tuệ. Anh thậm chí còn khẳng định hài rất khó vì chỉ có thể làm người ta cười một lần, xem đến lần thứ hai thì người ta không cười nữa. Anh quên mất tiêu có những bộ phim hài như Đến thượng đế cũng phải cười khiến người ta xem trăm lần vẫn cười. Anh quên có những chương trình ở Việt Nam thôi, như Đời cười của Nhà hát Tuổi trẻ những số đầu tiên khiến khán giả xem lại bao nhiêu lần vẫn ôm bụng ngặt nghẽo. Anh quên hài trí tuệ là cái hài càng xem càng ngẫm thì càng cười, càng trải nghiệm nhiều càng hiểu biết sâu lại càng cười. Anh quên hết, anh chỉ nhớ mỗi tiếng cười dễ dãi của mình.
Anh quên hết, anh chỉ nhớ mỗi tiếng cười dễ dãi của mình.
Nhưng mà thôi. Thích thì xem không thích thì tắt tivi.
Chỉ có điều, nếu các nghệ sĩ giống Trấn Thành không chỉ nghĩ đến sự tung hô tức thời của đám đông bao gồm các fan hâm mộ mê cuồng mà nghĩ đến cả sự trân trọng và biết ơn của công chúng dành cho mình khi tuổi đời nghệ thuật đã xế chiều thì họ sẽ nói khác, hành động khác. Trừ phi, người ta chả cần được trân trọng hay biết ơn. Cứ hào quang đầy đầu và bạc tiền đầy túi cái đã. Mọi sự tính sau.
Pink / Theo Thời đại
Lùm xùm danh ca Hương Lan - Việt Hương: Vì lần 'quá trớn' mà trả giá thì quá khắc nghiệt!
"Với ca sĩ Hương Lan, nhiều người trong nghề biết cô ấy trực tính, nên mọi người hiểu cho cô ấy và đừng nghĩ theo hướng cô ấy tư thù gì Việt Hương" - ca sĩ Quang Thành nói.
Vừa là nghệ sĩ biểu diễn vừa giữ vai trò tổ chức các sự kiện nghệ thuật, từ thiện trong và ngoài nước,ca sĩ Quang Thành đã bày tỏ quan điểm thẳng thắn về ồn ào giữa danh ca Hương Lan và diễn viên hài Việt Hương,
Thưa ca sĩ Quang Thành, dư luận đang bày tỏ nhiều ý kiến trái chiều về lùm xùm giữa ca sĩ Hương Lan và diễn viên hài Việt Hương, anh thấy sự việc có đáng ồn ào vậy không?
Đây là sự cố chứ không phải lùm xùm đúng sai. Hôm diễn ra đám cưới của ca sĩ Đình Bảo, tuy không tham dự nhưng tôi có theo dõi trực tiếp ngay phần trò chơi qua livestream (nhờ kết nối bạn chung giới nghệ sĩ trên mạng xã hội) nên gần như không bỏ qua bất cứ diễn biến nào lúc ấy.
Cũng giống như các đám cưới thông thường khác, sau màn nghi lễ đến phần hai MC khuấy động không khí cho vui vẻ, mọi người có mặt đều cười nói, hưởng ứng cho tới phần Việt Hương đố vui với nội dung nhạy cảm là chuyện "phòng the" như "thuốc gì", "làm gì", "kiểu gì".
Chính người tương tác cùng Việt Hương lúc đó là Hoài Tâm cũng đã nói: "Đừng ai livestream... nội bộ ở đây thôi". Như vậy nghĩa là Hoài Tâm cũng cảm thấy có vấn đề vui chơi nhạy cảm.
Theo dõi lời nói, cử chỉ của Việt Hương, tôi giật mình. Tất cả những điều đó, có lẽ chỉ hợp ở một không gian thật riêng tư, tiệc nhậu thân mật của một nhóm bạn bè thân thiết chứ ở tiệc cưới, có người lớn tuổi, có trẻ em, đủ mọi thành phần thì hoàn toàn không phù hợp.
Nếu cô Hương Lan không lên tiếng thì hẳn nhiều người có mặt hôm đó cũng khó chịu và sẽ bày tỏ quan điểm. Hoặc nếu không tiện phản ứng ngay lúc đó vì cả nể đôi bên gia đình đám cưới thì khi về nhà họ sẽ giận và ấn tượng xấu với chính nghệ sỹ pha trò và đám đông cổ vũ luôn.
Ca sĩ Quang Thành (trái) và ca sĩ Hương Lan năm 2007
Nhiều bình luận cho rằng ca sĩ Hương Lan nên góp ý riêng với diễn viên Việt Hương thì sẽ ổn thỏa hơn?
Nếu là tôi, có lẽ tôi sẽ lựa thời gian, không gian mình cho là phù hợp để góp ý và còn phải dò xem người kia có muốn nghe hay không. Chuyện xảy ra ngoài ý muốn, mọi người hay "đóng cửa bảo nhau" vì e ngại ra trước đám đông sẽ bị chê cười nhiều hơn là chia sẻ.
Như sự việc vừa rồi, rốt cuộc sự dung tục đang vô tình gây tò mò, lan truyên qua mạng. Những nghệ sĩ khác mà tôi thân thiết như ca sĩ Khánh Ly, Tuấn Ngoc, Lệ Thu, Lê Uyên... tôi biết, cac cô chú thường chỉ lắc đầu, theo tinh thần "để gió cuốn đi" vì không muốn bị điều tiếng thị phi đồng nghiệp.
Còn với ca sĩ Hương Lan, nhiều người trong nghề biết cô ấy trực tính, nên mọi người hiểu cho cô ấy và đừng nghĩ theo hướng cô ấy tư thù gì Việt Hương. Ca sĩ Hương Lan xuất thân là nghệ sĩ hát cải lương. Nghệ sỹ sân khấu ngày xưa họ tài năng nhưng cực khổ, gian truân, nghiêm túc lắm mới đươc khán giả yêu thương đón nhận, mới được đứng trên khấu để có tên tuổi, có cuộc sống tốt đẹp. Điều đó đồng nghĩa với ý thức sân khấu, nghề nghiệp của những nghệ sỹ tài danh ngày ấy cao hơn mức bình thường.
Chúng ta biết rằng, lịch sử các gánh hát cải lương vào những thập niên 50 - 60 vô cùng nghiêm khắc, quy củ và đều hướng về công chúng vị nghệ thuật vì tất cả cuộc sống của họ trong đó. Họ làm việc "nhất cử nhất động" duới sự quản lý nghiệm ngặt bởi bầu gánh, thầy tuồng, đạo diễn và có hợp đồng.
Là người từng tiếp xúc với ca sĩ Hương Lan, tôi nghĩ chẳng riêng gì Việt Hương mà nhiều người khác cô ấy cũng thẳng thắn góp ý. Cách cô Hương Lan bày tỏ không chỉ nhắm vào cái "quá đà" của riêng Việt Hương đâu mà cảnh tỉnh cả thực trạng ăn nói, diễn xuất dung tục chung của nhiều "sao lố" hiện nay. Thậm chí, tuồng hát kinh điển còn đang bị đem ra mà "bôi" be bét. Không phải lúc nào cũng có thể góp ý thẳng từng trường hợp được.
Người yêu sân khấu, trực tính như cô Hương Lan mà không nói thì ai sẽ nói đây? Hay im lặng cứ để hàng triệu khán giả liên tục phải xem trò "lố"?. Nhìn vào một số chương trình truyền hình thực tế, bạn có thấy cái được thì trôi, cái "chướng tai gai mắt" thì nhân rộng bởi đám đông hùa theo không?
Ca sĩ Quang Thành và hai nghệ sĩ hài Việt Hương, Thúy Nga
Bản thân anh đã bao giờ "chịu trận" trước sự thẳng thắn, trực tính của ca sĩ Hương Lan?
Có đấy! Cách đây hơn 10 năm, khi tôi mới vào nghề, lần đầu tiên hát tại một show lớn hội tụ nhiều danh ca, ngôi sao lớn có tên "Tình khúc vượt thời gian" tại thành Phố San Jose (Mỹ). Ngay khi tôi vừa hát xong, lui vào hậu trường, sau màn chào hỏi, chụp hình vui vẻ thì cô Hương Lan góp ý luôn kiểu: Em phải hát thế này, nhả chữ thế kia và đưa ra lời khuyên tôi còn nhớ mãi: "Những người hát nhạc quê hương như chị em mình không có sự hào nhoáng, sôi nổi cổ vũ từ số đông như nhạc trẻ nhưng phải thật tâm, chung thuỷ, kiên nhẫn yêu nghề mới đi lâu dài vì khán giả rất khó tính. Không thể trong một sớm một chiều mà thành công được".
Sau hôm ấy, tôi rất vui và cảm thấy trân trọng một nghệ sĩ tài năng, không tiếc gì chỉ dẫn cho thế hệ sau. Vì vậy, tôi không ngạc nhiên khi hầu hết học trò của cô Hương Lan nay rất nổi tiếng với dòng nhạc quê hương. Sau sự việc góp ý "hỏa tốc" như với Việt Hương, tôi hình dung nếu Việt Hương gặp hoăc gọi điện cho cô Hương Lan chuyện trò cô ấy cũng sẽ dịu nga . Cùng sống quây quần thành phố nhỏ đây thôi mà, đi diễn lại gặp nhau suôt. Trong nghề gọi là cùng chung cơm "nghiệp Tổ".
Anh nhìn nhận thế nào về sự "quá trớn" của diễn viên Việt Hương?
Dư luận lâu nay bức xúc nhiều người khác, hiện đổ dồn vào Việt Hương nhưng nữ diễn viên này cũng đã nhận lỗi và giới hạn mình cho các sự kiện tiệc tùng rồi nên tôi nghĩ mọi người hãy mở lòng, đừng vin vào lời góp ý của ca sĩ Hương Lan trên mạng để dồn người khác vào đường cùng. Phải nhìn một cach công tâm, tôi đã từng chứng kiến Việt Hương từ thuở hàn vi mới vào nghề, ngót nghét 20 năm.
Đó là nghệ sĩ yêu nghề, chịu nhiều cực khổ, có tinh thần xả thân, trân trọng nghiệp diễn, luôn cầu tiến, tích cực tham gia công tác xã hội và hành thiện, tu tập Phật pháp. Cô ấy đã lăn xả đi diễn, đi thi và mới chỉ được "tổ nghề" hậu đãi chừng vài năm gần đây.
Nếu chỉ vì lần "quá trớn" để trả giá cả sự nghiệp cũng quá ư khắc nghiệt. Hi vọng, công chúng bao dung để Việt Hương có cơ hội chừng mực lại và tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho sân khấu. Ai cũng có lần thiếu sót và mong muốn hoàn thiện.
Không riêng gì diễn viên Việt Hương mà rất nhiều nghệ sĩ hài đang bị chỉ trích về sự dung tục, không biết kiểm soát mình. Anh nghĩ nguyên nhân do đâu?
Đây mới là đề tài đáng quan tâm hơn, có nhiều nguyên nhân mà không phải cứ đổ thừa nghệ sĩ là xong. Tôi xin chia sẻ nghiêm túc, thỉnh thoảng tôi xem một vài chương trình, vở diễn trong nước, ở sân khấu chuyên nghiệp hẳn hoi chứ không phải đám cưới hay event, tôi thấy vô số kiểu hài hình thể, những câu thoại thô thiển chẳng có gì đáng cười mà nhiều khán giả trẻ vẫn cứ cười vô giác hô hố lên, thậm chí vỗ tay, hò reo cho những màn lố lăng.
Thế là nghệ sĩ tưởng mình hay lắm, cứ thay nhau tiếp tục lặp lại, người này bắt chước người kia, lại còn "tăng đô" dung tục tới bến như tưởng đúng ta đây mới là danh hài vậy.
Bên cạnh đó là nhà sản xuất, bầu sô cứ thấy khán giả cười nhiều, "view", "like" cao là chào mời. Nguy hiểm nhất là sức lan tỏa của hầu hết các gameshow dạng ấy trên truyên hinh, mạng xã hội đã ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triêu khán giả và cả một thế hệ trẻ đang ở tuổi hình thành nhân cách, hoàn thiện kiến thức.
Trong đời sống hiện đại, liệu quan niệm "sân khấu là thánh đường" có còn phù hợp?
Tôi nghĩ, đã mang danh phận nghệ sĩ, trong khuôn khổ ngành nghề là họ đang làm văn hóa, trứớc khi làm văn hóa thì phải hiểu và có văn hóa. Văn hóa ở nhận thức, thái độ, cách ứng xử trước sau, trên dưới, trong ngoài... Là nghệ sĩ thì đi trên đường, hay ở phố chợ vẫn là nghệ sĩ nên ngay cả đời sống thường ngày, khán giả vẫn ở khắp nơi.
Nghệ sỹ luôn mong khán giả thừa nhận, trân trọng mình vậy nghệ sĩ cũng phải có lòng tự trọng, giữ sự chuẩn mực mọi luc, mọi nơi chứ đâu cần đợi lúc lên sân khấu mới nhận ra đấy là "thánh đường".
Cảm ơn ca sĩ Quang Thành về cuộc trò chuyện!
Theo Thành Nam/Giadinh.net
Trung Dân: 'Phản ứng của chị Hương Lan với Việt Hương cũng có nguyên nhân' "Khi người nghệ sĩ đứng trên sân khấu, ngoài trách nhiệm, bổn phận thì nó còn là uy tín của bản thân và uy tín nghề nghiệp", nghệ sĩ Trung Dân bày tỏ quan điểm về sự cố của Việt Hương. Mọi thứ nên dừng lại, đừng nhắc tới sự việc này nữa... Là đàn anh trong nghề, anh nghĩ thế nào về...