Trần Tấn Thông: Người chiến thắng căn bệnh ung thư
Cựu cầu thủ nổi tiếng Trần Tấn Thông là 1 trong ít trường hợp đặc biệt đã chiến thắng căn bệnh ung thư để tiếp tục đứng vững trên sân cỏ.
Tấn Thông đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo để tồn tại
Ai cũng nói bóng đá bạc nhưng tất cả những ai là đàn ông đều yêu bóng đá, mê bóng đá và phần lớn đều muốn mình trở thành cầu thủ bóng đá. Trần Tấn Thông, cựu danh thủ của Sông Bé, Bình Dương và Cảng Sài Gòn là người như vậy.
Sinh ra và lớn lên tại quê nhà Sông Bé sau này tách tỉnh là Bình Dương, Trần Tấn Thông (sinh nắm 1970) đích thực là con nhà nòi khi cha anh – cố Huấn luyện viên Trần Tấn Anh là người dẫn dắt đội Sông Bé những năm 80 thế kỷ trước. Ông truyền lại lòng đam mê và cảm hứng với trái bóng tròn cho gia đình họ Trần khi người em là Quốc Thái cùng người con trai cả là Tấn Thông cũng theo nghiệp bóng đá như cha anh mình. Những năm ấy bóng đá thật ra chỉ là đam mê của những gã trai đang đến tuổi trưởng thành, làm gì có những khoản tiền lương cao ngất ngưỡng, làm gì có những hợp đồng chuyển nhượng đình đám và làm gì có tỉ phú bóng đá như thời bấy giờ.
Chơi cho đã ở những sân chơi tuổi thơ với cái phủi ở những sân ruộng gần nhà, Tấn Thông gia nhập đội năng khiếu tỉnh khi bước vào tuổi 17 . Sau đó 1 thời gian ngắn được đôn lên đội 1 thi đấu tại giải A2 ( tương đương giải hạng nhất bây giờ). Không sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao 1 m65 nhưng bất kì hàng phòng ngự nào đối đầu cùng anh hẳn luôn phải e dè bởi tốc độ, lì lợm, thuận 2 chân, chơi kĩ thuật, khả năng dứt điểm đa dạng với những pha tăng tốc, những tình huống càn lướt cùng cách chạy cắt mặt đánh đầu tuyệt vời.
Trần Tấn Thông
Màn lội ngược dòng của Sông Bé trước Đồng Tháp tại giải các đội mạnh phía Nam 1993 là 1 trong những minh chứng cho khả năng của tiền đạo mang áo số 10 với 3 bàn thắng trong trận đấu cùng danh hiệu vua phá lưới toàn giải . Nhưng ấn tượng hơn cả chính là khi anh cùng các đồng đội Nguyễn Văn Dũng, Trương Văn Dũ, Trương Văn Khanh.. cùng đội Sông Bé giành cúp quốc gia 1994 sau khi đánh bại đội rất mạnh bấy giờ là Cảng Sài Gòn ngay trên sân Thống Nhất.
Gia nhập Ninh Thuận ở hạng đấu thấp, đặt chân vào đội bóng hàng đầu quốc gia Cảng Sài Gòn, cuộc đời bóng đá của Tấn Thông thăng trầm hệt như bản thân anh . Phong độ cao, chân sút chín muồi ở tuổi 26 lại chia tay đội dự tuyển quốc gia vì căn bệnh viêm đại tràng mãn tính, điều tiếc nuối nhất trong sự nghiệp của mình. Nếu không có chứng bệnh quái ác đó, biết đâu Thông may mắn hơn khi đã có 1 ngã rẽ mới trong sự nghiệp cùng các đồng nghiệp Huỳnh Đức, Minh Chiến, Quốc Cường.
Tấn Thông vẫn đều đặn ra sân
Năm 2002 những tưởng sự nghiệp của anh kết thúc khi gặp chấn thương đầu gối và an phận với công việc tại Công ty cấp thoát nước Bình Dương thì anh quay trở lại với màu áo Quảng Ngãi tại giải hạng 3 ở cái tuổi 36 , đưa đội bóng này từ hạng 3 lên hạng 1 liên tiếp và sau đó khép lại hành trình 20 năm thăng trầm của tiền đạo người Sông Bé .
Nhanh chóng tìm được công việc gắn liền với nghề của mình nhờ vị thế, tâm thế của 1 người con Bình Dương, Thông tham gia trung tâm đào tạo bóng đá Becamex Bình Dương năm 2006 và đã góp công lớn đưa đội U.21 Bình Dương giành ngôi á quân giải U.21 báo Thanh Niên năm 2009, đồng thời được chọn dẫn dắt đội U.21 tuyển chọn Việt Nam thi đấu giải U.21 quốc tế. Nhưng căn bệnh ung thư thanh quản khiến anh sau đó phải tạm dừng, đó là giai đoạn khó khăn nhất cuộc đời của anh. Công việc không, thu nhập không, đối thủ trên sân, chấn thương không thể ngăn chặn anh nhưng cuộc sống, căn bệnh quái ác khiến anh gần như mất phương hướng, khiến anh gần như gục ngã .
Trần Tấn Thông đã chiến thắng chình mình để tồn tại
“Bóng đá buồn vui lẫn lộn lắm, ai chơi rồi cũng hiểu lúc vinh quang và lúc không còn nó trái ngược nhau như thế nào. Tôi cũng thế nhưng may mắn cho tôi là nhờ bóng đá tôi lại có những đồng đội, những người luôn bên tôi, động viên tôi, chia sẻ cùng tôi những lúc khó khăn nhất, giúp tôi đứng vững trên cuộc đời này”. Anh Thông tâm sự với giọng đầy xúc cảm khi nhớ đến giai đoạn chiến đấu với căn bệnh thập tử nhất sinh này được sự hỗ trợ của những người bạn như đội bóng cựu sinh viên TP.HCM, cựu cầu thủ Bình Dương, gia đình, người thân, người hâm mộ khi tất cả chia sẻ cùng anh, động viên anh trong tinh thần cũng như vật chất .
Bây giờ thì anh đã quay trở lại Trung tâm đào tạo bóng đá Becamex Bình Dương 1 lần nữa với vai trò quản sinh. Ở nơi đây anh lại được sống với niềm đam mê, với con người của mình nhờ cánh tay của Chủ tịch hội đồng quản trị Hồ Hồng Thạch . Và với anh thì đây chính là những ngày bắt đầu vui và hạnh phúc nhất với cuộc sống ổn định, công việc thuận lợi cùng những trận đấu trên sân phủi với niềm đam mê của mình.
Gia đình nhỏ của Tấn Thông NVCC
Lưu Ngọc Hùng
Tiến Linh: Hình bóng Công Vinh và sự tái sinh từ chấn thương đứt dây chằng
Nếu như Công Phượng thường được ví von với Văn Quyến thì Tiến Linh xứng đáng là phiên bản Công Vinh với dáng dấp một chân sút đẳng cấp.
Nối tiếp sự thăng hoa ở tuyển Việt Nam với bàn thắng hạ gục UAE, Tiến Linh lập cú hat-trick vào lưới U22 Lào. Dù đối thủ bị đánh giá yếu hơn U22 Việt Nam nhưng Tiến Linh cho thấy được tài năng săn bàn đáng sợ, từ cách di chuyển đến khả năng tận dụng cơ hội đều rất hoàn hảo.
Một cú chạm bóng nhanh hơn hậu vệ Lào, Tiến Linh nhanh chóng thoát xuống hạ gục thủ thành U22 Lào để mở tỷ số cho U22 Việt Nam. Một tình huống khác, Tiến Linh bứt tốc cực nhanh sau đường chuyền của Tấn Tài, sau đó anh xử lý gọn gàng để nâng tỷ số lên 2-0 cho U22 Việt Nam.
Tiến Linh đã có cú hat-trick vào lưới U22 Lào.
Tốc độ, sự nhanh nhẹn, xử lý bóng bản lĩnh và chơi bóng bổng tốt, Tiến Linh khiến cho nhiều người gợi nhớ về hình ảnh một Lê Công Vinh toàn năng trong quá khứ của bóng đá Việt Nam.
Điều đáng nể là Tiến Linh từng chịu chấn thương đứt dây chằng ở tuổi 20. Nhưng chân sút này không gục ngã, Tiến Linh dưỡng thương và trở lại với hình ảnh của một tiền đạo tài năng nhờ biết vượt lên chính mình với "khúc cua định mệnh" mang tên đứt dây chằng - một loại chấn thương mà bất kỳ cầu thủ nào cũng sợ hãi nếu gặp phải.
Đó cũng là hình ảnh về Lê Công Vinh trong quá khứ, tiền đạo người xứ Nghệ từng dính chấn thương đứt dây chằng. Công Vinh cũng không đánh mất bản năng sát thủ, anh trở lại và lợi hại như xưa.
Bóng đá Việt Nam trong nhiều thế hệ luôn có những tiền đạo xuất sắc. Kể từ thời điểm hội nhập thì chúng ta có một loạt chân sút đẳng cấp tầm khu vực như Minh Chiến, Huỳnh Đức, Văn Sỹ Hùng... Sau đó, lứa kế cận có Văn Quyến, Công Vinh, Anh Đức, Việt Thắng, Thanh Bình.
Tiến Linh là sự kế thừa hoàn hảo cho Lê Công Vinh.
Nhưng thế hệ hiện tại dù rất tài năng nhưng thiếu những trung phong cắm đẳng cấp. Tuyển Việt Nam đang có những cầu thủ đá lệch cánh rất hay như Văn Toàn, Quang Hải, Văn Đức, Công Phượng nhưng vị trí tiền đạo cắm thì ông Park từng than thở, thậm chí sang tận châu Âu để xem giò các cầu thủ Việt kiều.
Bây giờ, Anh Đức đã chia tay ĐTQG, Tiến Linh trưởng thành vượt bậc là một tín hiệu rất vui cho HLV Park Hang Seo. Ngoài ra, Hà Đức Chinh cũng đang cho thấy sự trở lại với 4 bàn thắng vào lưới U22 Brunei.
Ở đó, Tiến Linh chắc chắn là cầu thủ nhận được sự kỳ vọng lớn nhất để trở thành một tiền đạo đẳng cấp. Vì Tiến Linh còn rất trẻ, cơ hội trưởng thành và tích lũy thêm kinh nghiệm ở phía trước. Kỳ vọng Tiến Linh sẽ là sự kế thừa hoàn hảo cho chỗ trống của Lê Công Vinh để lại.
Theo SaoStar
Ai lấp đầy khoảng trống Công Vinh để lại ở tuyển Việt Nam? Bốn năm sau ngày Công Vinh giải nghệ, các HLV vẫn tìm kiếm một ngôi sao đủ tầm cỡ thay thế anh trong dài hạn ở tuyển Việt Nam. Ngày 7/12/2016, người hâm mộ Việt Nam phải nhận hai tin buồn. Thứ nhất, đội tuyển bị loại khỏi AFF Cup sau trận hòa như thua trước Indonesia. Thứ hai, Lê Công Vinh và...