Tràn ngập bao cao su Trung Quốc, vì sao?
Mới đây, Quỹ dân số Liên hợp quốc ( UNFPA) cho biết, hơn 85% bao cao sucó mặt trên thị trường Việt Nam là do tư nhân sản xuất. Đặc biệt có đến gần 50% bao cao su có mặt trên thị trường Việt Nam kém chất lượng, và giả nhãn hiệu.
Bao cao su đi vào Việt Nam qua con đường tiểu ngạch, nhiều khả năng sẽ không đạt chất lượng – Ảnh minh họa
Nhận định về điều này, bà Nguyễn Thị Huệ, Trưởng phòng Truyền thông can thiệp công đồng, Ủy ban phòng chống AISD TP.HCM cho biết, bao cao su qua Việt Nam bằng con đường tiểu ngạch, hàng xách tay, trôi nổi thì nguy cơ hàng kém chất lượng là rất cao; còn với bao cao su đi vào Việt Nam bằng con đường chính ngạch được để kiểm tra quy chuẩn kỹ thuật rất kỹ lưỡng nên rất khó có bao cao su không đạt chất lượng, ngoại trừ bảo quản không tốt.
Bán bao cao su Trung Quốc lời to
Theo bà Huệ, quy chuẩn bao cao su được Bộ y tế quy định phải là chất liệu latex thiên nhiên, chiều dài từ 170mm trở lên, còn chiều rộng thì từ 49mm -2mm hoặc 52 -2mm, độ dày 0,065mm -0,015mm.
Bao cao su phải không mùi (chỉ mùi cao su), trong mờ, không màu. Bao cao su phải được bôi trơn với dung dịch silicon có độ nhớt từ 200 đến 300CS. Tổng trọng lượng bôi trơn và bột hương liệu là 550mg -150mg.
Ngoài ra, còn có một số quy định khác như thể tích, áp suất nổ, thời hạn sử dụng, yêu cầu đối với bao gói…
“Đối với những bao cao su không đúng những tiêu chuẩn trên đều là những bao cao su không đạt chất lượng” – bà Huệ nói.
Có mặt tại một shop bao cao su trên đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP.HCM, khi nghe chúng tôi hỏi mua bao cao su, một nam nhân viên trẻ tuổi, tóc húi cua nhanh nhảu nói: “Anh muốn mua hàng cao cấp hay hàng thường”?
Nói xong nhân viên này đưa ra một loạt nhãn hiệu bao cao su Trung Quốc và giới thiệu: Đây là bao su Trung Quốc (một loại bao cao su toàn ghi chữ Trung Quốc) cao cấp có gai, để kích thích tạo cảm giác có giá 50.000 đồng/hộp (2 bao). Còn thấp hơn tí là bao cao su nhãn hiệu OK màu đỏ có giá 15.000 đồng /hộp (3 bao), bao cao su này có chất bôi trơn, nhằm để kéo dài “cuộc chơi”.
“Nếu anh thích xài hàng thường thì sử dụng bao cao su OK A CHOI có giá 1 hộp (3 bao) 6 nghìn đồng hay VIP Plus giá 1 hộp (3 bao) cũng 6 nghìn đồng” – người thanh niên nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, bà Huệ cho biết, sở dĩ trên thị trường bao cao su Trung Quốc chiếm chủ yếu là do kinh doanh bao cao su này lợi nhuận cao hơn so với bao cao su của các nước khác.
Điển hình bao cao su VIP plus sản phẩm Trung Quốc có giá gốc chỉ 200 đồng, nhưng được bán với giá 2000 đồng, trong khi cùng loại bao cao su trên do Việt Nam sản xuất giá 1000 đồng và cũng chỉ bán ra với giá 2000 đồng.
Hay bao cao su Number one của Hàn Quốc giá gốc là 2.000 đồng, nhưng bán ra nhiều khi cũng chỉ hơn 2000 đồng mà thôi.
Điều đó cho thấy, sức hút bao cao su Trung Quốc đối với các shop bao cao su hay những nhà thuốc Tây là rất lớn, bởi giá gốc khá rẻ bán ra sẽ có lợi nhuận cao.
Anh H. chủ một shop bao cao su S.T trên đường Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM tiết lộ, phần lớn bao cao su có nguồn gốc Trung Quốc được các shop bao cao su trên địa bàn thành phố lấy từ khu vực Chợ Lớn. Đây là nguồn bao cao su trôi nổi được nhập về đây, giá tương đối rẻ nên khi bán lẻ lợi nhuận cao.
Còn theo bà Huệ, bao cao su giá rẻ của Trung Quốc, cái đáng lo chính là nguồn gốc xuất xứ và nhập qua đường tiểu ngạch, hàng xách tay, không kiểm định được chất lượng có đúng với những tiêu chuẩn như trên không. Do đó, những bao cao su này, nhiều khả năng sẽ là bao cao su không đạt chất lượng.
Nhận biết bằng cảm quan
Cũng theo bà Huệ, không chỉ bao cao su đi bằng con đường tiểu ngạch, không được kiểm định chất lượng mà ngay cả những loại bao cao su đi bằng con đường chính ngạch được kiểm định đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật, nhưng nếu bảo quản không đúng cách cũng không đạt chất lượng.
Nếu bao cao su để ngoài trời nắng nóng, nhiệt độ trên 30 độ C thì chất bôi trơn bên trong bao bị khô, giòn bao sẽ rất dễ rách, vỏ bao có thể bị cong, không đạt tiêu chuẩn.
Ngoài những yếu tố trên, bà Huệ cho biết, người sử dụng bao cao su có thể dùng phương pháp cảm quan bên ngoài để biết bao cao su đó có đạt chất lượng hay không.
“Khi đẩy ruột bao cao su lên phía trên, nếu phát hiện vỏ bao cao su không có không khí, bị xẹp thì chắc chắn bao cao su đó đã bị mọt hay bị hư hỏng gì đó. Khi xé vỏ bao ra, bằng cảm quan, sờ bên trong bao không còn chất bôi trơn, khô giòn, hoặc có mùi gì đó thì bao cao su này cũng không đạt chất lượng”, bà Huệ cho biết.
Bằng cảm quan có thể nhận biết được bao cao su đạt chất lượng hay không?
Cũng theo bà Huệ, ngay cả Quỹ toàn cầu thông qua các CBO (tổ chức dựa vào cộng đồng) cung cấp bao cao su cho nhóm có nguy cơ cao nhiễm HIV/AIDS mới đây cũng được các đối tượng sử dụng phán ánh bao cao su không đạt chất lượng.
Bao cao su này ít chất bôi trơn, dễ vỡ, đặc biệt là những người đồng tính nam quan hệ qua đường hậu môn, rất dễ bị rách, không an toàn.
Mục đích của người sử dụng bao cao su là để ngăn chặn các chất dịch tiếp xúc với nhau, phòng ngừa bệnh tật và phòng ngừa thai.
Tuy nhiên, theo bà Huệ, nếu những bao cao su không đạt chất lượng thì dịch có thể thoát ra ngoài, dịch bệnh bên ngoài xâm nhập và lây truyền các loại nhiễm khuẩn gây bệnh, nhiễm HIV/AIDS hoặc mang thai ngoài ý muốn, đó là chưa kể gây cảm giác đau đớn trong quá trình giao hợp.
Theo MTG
Tai nạn kinh hoàng khi sử dụng xe đạp điện rởm
Sự trà trộn của các loại xe đạp điện kém chất lượng đang làm cho dòng sản phẩm tiện ích này trở thành thảm họa giao thông mới của Việt Nam với những tai nạn kinh hoàng còn hơn cả tai nạn xe máy.
Với rất nhiều ưu thế: Rẻ, tiện dụng, không cần xăng, không cần bằng lái... đã khiến dòng xe đạp điện đang được rất nhiều gia đình lựa chọn và ngày càng xuất hiện dày đặc trên đường phố. Một chiếc xe đạp điện có giá dao động từ 7 triệu đồng đến 16 triệu đồng. Những dòng xe do Trung Quốc sản xuất, giá chỉ khoảng 3-4 triệu đồng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại về xe đạp điện là sự lộn xộn về nguồn gốc xuất xứ, gây hoang mang cho người tiêu dùng.
Anh Quân - một người có kinh nghiệm lâu năm trong việc kinh doanh xe đạp điện (hiện nay đã chuyển nghề) cho biết: Thực tế, thị trường xe đạp điện hiện nay có tới 90% là hàng Trung Quốc được nhập vào Việt Nam với giá chỉ 2- 3 triệu đồng. Rất nhiều chủ cơ sở kinh doanh đã gắn mác quảng cáo là hàng chính hãng, sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông để đội giá cao hơn. Khi đến tay người tiêu dùng, những loại xe này thậm chí có giá lên đến 10 triệu đồng và hơn thế nữa. Nếu xe hỏng, cần bảo hành họ lại dễ dàng "hóa trang" với đủ mọi lý do, vì với họ quan trọng nhất là xe bán được giá, tiền đã vào túi.
Cẩn trọng với xe đạp điện không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chúng tôi đề cập đến lý do tại sao anh lại ngừng kinh doanh mặt hàng này trong khi lợi nhuận thu về lớn như vậy, anh Quân chia sẻ: Ban đầu, khi dòng xe đạp điện mới nổi, việc buôn bán rất thuận lợi, lãi thu về cũng rất lớn. Nhưng hiện nay, nhu cầu của người dân đang giảm dần, tỉ lệ cạnh tranh ngày một cao và quan trọng hơn là vấn đề liên quan đến chất lượng. Xe đạp điện tuy rẻ nhưng rất dễ xuống cấp, đặc biệt là dòng xe nhập từ Trung Quốc. Sau khi mua về sử dụng, chất lượng không đảm bảo, liên tục hỏng hóc, nguồn cung cấp phụ tùng thay thế, sửa chữa cũng gặp nhiều khó khăn. Khách hàng thường xuyên đến phàn nàn khiến việc buôn bán không ổn định.
Qua khảo sát của phóng viên tại một số cửa hàng chuyên bán xe đạp điện, các chủ cửa hàng liên tục giới thiệu hàng của mình là chính hãng, hàng nhập ngoại "xịn" do Honda, Yamaha sản xuất,... Tuy nhiên, các dòng chữ trên xe lại là chữ của Trung Quốc. Hỏi về vấn đề này, chúng tôi đều nhận được câu trả lời tương tự nhau: Chúng tôi nhập từ các đại lý chính hãng, có thể họ liên doanh sản xuất với đối tác Trung Quốc, làm sao chúng tôi biết được.
Một số người bán hàng còn thẳng thắn chia sẻ với phóng viên: Đây là hàng Trung Quốc nhưng là hàng chính hãng Trung Quốc (không phải hàng nhập lậu) nên giá cũng cao hơn. Đặc biệt, để tìm mua được một chiếc xe đạp điện do Việt Nam sản xuất tại các cửa hàng này là rất khó bởi "mẫu mã kém bắt mắt, ít cạnh tranh về giá nên chúng tôi không bán", một chủ cửa hàng khẳng định.
Vận tốc "siêu khủng"
Không chỉ dừng lại ở việc nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng , hiện nay, xe đạp điện còn trở thành "hung thần" đường phố với hàng loạt vụ tai nạn kinh hoàng.
Theo tiêu chuẩn, xe đạp điện có vận tốc tối đa không quá 25km/h, nhưng thực tế có không ít loại xe đạt vận tốc tới 30 - 40km/h, thậm chí với những dòng xe đời mới thì tốc độ cao nhất đạt được là 60km/h, ngang với tốc độ trung bình của xe máy. ông Nam- chủ cửa hàng xe đạp điện trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: "Đồng hồ đo công tơ mét của xe đạp điện ghi tối đa là 50km/h nhưng thực tế lại không thể chạy quá 25km/h vì đã có bộ điều chỉnh khống chế tốc độ và đã được thử nghiệm, dán tem kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu khách hàng muốn đi nhanh hơn vẫn chúng tôi có thể điều chỉnh được".
Các bác sĩ bệnh viện Việt Đức đang điều trị cho bệnh nhân đi xe đạp điện bị tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Với kinh nghiệm bán hàng lâu năm của mình, anh Quân cho biết: Bất kỳ dòng xe nào cũng vậy, an toàn hay không phụ thuộc vào người điều khiển nó. Không phải cứ đi xe đạp điện mới là an toàn. Thực tế, khi di chuyển với vận tốc cao, tốc độ ngang với xe máy nhưng xe đạp điện lại có trọng lượng rất nhẹ nên khi xảy ra tai nạn, độ văng của xe điện mạnh hơn nhiều so với xe máy, khiến người điều khiển bị chấn thương nặng hơn. Hơn nữa, di chuyển bằng xe đạp điện thường không gây ra tiếng động nên không cảnh báo được người tham gia giao thông tránh đường.
Nói về mức độ nguy hiểm của xe đạp điện, anh Quân cũng cho biết thêm: Tốc độ của xe đạp điện ngang với xe máy nhưng không an toàn bằng xe máy do hệ thống phanh, còi chỉ tương đương xe đạp. Hơn thế, người sử dụng hầu như không đội mũ bảo hiểm, dẫn đến nguy cơ chấn thương nặng nếu tai nạn xảy ra, đặc biệt là chấn thương sọ não.
Với việc tốc độ cho phép quá cao như vậy, những người điều khiển xe đạp điện (chủ yếu là giới trẻ) lại đang rất thờ ơ, coi thường quy định pháp luật và sự an toàn của bản thân cũng như người tham gia giao thông: Ngang nhiên chở ba, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng, từ đó đã gây nên những vụ tai nạn thương tâm, đau lòng.
Tuy xe đạp điện có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng tìm mua được một chiếc xe đạp điện hợp lý vẫn là bài toán khó, thách thức người tiêu dùng. Từ chất lượng tù mù cho đến nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, nhiều hàng giả - hàng nhái, hàng kém chất lượng đang khiến xe đạp điện ngày càng mất điểm trong mắt người tiêu dùng.
Mẹo nhỏ giúp bạn chọn xe đạp điện đúng cách Khi mua xe, trước hết phải chọn hãng có thương hiệu và đại lý có uy tín. Những hãng sản xuất lớn bao giờ cũng có chế độ bảo hành rõ ràng và độ tin cậy cao. Riêng việc chọn hàng có thương hiệu chúng ta sẽ tránh được hàng giả, hàng nhái, đồng thời đảm bảo về chất lượng và giá cả hợp lý. Để chọn được chiếc xe đạp điện tốt, khi cầm tay lái rung, lắc mà cảm thấy vẫn chắc chắn, không phát ra tiếng kêu lọc xọc là xe tốt. Đặc biệt cảnh giác với những chiếc xe bề ngoài có vẻ hào nhoáng nhưng nếu nhìn kỹ sẽ thấy nhiều lớp sơn bong thành từng mảng. Xe chính hãng bao giờ cũng có nước sơn bền, chỉ có thể bị xước do va chạm chứ không thể bị bong.
Theo Nguoiduatin
Bạc Liêu bầu tân Chủ tịch UBND tỉnh Ngày 9/6, tại kỳ họp thứ 10 (bất thường) HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa VIII, ông Lê Minh Khái - Phó Bí thư Tỉnh ủy - đã được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh. Tại kỳ họp, đa số đại biểu có mặt (43/45) thống nhất bầu ông Lê Minh Khái - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Bạc...