Trần Mạnh Tuấn lại ngẫu hứng cùng nhạc Trịnh
Sau hơn 10 năm, nghệ sĩ saxophone nổi tiếng ra mắt album nhạc Trịnh thứ hai với phong cách nhạc jazz ngẫu hứng đầy cảm xúc.
“ Như cánh vạc bay” là album thứ hai của Trần Mạnh Tuấn về nhạc Trịnh Công Sơn, sau “Hạ trắng” phát hành năm 2001 – đĩa nhạc hoà tấu Việt Nam bán chạy nhất từ trước đến nay.
Khác với sự mộc mạc của “Hạ trắng”, “Như cánh vạc bay” tạo ra không gian mới mẻ hơn với nhiều chất jazz. Nam nghệ sĩ khai thác chất jazz tiềm ẩn vốn có nhiều tương đồng với lối du ca của Trịnh Công Sơn để nâng mỗi bài hát thành một bản jazz vừa có cấu trúc chặt chẽ lại không thiếu cho không gian ngẫu hứng.
Album tập hợp những nhạc công jazz hàng đầu của TP HCM như: Vũ Trọng Hiếu, Lý Huỳnh Long, Vĩnh Tâm, Phạm Kiên Hoài… Họ cùng trình diễn những “ngón nghề” ngẫu hứng đặc trưng của mỗi người. Hai giọng nữ cao Ngọc Tuyền và Triệu Yên cũng góp giọng trong một vài bản hoà tấu khiến đôi chỗ thêm phần huyền bí và mang dấu ấn tâm linh.
Nhạc Trịnh luôn mang lại cảm hứng cho Trần Mạnh Tuấn.
“Tôi không bao giờ thổi nguyên vẹn, mà luôn phá phách những khúc giữa bài. Tất nhiên cách đưa jazz vào nhạc Trịnh là có nguyên tắc”, Trần Mạnh Tuấn nói về cách dàn dựng hòa âm cho nhạc Trịnh lần này. Theo anh, một bản hòa âm thành công là phải chuyển tải được tác phẩm của người nhạc sĩ đến người nghe hay nhất. Mỗi lần phối, người nhạc sĩ phải đặt tư duy của mình vào đó, thả cảm xúc cho đầy tràn.
Cùng “Như cánh vạc bay”, Trần Mạnh Tuấn cũng ra mắt album “Angel eyes” sau nhiều năm ấp ủ.Trong album này, anh tập hợp nhiều nghệ sĩ quốc tế cùng tham gia.
Video đang HOT
“Angel eyes” gồm mười tác phẩm kinh điển cho nhạc jazz. Tính ngẫu hứng được chú trọng nhất trong album này khi thu live hoàn toàn với sự góp mặt của nữ ca sĩ Bonnie Jensen đến từ Australia. Có chất giọng nhẹ nhàng pha trộn giữa Norah Jones và Diana Ross, giọng nữ này rất được yêu mến tại xứ sở chuột túi và thường xuyên trình diễn tại nhiều nước Đông Nam Á.
Người yêu nhạc jazz kinh điển sẽ được nghe lại các bản: Nature boy, I fall in love too easily, My funny valentine… trong phong cách âm nhạc tinh tế, tươi mới với sự tham gia thu âm của nhiều nghệ sĩ. “Angle eyes” mang đầy đủ những tính chất của một đĩa nhạc jazz quốc tế chuẩn mực nhưng thú vị vì có pha một chút địa phương từ cách thể hiện của những nghệ sĩ châu Á.
Trần Mạnh Tuấn sẽ ra mắt dự án “Saigon bigband” vào đầu năm 2013.
Trần Mạnh Tuấn là nghệ sĩ kèn saxophone nổi tiếng của Việt Nam. Anh biết chơi nhiều nhạc cụ dân tộc như guitar phím lõm, nhị, sáo, trống… Tuy vậy, anh chọn saxophone để gắn bó hơn 20 năm.
Trần Mạnh Tuấn xuất thân trong gia đình có truyền thống âm nhạc, cha, mẹ và chị gái đều là nghệ sĩ hát cải lương. Năm 1979, anh bắt đầu chơi saxophone, sau đó nhận được học bổng Đại học âm nhạc Berklee, Boston (Mỹ) và trở thành sinh viên Việt Nam đầu tiên tại đây. Anh đã cho ra mắt sáu CD nhạc, trong đó nổi tiếng với những bản saxophone dành cho nhạc Trịnh. Năm 2005, anh mở câu lạc bộ Jazz sax n’ Art tại TP HCM với mục đích thoải mái “tung tăng cùng jazz”.
Nhân dịp ra mắt hai album mới, Trần Mạnh Tuấn cũng hé lộ thông tin dự án “Saigon bigband” sẽ ra mắt vào đầu năm 2013. Quy tụ 20 thành viên gồm những nghệ sĩ chơi jazz có tiếng tại Sài Gòn và một số nghệ sĩ đến từ Hàn Quốc, Anh, “Saigon bigband” sẽ khởi xướng lối chơi jazz trong một dàn nhạc quy mô vốn đã phổ biến trên thế giới nhưng còn mới lạ ở Việt Nam.
Hoàng Dung
Theo VNE
Cuộc đời nghiệt ngã của nghệ sĩ Saxophone hàng đầu Việt Nam
Sau những mất mát, đớn đau, tuyệt vọng tưởng chừng như không thể vượt qua, nhưng rồi bản ngã của người nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn vẫn chiến thắng và vươn dậy để gặt hái được nhiều thành công.
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn là một trong những nghệ sĩ Jazz Saxophone hàng đầu Việt Nam. Anh còn được mọi người biết đến như một nhạc sĩ, hoà âm và là nhà sản xuất âm nhạc.
Saxophone Trần Mạnh Tuấn.
Sinh ra tại đất Hà thành, cuộc đời của người nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn đầy thăng trầm, nghiệt ngã. Mẹ anh là cháu của chủ rạp hát nổi tiếngKim Phụng, còn bố là kép chính. Để giữ kép chính, bà của anh gả con gái khi mẹanh mới 16 tuổi. Chính vì vậy mà bố mẹ anh không có tình yêu và chia tay trước khi anh được sinh ra.
Trần Mạnh Tuấn chia sẻ: "Tên cúng cơm của tôi là Thêm, chứ không phải Tuấn. Tôi là con thứ tám trong gia đình, tôi phải xa cha mẹ từ tấm bé, sống rong ruổi cùng đoàn hát đi khắp nơi. Tôi lớn lên ở phố Tạ Hiện, nơi hỗn độn mọi thành phần của xã hội, được va chạm sớm nên tôi hiểu thế nào là sự chia sẻ. Cuộc sống lang bạt cho tôi sự cứng cáp, từng trải. Tôi có óc tổ chức, làm ông bầu từ bé, khả năng sinh tồn buộc mình phải khai thác, khám phá, khó khăn càng làm cho mình rắn rỏi, mạnh mẽ hơn. Tôi đi đêm về hôm mà mình không hư cũng là nhờ âm nhạc, để hiểu được cái đẹp. Sau này, mẹ tôi vẫn thường nói không ngờ đứa con mà bà định bỏ đi mang lại hạnh phúc cho bà nhiều nhất".
Trần Mạnh Tuấn chơi nhạc Jazz từ lúc 8 tuổi cho đến 13 tuổi nhưng anh tiết lộ thực sự mình không biết nhạc Jazz là gì? Trần Mạnh Tuấn cho hay, cơ duyên để anh chơi nhạc Jazz là vào thời điểm đó, trung tâm ngôn ngữ của Pháp đưa đoàn nhạc Jazz sang biểu diễn. Anh là một trong những nhân tố được họ để ý ngay từ đầu, nên người ta chọn anh và một vài người nữa của những năm 89, họ chọn để đào tạo. Và có thể nói anh là người tiên phong ở ngoài Hà Nội được tiếp xúc, học và chơi nhạc Jazz.
Trần Mạnh Tuấn (phải) cùng đồng nghiệp trong một show diễn.
Trần Mạnh Tuấn chia sẻ: "Năm 13 tuổi, tôi bị đau mắt, bác sĩ chẩn đoán chỉ bị viêm mắt bình thường, đâu ngờ ba ngày sau để tay lên mắt không còn nhìn thấy gì nữa. Bác sĩ phải tiêm một loại thuốc rất mạnh để giữ con mắt còn lại. Đau đớn vô cùng, tôi nằm lịm đi suốt mấy tiếng đồng hồ, rồi lại một mình trở về nhà. Lúc ấy, tôi tưởng cuộc đời thế là chấm dứt. Tôi lao vào thổi kèn như điên, và không ngờ âm nhạc đã cứu sống tôi.
Khi đang biểu diễn ở Đức, tôi mới biết mình bị hư hết hai quả thận. Một tháng trời tôi bị sốc, chỉ nằm nhìn lên trần nhà. Tôi không thể tin được đó là sự thật. May mắn là tôi được nhiều người thương, kể cả những người bạn Mỹ. Chính anh trai đã cho tôi quả thận của mình rồi bạn bè gom góp tiền cho tôi đi Mỹ chữa bệnh. Năm lần phẫu thuật, sống với một con mắt và hai quả thận hư, may cho tôi là còn có âm nhạc.
Suốt ba tháng đầu tiên phải vào bệnh viện để chạy thận, lúc nào tôi cũng có cây kèn bên mình. Khi không thổi kèn được thì tôi nghe nhạc. Sợ nhất là lúc gây mê, y như cảm giác đứng trước cái chết, sợ rằng mình sẽ không bao giờ tỉnh lại nữa. Trước mỗi ca mổ như thế tôi thường chơi vài hợp âm gì đó. Âm nhạc giúp tôi và cả những người bệnh xung quanh lạc quan hơn".
Sau quá nhiều những thăng trầm phải trải qua, anh nhìn mọi thứ đều bình thường. Ngay cả những điều đến với anh, anh cũng cảm thấy bình thường, những điều mất mát cũng bình thường.
Theo Người Đưa Tin
'Nữ hoàng Jazz Việt' hát, nhảy cùng nghệ sĩ Mỹ Tuyết Loan, người 48 năm hát Jazz ở VN, có buổi trình diễn ngẫu hứng với ban nhạc Mỹ Mary McBride. Tham gia buổi diễn ấm cúng ở TP HCM còn có nhóm 5 Dòng Kẻ, MTV, ca sĩ Lệ Quyên và nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn. Tối 11/4 tại TP HCM, Tổng lãnh sự quán Mỹ tổ chức buổi biểu diễn giao...