Trần Lập và ‘những chuyến đi dài’
Không chỉ là một rocker, Trần Lập còn được biết tới là một tay chơi xe và là một trong những phượt thủ kỳ cựu của các cung đường.
Sự ra đi của thủ lĩnh nhóm Bức Tường không chỉ để lại trong lòng cộng đồng yêu nhạc rock mà còn với tất cả những ai khao khát chinh phục một sự tiếc nuối, hụt hẫng không dễ chấp nhận. Khi còn khỏe, Trần Lập là một người sôi nổi, đam mê khám phá và luôn rong ruổi trên những cung đường phượt. Chỉ với “người anh em” là chiếc xe chiến mã thân thuộc, anh đã đi qua nhiều vùng đất trên khắp mọi miền Tổ quốc, đúng như lời một bài hát nổi tiếng của anh: “Vì cuộc đời là những chuyến đi dài…”.
Chuyến đi cuối cùng – Vùng núi phía Bắc
Tháng 9/2015, trước khi thông tin về bệnh tình của Trần Lập được công bố, anh cùng bạn bè đã có chuyến đi chinh phục hơn 2.000 km biên cương phía Bắc đúng mùa lúa chín, từ Tây Bắc sang Đông Bắc cùng gần 10 người bạn đều là những người anh em thân thiết trong giới mê nhạc rock.
“Tháng 9, tháng 10 là thời gian lý tưởng nhất để chúng ta rong ruổi miền núi phía Bắc. Tiết trời se mát, những thửa ruộng bậc thang vàng rực mùa lúa chín. Lòng người thân thiện đất trời mênh mang miền ngược miền xuôi”, anh viết.
Đoàn xe đi qua cung đường Nghĩa Lộ – Khau Phạ – Tú Lệ – Mù Căng Chải – Than Uyên – Ô Quy Hồ – Sapa.
Trần Lập chia sẻ trước cảnh tượng hùng vĩ của núi rừng: “Hà Giang nắng chói chang. Tam Giác Mạch đâu chẳng thấy nhưng cứ được sống trong cảnh hùng vĩ này cũng thừa đủ lý do để ta không quản xa xôi hiểm trở để lên thăm”.
Trần Lập trên đỉnh Mã Pí Lèng.
“Mưa. Trú tạm ở Đồng Văn trước khi lên đỉnh Mã Pí Lèng”, anh viết.
Cột cờ Lũng Cú.
Video đang HOT
Ngắm hoàng hôn trên đèo Ô Quy Hồ.
Giây phút thảnh thơi ở bản Cát Cát, Sapa.
Chiếc xe phân khối lớn thân thuộc cùng anh rong ruổi khắp các nẻo đường.
Mùa lúa chín vàng ở Hà Giang.
Xuyên Việt tháng 8/2015
Cuối tháng 8, Trần Lập thực hiện chuyến hành trình xuyên Việt từ TP HCM và cán đích ở Hà Nội đúng dịp Quốc khánh. Điểm dừng chân đầu tiên là Đà Lạt, sau đó tới Buôn Mê Thuột – Pleiku – Kontum – Quảng Ngãi – Hội An – Đà Nẵng. Sau đó tiếp tục chặng Huế – Đông Hà – Quảng Bình – Hà Tĩnh – Vinh, dừng chân dọc đường ở đèo Hải Vân, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, tiến ra Ninh Bình và về Hà Nội đúng ngày 1/9.
“Mới có vài ngày xa nhà đi tour mà cứ như lâu lắm rồi. Đường dài miền này qua miền khác, đường này qua đường nọ, lên đèo xuống biển qua rừng, nơi đâu cũng tuyệt. Gặp những con người gặp những nụ cười gặp muôn vàn câu chuyện. Thời gian cứ vùn vụt vùn vụt dưới bánh xe không mỏi và niềm đam mê cứ chất dày thêm. Hôm nay về nhà thôi. Về để được bên mọi điều giản dị và thân thương nhất mà chỉ càng đi mới càng đo được nỗi nhớ nhung. Quốc Khánh anh sẽ về… Để rồi sau lại đi”, Trần Lập viết về cảm xúc trong những ngày xa nhà.
Điểm dừng chân đầu tiên ở Đà Lạt.
Phút nghỉ ngơi bên cầu Hiền Lương
“Đang đi trên con đường đẹp nhất Việt Nam. 37 km đường dài xa lộ tuyệt đẹp đất Quảng Bình. Hai bên tựa như cảnh nửa hoang mạc cát trắng đụn cây dại hoang dã mênh mông. Mùi gió biển mặn mòi phảng phất. Không nhà dân, không hàng quán, không trạm xăng không có chú cảnh sát nào”, anh viết.
Theo ngôi sao
Khám phá "tứ đại đèo", nghe gà gáy vang 3 nước
Vượt đèo Pha Đin là hành trình ấn tượng mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị, nhất là những tay phượt, để khám phá thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ.
Đèo Pha Đin - một trong bốn đèo hiểm trở nhất Việt Nam
Bên cạnh những địa danh lịch sử, Điện Biên còn hấp dẫn các "phượt thủ" bởi cảnh quan hùng vĩ, bởi đèo Pha Đin lừng lẫy trong "tứ đại đèo", cực Tây A Pa Chải đầy gian nan thách thức, bởi cánh đồng Mường Thanh huyền thoại và những phiên chợ dập dìu váy áo của đồng bào các dân tộc thiểu số...
Nghe gà gáy vang 3 nước ở A Pa Chải
Việt Nam có hai nơi được coi là ngã ba biên giới, trong đó cực Tây Tổ quốc - A Pa Chải gắn liền với cột mốc số 0 là điểm đến mơ ước của nhiều bạn trẻ. A Pa Chải là ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi được mệnh danh "một con gà gáy cả ba nước đều nghe", nằm trên đỉnh Khoang La San, cách Hà Nội hơn 750 km.
Từ TP Điện Biên Phủ có nhiều cách để lên A Pa Chải. Cung đường được nhiều người lựa chọn nhất là đi qua Mường Chà - Mường Nhé - Chung Chải - Đồn biên phòng 405 Leng Su Sìn - Tả Kho Khừ - Đồn Biên Phòng 317 A Pa Chải. Tuyến này có tổng chiều dài gần 280 km và ôtô đi thẳng.
Từ đây, để lên được ngã ba biên giới, ngoài trang bị những vật dụng và đồ dùng cần thiết, bạn cần phải được sự đồng ý và cấp giấy phép của Bộ Chỉ huy biên phòng Điện Biên. Điều thú vị khi chinh phục cực Tây Tổ quốc là thay vì bạn phải thuê người bản địa dẫn đường như khi leo lên đỉnh nóc nhà Đông Dương, thì sẽ được các chiến sĩ của Đồn biên phòng 317 làm hoa tiêu chỉ lối.
Theo đường chim bay từ Đồn 317 đến cột mốc số 0 cao 1.864 m chỉ khoảng 5 km, nhưng bạn phải bộ hành tới hơn 15 cây số với 4 tiếng băng rừng, vượt suối. Do đó, chuyến đi không chỉ là hành trình thử thách sức khỏe mà còn cả ý chí của người chinh phục.
Bạn phải vượt qua con đường dốc ngược đầy đá sỏi, khi thì xuyên qua những quả đồi cỏ tranh mọc cao quá đầu người, sắc nhọn, lúc lại lầm lũi tiến thẳng vào khu rừng già thăm thẳm, bạt ngàn gai rậm luôn chực chờ tấn công người lữ hành. Phần thưởng cho sự vất vả đó là vẻ đẹp phiêu bồng của vùng núi cao quanh năm mây phủ; Cùng đó là màu sắc rực rỡ của nhánh lan rừng, hương thơm thoang thoảng của kỳ hoa dị thảo miền Tây Bắc và những dòng nước thiên nhiên trong vắt.
Và niềm vui vỡ òa, mọi mệt mỏi tan biến khi trước mắt bạn là cột mốc số 0 có ba cạnh trên đỉnh Khoan La San hùng vĩ. Cột mốc được ốp đá hoa cương, ở giữa là cột hình tam giác cao 2 m có ba mặt hướng về ba nước, mỗi mặt có khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ và quốc huy của mỗi quốc gia. Cũng tại đây, bạn sẽ có cơ hội chứng kiến nghi thức chào và kiểm tra mốc số 0 của các chiến sĩ Đồn biên phòng A Pa Chải.
Khám phá cung đường hiểm trở nhất Việt Nam
Nằm trên QL6 từ Hà Nội đi Điện Biên, đèo Pha Đin được coi là ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, được mệnh danh là "tứ đại đèo" (Ô Quy Hồ, Khau Phạ, Mã Pí Lèng, Pha Đin) của vùng Tây Bắc với chiều dài 32 km. Đây cũng là một trong những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam.
Với độ cao hơn 1200 m so với mặt nước biển, con đường vượt đèo khi lên dốc, lúc xuống dốc ngoằn ngoèo, chênh vênh với một bên là dốc núi dựng đứng, bên kia là vực sâu thăm thẳm. Hiểm trở là vậy, nhưng Pha Đin lại có cảnh đẹp làm mê đắm lòng người. Đến lưng chừng đèo, bạn đã có thể chạm vào những đám mây trôi lững lờ. Cảnh vật dưới chân đèo nhỏ dần nhưng thay vào đó là bao quát toàn cảnh thung lũng Lai Châu đẹp hùng vĩ, nguyên sơ. Đỉnh đèo chính là nơi mây phủ trắng xóa đúng như tên gọi Pha Đin - trong tiếng Thái là "trời và đất", hàm ý miêu tả nơi đây là điểm gặp gỡ giữa đất và trời.
Vượt đèo Pha Đin là một hành trình ấn tượng mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị, nhất là những tay phượt, để khám phá thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ.
Hòa mình vào chợ phiên vùng cao Tả Sìn Thàng
Nằm ngay thung lũng trung tâm của 5 xã gồm: Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Lao Sả Phình, Trung Thu, Sính Phình, chợ phiên Tả Sìn Thàng là hình ảnh sống động náo nhiệt của núi rừng. Nơi đây vẫn còn lưu giữ được nhiều nét độc đáo truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao ở Tủa Chùa.
Ngôi chợ nhỏ, họp ngay ở thung lũng trung tâm của xã giữa bốn bề núi dựng, sương trắng giăng bồng bềnh. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ sắc màu Tây Bắc của một phiên chợ vùng cao; chứng kiến và cùng hòa mình vào hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân nơi đây.
Đến phiên chợ Tả Sìn Thàng, có thể thấy đi chợ là đi chơi, là giao lưu, tìm bạn đời; Do đó không ai tất bật, vội vã. Đến chợ, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người phụ nữ qua các trang phục đặc trưng của từng dân tộc: Những chiếc váy xòe người Mông, sắc đỏ của dân tộc Mông đỏ, màu trắng của dân tộc Mông trắng, khăn áo ngũ sắc truyền thống của người Dao, cùng với những chiếc thắt lưng điệu đà, áo màu xanh lá cây, giày khâu màu đỏ của người Xạ Phang... Cùng đó, hãy thưởng thức các món ngon địa phương như xôi nếp, thắng cố, rượu Mông Pê thơm lừng, hấp dẫn.
Ngoài ra, Điện Biên còn nổi tiếng với cánh đồng Mường Thanh căng tràn sức sống, với diện tích 4.000 ha, trải rộng khắp lòng chảo Điện Biên Phủ, được mệnh danh là cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc. Cánh đồng nổi tiếng này cũng là nơi các tay máy tiêu tốn nhiều thời gian để "phục" những bức ảnh đẹp, đặc biệt vào vụ mùa - tháng 9 hàng năm.
Một điểm đến cũng không nên bỏ qua khác là hồ Pá Khoáng với những thảm thực vật phong phú, rừng xung quanh hồ cùng những vườn hoa lan nở rực rỡ. Còn cách trung tâm TP Điện Biên chừng 30 km, nằm ở lưng chừng núi là động Pa Thơm nổi tiếng. Động này được người dân nơi đây gọi là "hang nhiều nàng tiên hoa", với những truyền thuyết, huyền thoại về tình yêu đôi lứa...
Theo 24h
'Tứ đại đỉnh đèo' hiểm trở miền núi phía Bắc 4 ngọn đèo nổi tiếng gồm Mã Pì Lèng, Ô Quy Hồ, Khau Phạ, Pha Đin không còn xa lạ với những phượt thủ có niềm đam mê chinh phục. Đèo Mã Pì Lèng : Đây là cái tên quá quen thuộc với những ai thích xê dịch hay đã khám phá miền cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), vùng Đông Bắc....