Trần Lập tiết lộ những hình ảnh từ thời “ngố tàu”
Những hình ảnh thời ấu thơ của Trần Lập khiến nhiều fan bất ngờ.
Nhân dịp tổ chức chương trình liveshow Dấu Ấn, Trần Lập đã tiết lộ những hình ảnh từ ngày còn thơ bé của anh. Ngày đó, trái với vẻ ngoài manly, mạnh mẽ như hiện nay, Trần Lập khá hiền lành và nhút nhát.
Trần Lập khi còn là một cậu bé
Thuở mới lớn của Trần Lập
Trần Lập thời trẻ bắt đầu sự nghiệp âm nhạc khi anh đi hát cho một số sàn nhảy
Và sau đó, thời sinh viên ở ĐH Xây dựng, anh thành lập ban nhạc Bức Tường
Một số ký họa về Trần Lập
Gia đình Trần Lập hiện tại
Thời gian này, không còn gắn bó với ban nhạc nhiều, Trần Lập dành nhiều thời gian cho các hoạt động từ thiện
Anh còn tham gia làm đạo diễn cho MV Hoa ban trắng
Ngày 26/3/1995, Trần Lập và các thành viên xây dựng ban nhạc Hard Rock của Việt Nam, khởi nguồn từ đội văn nghệ của Đoàn Thanh niên Đại học Xây dựng và có tên gọi ban đầu là The Wall. Nhóm được thành lập bởi 3 thành viên là: ca sỹ/nhạc sỹ Trần Lập và 2 guitar là Trần Tuấn Hùng, Nguyễn Hoàng.
Video đang HOT
Đêm solo đầu tiên của nhóm Bức Tường năm 1995
Năm 1996, nhóm được phỏng vấn đầu tiên trên tạp chí Thời trang trẻ
Hình ảnh năm 1997 của nhóm Bức Tường
Năm 1996, nhóm tạo được ấn tượng lần đầu tiên với đông đảo sinh viên và khán giả truyền hình cả nước với ca khúc “We are The Wall band” tại chương trình SV 96. Dù tạo được nhiều chú ý, song thời điểm này, nhóm cũng nhiều khó khăn, hạn chế của ban nhạc sinh viên.
Năm 1998, The Wall trở thành ban nhạc chuyên nghiệp, với dấu mốc là đêm nhạc &’Khoảnh khắc giao thời’. Năm 2000, nhóm chính thức lấy tên là Bức Tường và liên tiếp gặt hái được nhiều thành công, trở thành một trong những ban nhạc Rock hàng đầu của Việt Nam thời bấy giờ.
Năm 1998, nhóm Bức Tường với hình ảnh trẻ trung ở SVĐ Mỹ Đình
Bài về nhóm Bức Tường trên báo Sinh viên 1999
Với nhiều ca khúc được khán giả nhất là giới sinh viên yêu thích, Bức Tường là ban nhạc có số lượng fan hâm mộ cực khủng. Những show diễn của nhóm luôn chật kín người, đỉnh cao là liveshow “Tâm hồn của đá” được tổ chức vào năm 2002 tại Hà Nội, thu hút gần 10,000 người tham dự.
Từ năm 1995 đến năm 2006, Bức Tường đạt khá nhiều thành tích và giải thưởng như: Ban nhạc Sinh viên xuất sắc tại chương trình SV 96, Ban nhạc rock sinh viên ấn tượng năm 1996 do báo Sinh viên Việt Nam bình chọn, Ban nhạc Triển vọng năm 1998 do Hội SVVN bình chọn, Ban nhạc có album ấn tượng nhất năm 2001, Ban nhạc đương đại xuất sắc tại festival âm nhạc của Pháp (2003), Ban nhạc đại diện sự kiện văn hoá Việt Nam năm 2003 do báo chí bình chọn, Ban nhạc thành công nhất năm 2004 do báo chí bình chọn, Ban nhạc Hardrock xuất sắc tại Đại hội Rock Việt I năm 2004, Ban nhạc có nhiều cống hiến cho Rock Việt năm 2004, ….
Hình ảnh năm 2004 của nhóm Bức Tường
Sau những thành công đạt được, ngày 2 tháng 12 năm 2006, Bức Tường tạm chia tay khán giả với liveshow mang tên “The last Saturday” diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ thu hút 20.000 người hâm mộ tham gia (đông nhất trong số các liveshow của Bức Tường).
Dù tuyên bố tạm dừng cuộc chơi, song tình yêu dành cho âm nhạc của các thành viên Bức Tường vẫn còn âm ỉ. Tháng 7/2010 nhóm chính thức tái hợp. Trong 4 năm, kể từ khi Bức Tường nói lời tạm biệt với con đường âm nhạc, đã có biết bao thăng trầm, đổi thay trong dòng nhạc mà nhóm theo đuổi.
Xu hướng chơi nhạc, nghe nhạc của công chúng hiện đại cũng đã khác xưa khi mà MTV, Youtube…đã trở nên phổ biến. Những dòng Rock classic từng một thời gian dài làm mê đắm thanh niên thế giới nay đã cũ. Chính vì vậy, trong lần trở lại, Bức Tường quyết định chuyển từ phong cách hard rock và metal phức tạp trước đây sang modern rock.
Liveshow Nhiệt của nhóm năm 2011
Để đánh dấu cho sự đổi mới này, nhóm ra album thứ 4 mang tên Ngày khác sau 3 album trước đó là: Tâm hồn của đá (2002), Vô hình (2003), Nam châm (2004). Đây là album không chỉ mang phong cách âm nhạc hoàn toàn mới mà hình ảnh của nhóm cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Không còn những chàng trai tóc dài vận đồ đen từ đầu tới chân với vòng đinh và xích, Bức Tường trong Ngày khác thân thiện và chín chắn hơn rất nhiều…
Một năm sau khi ra album Ngày khác, nhóm thực hiện liveshow thứ 10 mang tên “Nhiệt”. Trong liveshow, những bài hát quen thuộc, những ca khúc hit một thời được nhóm phối lại theo phong cách mới nhưng tư duy ca từ và giai điệu vẫn “rất Bức Tường”. Gần 10,000 khán giả đã tham gia liveshow và ủng hộ cuồng nhiệt cho nhóm. Điều này cho thấy, dù trải qua nhiều thăng trầm và đổi mới, Bức Tường vẫn không hề “mất chất’ sau gần 2 thập niên đến với khán giả yêu Rock.
Hình ảnh hiện tại của Trần Lập và nhóm Bức Tường
Theo Trithuctre
Thanh tra Chính phủ đề nghị làm rõ vụ thu hồi đất ở phường Tân Mai
Liên quan đến vụ thu hồi đất tại số nhà 538 - 542 Trương Định, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị xem xét, giải quyết quyền lợi cho công dân và gia đình chính sách tại phường Tân Mai.
Nội dung văn bản số 5017/TDTW của Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đề ngày 28/11/2013 gửi UBND TP Hà Nội nêu rõ: "Ông Vũ Sỹ Mười, trú tại số nhà 542 Trương Định, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Thuận, số nhà 134, tổ 6, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội nhiều lần đến Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước trình bày nội dung:
Văn bản đề nghị xem xét, giải quyết của Thanh tra Chính phủ
Không đồng ý với quyết định số 3232/QĐ - UBND ngày 22/5/2013 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc giải quyết khiếu nại của ông liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án thoát nước Hà Nội - Giai đoạn 2.
Theo ông Mười thì Quyết định số 3232/QĐ - UBND nêu trên chưa xác định diện tích thửa đất số 166 trên bản đồ số 5H- IV - 25 và diện tích đất thực tế tại hiện trường của thửa đất này cũng chưa xác định, nhưng diện tích 19,9m2 đất gia đình ông đang sử dụng là một phần thửa đất số 166 chưa thuyết phục. mặt khác diện tích 19,9m2 đất hộ ông đã sử dụng từ năm 1991 đến nay lập phương án bồi thường (năm 2012) nhưng gia đình ông không được bồi thường, hỗ trợ về đất gây thiệt hại đến quyền lợi của gia đình.
Đối với diện tích 23,8m2 hộ ông sử dụng nhằm bảo vệ đất không bị người khác hủy hoại hoặc sạt lở xuống sông Sét làm ảnh hưởng đến đất thổ cư của gia đình ông liền kề với diện tích đất này, ông đề nghị hỗ trợ công tôn tạo bảo vệ đất, vì theo ông Mười một số hộ dân có đất bị thu hồi cũng điều kiện như ông cũng được bồi thường, hỗ trợ về đất.
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước chuyển nội dung đơn của ông Vũ Sỹ Mười đến UBND TP HÀ Nội để chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát theo thẩm quyền, trả lời công dân và thông báo kết quả đến Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước theo quy định".
Hội Cựu chiến binh đề nghị xem xét, giải quyết quyền lợi cho ông Nguyễn Hoàng
Cũng liên quan đến việc thu hồi đất ở phường Tân Mai, ngày 27/11/2013, Hội Cựu chiến binh Việt Nam ký văn bản số 368/PC-BPL gửi UBND TP Hà Nội đề nghị kiểm tra, xem xét chế độ bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho ông Nguyễn Hoàng - Cựu chiến binh, cán bộ tiền khởi nghĩa, hiện đang ở tại số nhà 538 Trương Định và có đất bị thu hồi phục vụ Dự án thoát nước Hà Nội - Giai đoạn 2.
Về đơn khiếu nại của hộ ông Nguyễn Hoàng ở 538 Trương Định, ngày 15/3/2013, ông Vũ Hồng Khanh - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký văn bản số 1966/UBND - BTCD gửi Sở TN&MT tiến hành kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, báo cáo kết quả về UBND TP Hà Nội theo quy định.
Tuy nhiên, cho đến nay gia đình ông Nguyễn Hoàng chưa một lần được Sở TN&MT mời lên làm việc theo chỉ đạo của lãnh đạo TP Hà Nội. Trong lúc các cơ quan chức năng đang xem xét đơn khiếu nại của công dân, UBND phường Tân Mai vẫn mời ông Vũ Sỹ Mười (số nhà 542) và ông Nguyễn Hoàng (số nhà 538) thông báo sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất trong tháng 12/2013 khiến công dân hoang mang, lo lắng.
Văn bản chỉ đạo của UBND TP Hà Nội vẫn chưa được thực thi
Như thông tin đã đưa, sau bài viết " Công dân bức xúc vì quận Hoàng Mai "thu trắng" đất" (ngày 4/10/2013) ,phản ánh việc gia đình ông Vũ Sỹ Mười, trú tại số nhà 542 phố Trương Định, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội "tố" UBND quận Hoàng Mai tiến hành thu hồi đất không đúng trình tự, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp khi không áp dụng chế độ hỗ trợ, bồi thường đối với phần diện tích 43,7m2 thu hồi của nhà ông Mười. Ngày 30/10/2013, báo Dân trí tiếp tục nhận được đơn kêu cứu của ông Nguyễn Hoàng và vợ Lê Thị Yến, trú tại số nhà 538 phố Trương Định. Hai vợ chồng ông Hoàng là thương binh, là cán bộ cách mạng tiền khởi nghĩa.
Giống như trường hợp của ông Vũ Sỹ Mười, gia đình ông Nguyễn Hoàng bị thu hồi 48,5m2 phục vụ dự án cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội (giai đoạn 2). Tuy nhiên, UBND quận Hoàng Mai không áp dụng chế độ bồi thường như các hộ khác với lý do gia đình ông Hoàng đã tự lấn chiếm 22m2 bờ sông Sét, phần diện tích 26,5m2 còn lại là đất công gia đình ông Hoàng sử dụng để ở sau năm 1993.
Theo hồ sơ ông Nguyễn Hoàng cung cấp, năm 1968, ông Trần Duy Hưng - Chủ tịch UBND TP Hà Nội lúc đó có ý kiến chỉ đạo cấp cho gia đình ông Hoàng một thửa đất từ mặt phố Trương Định đến bờ sông Sét. Sau đó, ông Hoàng lần lượt chuyển nhượng một phần thửa đất cho bà Nguyễn Thị Thăng (diện tích này đã bán cho ông Mười) và ông Nguyễn Việt Hồng.
3 số nhà 538, 540, 542 phố Trương Định hình thành trên cùng một thửa đất đứng tên ông Nguyễn Hoàng. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì khi tiến hành đo mốc giới năm 1996, phần đuôi thửa đất của nhà ông Hoàng và ông Mười lại bị cán bộ Sở Địa chính liệt vào diện đất công, trong khi thửa đất kẹp giữa (số nhà 540) do ông Nguyễn Việt Hồng sử dụng lại không bị coi là đất công? Mâu thuẫn này đã dẫn đến việc UBND quận Hoàng Mai chỉ chấp nhận bồi thường 100% giá đất ở cho gia đình ông Hồng khi GPMB phục vụ dự án thoát nước, trong khi nhà ông Hoàng và ông Mười nằm liền kề lại bị "thu trắng".
Nội dung 2 Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất cùng lập tháng 12/1996 thể hiện rõ mâu thuẫn. Tuy nhiên, UBND phường Tân Mai và UBND quận Hoàng Mai đã không làm rõ mâu thuẫn mà lấy biên bản "trắng dấu" lập ngày 8/12/1996 đưa vào hồ sơ, rồi UBND phường Tân Mai và quận Hoàng Mai tiếp tục coi là cơ sở quan trọng lập phương án bồi thường.
Ông Nguyễn Hoàng - Thương binh, cán bộ tiền Khởi nghĩa khẩn thiết đề nghị
TP Hà Nội xem xét lại chế độ bồi thường khi thu hồi đất
Để làm rõ nội dung đơn kêu cứu của công dân, ngày 31/10/2013, PV Dân trí đã có buổi làm việc với ông Vũ Ngọc Cương - Phó chủ tịch UBND phường Tân Mai. Tại buổi làm việc, ông Vũ Ngọc Cương cho biết UBND phường Tân Mai biết rõ có sự mâu thuẫn trong Biên bản xác nhận ranh giới, mốc giới lập tháng 12/1996 giữa hộ ông Hoàng, ông Mười, ông Hồng. Tuy nhiên, UBND phường không biết vì sao khi tiến hành xác định mốc giới cán bộ Sở Địa chính ghi diện tích giáp sông Sét của hộ ông Mười và ông Hoàng sử dụng là đất công?.
Theo lời ông Cương, hiện chỉ có người lập biên bản xác định ranh giới lúc đó là ông Nguyễn Ngọc Oanh mới giải thích được rõ việc này. Do không giải thích được mâu thuẫn nêu trên, UBND phường Tân Mai vẫn tiến hành xác nhận trên tờ bản đồ duy nhất đang có. Về trường hợp của Nguyễn Việt Hồng, ông Cương cho biết hộ ông Hồng đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ từ mặt phố Trương Định đến bờ sông Sét nên việc được bồi thường 100% diện tích đất thu hồi theo giá đất ở là đương nhiên.
Ghi nhận thực tế cho thấy, hầu như tất cả các hộ gia đình ở phường Tân Mai đều sử dụng ổn định thửa đất kéo dài từ mặt phố Trương Định đến sát bờ sông Sét, bởi xung quanh không có công trình công cộng, cơ sở vật chất do UBND phường Tân Mai quản lý. Về việc này, làm việc với PV Dân trí, ông Vũ Ngọc Cương - Phó chủ tịch phường Tân Mai cũng xác nhận phần diện tích ghi là đất công của gia đình ông Nguyễn Hoàng và ông Vũ Sỹ Mười không nằm trong hành lang bảo vệ sông, cống, rãnh, đê điều, lưới điện... Tuy nhiên, khi hồ sơ lưu có Biên bản xác định ranh giới, mốc giới ghi là đất công (biên bản lập ngày 8/12/1996 không có dấu) thì phường không thể xác nhận khác được.
Để bảo vệ quyền lợi, trong đơn gửi báo Dân trí, gia đình ông Vũ Sỹ Mười và Nguyễn Hoàng khẩn thiết đề nghị Sở TN&MT Hà Nội xem xét lại biên bản xác định ranh giới, mốc giới lập tháng 12/1996; Đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét lại chế độ bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất số nhà 538 - 542 phố Trương Định trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương
Theo Dantri
Giải mã thức uống đắt nhất hành tinh Cà phê chồn là một trong những thức uống hiếm và đắt nhất thế giới. Những tín đồ cà phê ở các quốc gia phát triển điên đảo vì loại cà phê này, trong khi nhiều người khác chưa có khái niệm gì về cà phê chồn, bán tín bán nghi hoặc cho rằng đó chỉ là huyền thoại. Ngày ấy, cà phê...